Điều Trị Rạn Da | BvNTP
Có thể bạn quan tâm
Ai dễ bị rạn da?
Rạn da ảnh hưởng 70% trẻ vị thành niên nữ và 40% trẻ vị thành niên nam. Không phải ai cũng bị rạn da, và tình trạng rạn da có liên quan đến thay đổi nồng độ hormone. Những người có tiền căn gia đình bị rạn da cũng có nguy cơ bị rạn da cao hơn.
Vị trí vết rạn da thường ở những vùng da bị kéo giãn thường xuyên, gồm:
- Vùng bụng và ngực phụ nữ;
- Những vùng tăng trưởng nhanh ở trẻ vị thành niên (đùi, mông, ngực…);
- Vùng vai ở vận động viên thể hình;
- Người béo phì hay thừa cân;
- Rạn da còn có thể xảy ra ở người sử dụng lâu dài corticosteroids uống hay thoa và từ chất chuyển hóa của steroids. Ngoài ra, rạn da còn có thể là triệu chứng của hội chứng Cushing, hội chứng Marfan.
Phân loại và nguyên nhân
- Rạn da sinh lý;
- Rạn da bệnh lý;
- Rạn da sau sinh;
- Rạn da ở trẻ vị thành niên (do tăng trưởng quá nhanh);
- Rạn da đỏ;
- Rạn da trắng;
- Rạn da đen;
- Rạn da xanh đen;
- Rạn da teo.
Biểu hiện lâm sàng của rạn da
Triệu chứng sớm của rạn da là xuất hiện vùng da mỏng, phẳng, màu hồng, thỉnh thoảng kèm ngứa. Các đường màu đỏ tím phù nề nhẹ (rạn da màu đỏ) nhanh chóng phát triển vuông góc với chiều lực căng của da. Theo thời gian, các đường này nhạt màu trở nên màu trắng hay màu da (rạn da màu trắng), khó nhận thấy hơn. Vết rạn da thường dài vài cm và rộng 1 – 10 mm. Các vết rạn do sử dụng corticosteroid hay hội chứng Cushing thường rộng hơn và có thể ảnh hưởng đến các vùng khác, bao gồm mặt.
Có thể ngăn ngừa vết rạn da hình thành hay không?
Có thể. Các sản phẩm chứa centella (một loại thực vật) hay hyaluronic acid có thể phòng ngừa hình thành vết rạn.
Các phương pháp điều trị rạn da
Các vết rạn da ở trẻ vị thành niên sẽ khó thấy hơn theo thời gian, và thường không cần điều trị. Các vết rạn da có thể tồn tại vĩnh viễn như vết sẹo, nhưng nếu được điều trị sẽ mờ đi, và giảm triệu chứng ngứa. Nếu rạn da trở thành mối lo ngại, có thể áp dụng các phương pháp điều trị sau:
- Thuốc thoa: dạng cream, lotion, hay gel, có chứa các thành phần hyaluronic acid và tretinoin. Để thoa thuốc có hiệu quả, cần sử dụng trên các vết rạn da giai đoạn sớm (rạn da đỏ), massage thuốc cho thấm tốt vào vết rạn, và kiên trì sử dụng hàng ngày trong nhiều tuần;
- Lột da bằng hóa chất;
- Liệu pháp laser xung màu;
- Ly giải quang nhiệt từng phần;
- Lăn kim;
- Sóng điện từ;
- Sóng siêu âm.
Tất cả các phương pháp điều trị đều có thể gây biến chứng hay tác dụng phụ như sưng, đỏ da, đau sau điều trị. Cần đến bác sĩ da liễu để được thăm khám và lựa chọn điều trị phù hợp
Những lưu ý khi điều trị rạn da bằng laser
Điều trị laser không thể chữa lành hoàn toàn vết rạn da
Nhờ vào những tiến bộ gần đây trong y khoa, laser đang trở thành trị liệu được lựa chọn cho rạn da. Điều trị laser có thể giúp ngăn ngừa tiến triển rạn da, giảm đau và ngứa tại vết rạn, và làm mờ vết rạn da. Laser có thể làm vết rạn da mờ đi, khó nhận thấy, tuy nhiên, không thể xóa bỏ hoàn toàn vết rạn. Điều trị laser sẽ thay thế vết rạn da thấy rõ, mất thẩm mỹ, bằng một vết rạn da mờ, khó nhận thấy.
Kết quả điều trị rạn da phụ thuộc phần lớn vào tay nghề bác sĩ
Bác sĩ Da Liễu có khả năng điều trị rạn da bằng laser an toàn. Khi người điều trị không có hiểu biết y khoa và thiếu kiến thức về da, tình trạng rạn da sẽ không được điều trị hiệu quả bằng laser, hoặc thậm chí laser có thể gây nguy hiểm.
Tư vấn, hỏi bệnh sử kỹ lưỡng trước khi điều trị là rất cần thiết
Bác sĩ điều trị nhất thiết phải hiểu rõ về bệnh nhân/khách hàng, bởi vì mỗi bệnh nhân/khách hàng đều khác nhau. Để điều trị hiệu quả, bác sĩ điều trị phải chú ý đến loại da, các đặc tính của vết rạn da, và tình trạng sức khỏe tổng quát của từng bệnh nhân/khách hàng. Trong quá trình hỏi bệnh sử, bệnh nhân/khách hàng cần thông báo cho bác sĩ tiền căn nhiễm herpes, tiền sử bệnh lý nội khoa, gồm bệnh đái tháo đường, tiền căn hút thuốc lá và các thuốc, thực phẩm chức năng đang sử dụng. Trao đổi thành thật với bác sĩ kết quả mong đợi sau điều trị cũng rất quan trọng.
Chống nắng là bắt buộc trước và sau điều trị rạn da bằng laser
Không thể bắt đầu điều trị laser khi đang bị bỏng nắng hay sạm da do nắng bởi vì laser có thể làm bỏng da hay sạm da nghiêm trọng hơn.
Sau khi điều trị laser, bệnh nhân/khách hàng cần bảo vệ da khỏi ánh nắng cho đến khi vùng da điều trị lành hoàn toàn. Những tia có hại trong ánh sáng mặt trời tác động đến vùng điều trị có thể gây tăng sắc tố sau viêm, và làm mất thẩm mỹ hơn cả vết rạn da ban đầu.
Có thể cần phải thay đổi nếp sống trước điều trị rạn da bằng laser
Để lành da tốt sau điều trị và đạt kết quả điều trị tốt nhất, bệnh nhân nên:
- Ngưng sử dụng vitamin E, aspirin, và các thuốc cũng như thực phẩm chức năng có thể làm chậm lành vết thương;
- Ngưng sử dụng các sản phẩm chăm sóc da có chứa retinoid hay acid glycolic trong 2 đến 4 tuần;
- Điều trị dự phòng herpes nếu có tiền căn nhiễm herpes;
- Tránh nắng, không thể bắt đầu điều trị laser vết rạn da nếu đang bị sạm da do nắng hay bỏng nắng.
Điều trị rạn da cần phối hợp nhiều phương pháp chứ không chỉ một mình laser
Để đạt kết quả điều trị tốt nhất, bác sĩ da liễu thường phải phối hợp nhiều phương pháp trong điều trị rạn da. Ví dụ, bác sĩ có thể phối hợp sử dụng thuốc thoa (dưỡng ẩm, retinoid) với điều trị laser.
Điều trị rạn da bằng laser đòi hỏi nhiều đợt điều trị
Để cung cấp kết quả điều trị lâu dài và cho cải thiện rạn da hiệu quả nhất, bác sĩ da liễu phải đề ra liệu trình điều trị gồm nhiều đợt điều trị, cách nhau một quãng thời gian thích hợp. Để đạt hiệu quả mong muốn, cần phải lặp lại điều trị nhiều đợt.
Cần lưu ý cách chăm sóc sau điều trị đúng cho vùng điều trị tại nhà
Tuân thủ hướng dẫn của bác sĩ da liễu trong chăm sóc vùng da điều trị tại nhà sẽ giúp đạt hiệu quả tốt nhất và ngăn ngừa các biến chứng, tác dụng phụ của điều trị laser.
-- BS.CK1. Nguyễn Lê Trà Mi --
Giới thiệu Đơn vị Da liễu - Thẩm mỹ da Bệnh viện Nguyễn Tri Phương
Đơn vị Da liễu - Thẩm mỹ da Bệnh viện Nguyễn Tri Phương được triển khai dịch vụ thăm khám, chăm sóc và điều trị các tình trạng về da như mụn, sẹo, nám, tàn nhang… với tiêu chí đem lại sự thay đổi tích cực về diện mạo cũng như sự hài lòng của khách hàng sau khi sử dụng dịch vụ.
Với nguồn nhân lực chất lượng có chuyên môn cao là các Phó giáo sư, tiến sĩ, bác sĩ đến từ Bộ môn Da liễu - Đại học Y Dược TPHCM & Bệnh viện Nguyễn Tri Phương có kinh nghiệm nhiều năm trong giảng dạy, nghiên cứu và điều trị Da liễu – Thẩm mỹ da; sẽ trực tiếp thăm khám, lên phác đồ điều trị và trực tiếp trị liệu cho bệnh nhân, đảm bảo hiệu quả cao nhất.
Thông tin liên hệ
- Đơn vị da liễu – Thẩm mỹ da Bệnh viện Nguyễn Tri Phương.
- Số 468 Nguyễn Trãi, Phường 8, Quận 5, Tp.Hồ Chí Minh.
- Hotline tư vấn đặt lịch Bác sĩ: 0899777709 / Zalo/Viber: 0899777709
- Facebook Fanpage: Thẩm mỹ da - BV Nguyễn Tri Phương
Từ khóa » Các Triệu Chứng Rạn Da
-
Vết Rạn Da - Hello Bacsi
-
Rạn Da: Nguyên Nhân Hình Thành, Cách điều Trị | Vinmec
-
Rạn Da: Nguyên Nhân, Triệu Chứng Và Cách điều Trị
-
Bệnh Vết Rạn Da - Triệu Chứng, Nguyên Nhân Và Cách điều Trị
-
Rạn Da Là Gì? Nguyên Nhân, Triệu Chứng Và Cách điều Trị
-
Rạn Da: Nguyên Nhân, Dấu Hiệu Và Cách Chữa Trị
-
Nguyên Nhân Và Các Phương Pháp điều Trị Rạn Nứt Da An Toàn Hiện Nay
-
Dấu Hiệu Cảnh Báo Bạn đang Bị Rạn Da Bắp Chân
-
Khắc Phục Chứng Rạn Da
-
Rạn Da Là Gì? Nguyên Nhân, Biểu Hiện Và Cách Chữa
-
Rạn Da Là Gì? Nguyên Nhân Và Cách điều Trị
-
Cách Cải Thiện Sự Xuất Hiện Của Vết Rạn Da ở Lưng | BvNTP
-
3 Dấu Hiệu Bị Rạn Da Khi Mang Thai Mẹ Bầu Cần Lưu ý - MarryBaby
-
Rạn Da Sau Sinh – Nguyên Nhân, Biểu Hiện Và Cách Khắc Phục