Điều Trị Ợ Nóng Và Khó Tiêu Khi Mang Thai | Gaviscon
Có thể bạn quan tâm
Thai kỳ
Giảm ợ nóng và khó tiêu trong thời kỳ mang thaiBạn đang mang thai và bạn thường bị khó tiêu, ợ nóng hoặc ợ trớ? Đây là các triệu chứng trào ngược dạ dày thường xảy ra trong thai kỳ và ước tính có đến 80% phụ nữ mang thai gặp phải các vấn đề này. 1,2 Các triệu chứng có thể trở nên nghiêm trọng hơn vào ban đêm lúc đi ngủ và sau bữa ăn. 2,4
Vì sao bạn thường ợ nóng và khó tiêu khi mang thai?
Sự thay đổi nội tiết tố trong cơ thể và sự lớn lên của em bé trong bụng mẹ khiến cho bạn tăng nguy cơ bị ợ nóng và khó tiêu với các biểu hiện: 2,3
- Nóng rát hoặc đau ở ngực
- Đầy bụng, nặng bụng hoặc đầy hơi
- Ợ hơi
- Buồn nôn hoặc nôn
Bạn có thể gặp các triệu chứng này tại bất kỳ thời điểm nào trong thai kỳ, nhưng phổ biến nhất là từ tuần 27 trở về sau. 3
Bạn cần làm gì để giảm ợ nóng và khó tiêu trong thai kỳ?
Thay đổi thói quen sinh hoạt và chế độ ăn uống có thể giúp bạn giảm nhẹ các triệu chứng ợ nóng và khó tiêu: 2,3
- Không ăn quá no mà thay vào đó là chia thành nhiều bữa nhỏ trong ngày
- Không ăn muộn vào buổi tối hoặc trong vòng 3 tiếng trước khi đi ngủ, không nằm ngay sau khi ăn xong
- Tránh các thức ăn và đồ uống gây ợ nóng và khó tiêu bao gồm:
- Thức ăn nhiều chất béo, dầu mỡ và cay nóng
- Cà phê, rượu và thức uống có chứa cồn
- Gối cao đầu khi ngủ: dùng gối để nâng đầu bạn lên khoảng 10-15cm, khi đó thân trên của bạn sẽ cao hơn dạ dày.
Một số thói quen tốt để giảm ợ nóng và khó tiêu trong thai kỳ
Khi những thay đổi về thói quen sinh hoạt và chế độ ăn uống không giúp bạn cải thiện được các triệu chứng, bạn cần đến gặp bác sĩ để được thăm khám và tư vấn sử dụng thuốc. 3
Những thuốc nào thường được sử dụng để điều trị ợ nóng và khó tiêu khi mang thai?
Những thuốc thường được bác sĩ, dược sĩ cân nhắc sử dụng đầu tiên để điều trị ợ nóng và khó tiêu trong thai kỳ là thuốc kháng axit và alginate có nguồn gốc tự nhiên. Đây là những thuốc có tác dụng vật lý, không có tác dụng toàn thân (nghĩa là không hấp thụ vào tuần hoàn máu) và có thể được sử dụng trên phụ nữ có thai. 3,5-7
- Thuốc kháng axit: có tác dụng trung hòa axit trong dạ dày, làm giảm ợ nóng.
- Thuốc alginate: có tác dụng làm giảm hiệu quả các triệu chứng trào ngược, đặc biệt là trào ngược về ban đêm (thường nặng và ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của phụ nữ mang thai).
Khi các triệu chứng trào ngược vẫn không cải thiện được với thuốc kháng axit và alginate, bác sĩ có thể kê đơn các thuốc làm giảm axit dạ dày cho bạn như thuốc kháng thụ thể H2 hoặc thuốc ức chế bơm proton. 3
Bạn cần thảo luận kỹ với bác sĩ về lợi ích và nguy cơ của việc sử dụng thuốc để đảm bảo an toàn cho mẹ và thai nhi 8
Thông tin trong bài viết không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Luôn tham khảo ý kiến bác sỹ hoặc dược sỹ để được tư vấn điều trị cho các hoàn cảnh hoặc nhu cầu cá nhân.
Tài liệu tham khảo
- Ramya et al. Trop Gastroenterol. 2014;35(3):168–72.
- Richter. Aliment Pharmacol Ther. 2005;22:749–757.
- NHS, Indigestion and heartburn in pregnancy.
- Mayoclinic, Gastroesophageal reflux disease (GERD).
- Strugala et al. ISRN Obstet Gynecol.2012;2012:481870.
- Meteerattanapipat and Phupong. Scientific Reports.2017; 7:44830.
- Bor et al. Turk J Gastroenterol. 2019; 30(Suppl 2): S109-36.
- Richter. Aliment Pharmacol Ther. 2005; 22: 749–757.
Bài viết đã đăng 1 tháng 1, 2021
Tên thuốc: Gaviscon Dual Action
Chỉ định: Điều trị các triệu chứng của trào ngược dạ dày - thực quản như ợ nóng khó tiêu và ợ chua liên quan đến sự trào ngược như sau bữa ăn, hoặc trong khi mang thai, hoặc các triệu chứng dư acid dạ dày.
Đặc tính dược lực học: thuốc kết hợp 2 chất kháng acid (calci carbonat, natri carbonat) và alginate.
Sau khi uống, thuốc phản ứng nhanh với acid dạ dày tạo thành một lớp gel acid alginic có pH gần trung tính và lơ lửng phía trên các chất trong dạ dày làm cản trở một cách hiệu quả sự trào ngược dạ dày - thực quản (cho đến 4h). Trong các trường hợp nặng, lớp gel có thể tự trào ngược vào thực quản, hơn là các chất trong dạ dày và tạo tác dụng làm dịu. Calci carbonat trung hòa acid dạ dày để làm dịu nhanh chóng chứng khó tiêu và ợ nóng. Tác động này được tăng lên với sự hiện diện của natri bicarbonate, chất này cũng có tác dụng trung hòa
Liều dùng, cách dùng:
Người lớn và trẻ em từ 12 tuổi trở lên, 1-2 gói; 4 lần/ ngày (sau bữa ăn và lúc đi ngủ)
Trẻ em dưới 12 tuổi: chỉ dùng theo lời khuyên của bác sĩ
Người cao tuổi: không cần điều chỉnh liều đối với nhóm tuổi này
Chống chỉ định: Quá mẫn với bất kỳ thành phần nào của thuốc, bao gồm các ester của hydroxybenzoat (parabens)
Đọc kỹ hướng dẫn sử dụng trước khi dùng.
Bài viết liên quan
Trợ giúp & Hỗ trợ
+84 (28) 3824 5058Email: OTC.VIETNAM@rb.com
Ợ nóng & khó tiêu
- Ợ nóng
- Khó tiêu
- Trào ngược dạ dày thực quản
- Ợ nóng & thai kỳ
Khám phá Gaviscon
- Về chúng tôi
- Các sản phẩm
Câu hỏi thường gặp
- Sức khỏe
Facebook
- Chính Sách Cookie
- Cam Kết Bảo Mật
- Điều Khoản Và Điều Kiện
© 2021 Reckitt Benckiser. All rights reserved. UK/G-OTC/0219/0009
Từ khóa » đầy Bụng ợ Nóng Khi Mang Thai
-
Đối Phó Với Những Cơn ợ Nóng Trong Thai Kỳ
-
Ợ Chua ợ Nóng Khi Mang Thai Là Gì? Mẹo Hay Khắc Phục Hiệu Quả
-
Mang Thai Và ợ Nóng - Vinmec
-
Ợ Nóng Khi Mang Thai: Mẹ đã Biết Cách Xử Lý để Giảm Khó Chịu?
-
Bà Bầu Bị ợ Nóng: Nguyên Nhân Và Cách Khắc Phục đơn Giản Tại Nhà
-
5 Cách Giảm Chứng ợ Nóng Khi Mang Thai - MarryBaby
-
Ợ Nóng Và Khó Tiêu ở Phụ Nữ Mang Thai - Báo Sức Khỏe & Đời Sống
-
Ợ Nóng Khi Mang Thai Và Những điều Cần Biết
-
Bà Bầu Bị ợ Chua Nóng Cổ – Những Nguyên Nhân Và Cách Chữa Trị ...
-
Đầy Bụng Khi Mang Thai - Cách Xử Trí An Toàn
-
Mẹ Bầu Bị ợ Nóng Khi Mang Thai Cần Phải Làm Những Gì?
-
Đầy Bụng Khi Mang Thai Có Nguy Hiểm Không? Phòng Tránh Như Thế ...
-
Cách đối Phó Với Chứng ợ Nóng Cuối Thai Kỳ | TCI Hospital
-
Làm Sao Chống Lại Chứng ợ Nóng ở Mẹ Bầu? - CIH
-
Làm Thế Nào để Xử Lý Triệu Chứng đầy Hơi Khó Tiêu Khi Mang Thai?
-
Bà Bầu Bị đầy Bụng: Nguyên Nhân Và Cách Phòng Ngừa - Ferrovit
-
Chướng Bụng đầy Hơi ở Bà Bầu - Cách Khắc Phục? - Tràng Phục Linh