Điều Trị Sốt Xuất Huyết Tại Nhà: Hướng Dẫn Chi Tiết Cách Chăm Sóc ...
Có thể bạn quan tâm
Sốt xuất huyết là bệnh truyền nhiễm cấp tính với nhiều diễn biến phức tạp khôn lường. Hơn nữa, dịch sốt xuất huyết lại đang bùng phát trên diện rộng và vẫn chưa có dấu hiệu dừng lại. Việc điều trị bệnh cũng cần hết sức được chú trọng để tránh những biến chứng nguy hiểm. Với người bệnh thể nhẹ, việc điều trị sốt xuất huyết tại nhà cũng cần tuân thủ đúng hướng dẫn của cán bộ y tế.
Sốt xuất huyết với biểu hiện bằng những cơn sốt cao, kèm theo những triệu chứng như nóng, lạnh, nổi gai ốc. Nghiêm trọng hơn nếu bệnh nhân không được phát hiện và điều trị kịp thời sẽ dẫn đến các biến chứng có thể gây tử vong như: xuất huyết nội tạng, xuất huyết não, tràn dịch màng phổi.
Với thể nhẹ, bệnh nhân sốt xuất huyết vẫn có thể được điều trị tại nhà. Nhưng việc cần dùng thuốc thế nào, chế độ dinh dưỡng ra sao hay việc tắm rửa cho bệnh nhân có cần thiết không, tất cả những điều đó không phải ai cũng biết.
Điều trị sốt xuất huyết tại nhà có được không?
Như đã biết, bệnh sốt xuất huyết nếu không điều trị kịp thời, đúng cách sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe. Một số biến chứng có thể kể đến như: rối loạn đông máu, xuất huyết nặng, suy đa phủ tạng… Nếu các biến chứng này xảy ra thì nguy cơ gây tử vong cũng rất cao.
Thế nhưng, không phải khi nào người bệnh bị sốt xuất huyết bác sĩ cũng yêu cầu nằm viện để theo dõi và điều trị. Có những trường hợp bệnh ở mức độ nhẹ và vừa, bệnh nhân có thể được cho thuốc và tự theo dõi, điều trị sốt xuất huyết tại nhà. Đôi khi bác sĩ sẽ cho lịch hẹn tái khám để làm thêm các xét nghiệm cần thiết phục vụ cho công tác thăm khám và điều trị.
Vậy người bệnh sốt xuất huyết như thế nào mới có thể được điều trị tại nhà? Căn cứ trên phân loại mức độ bệnh của Bộ Y tế Việt Nam, bệnh sốt xuất huyết được chia thành 4 mức độ như sau:
- Độ I: Sốt kéo dài 2 – 7 ngày kèm theo các dấu hiệu như nhức đầu, đau người, chân tay nhức mỏi.
- Độ II: Như độ I nhưng kèm theo có những nốt xuất huyết dưới da, niêm mạc, cánh tay, bắp chân, lưng, bụng, cổ, mí mắt.
- Độ III: Có sốt kèm theo dấu hiệu suy tuần hoàn, huyết áp hạ hoặc mạch nhanh, yếu, da lạnh, người bứt rứt vật vã, sốc.
- Độ IV: Sốc sâu, mạch nhỏ khó bắt, huyết áp không đo được, lạnh chân tay.
Ngoài ra, còn cần dựa trên các biểu hiện lâm sàng, nhất là theo dõi trong 3 ngày đầu tiên. Bác sĩ thường chỉ định cho bệnh nhân mắc bệnh ở mức độ I và II điều trị tại nhà. Với trường hợp III và IV, người bệnh cần phải nằm viện thể điều trị.
Các lưu ý trong điều trị sốt xuất huyết tại nhà
Ngoài việc phải tuân thủ nghiêm ngặt những chỉ dẫn của bác sĩ, có một số lưu ý nhỏ trong việc điều trị sốt xuất huyết tại nhà dành cho người bệnh và người chăm sóc. Để tránh bệnh trở nên trầm trọng hơn, chúng ta cần nắm rõ những điều sau:
1. Điều trị sốt xuất huyết tại nhà: Người bệnh cần dùng thuốc đúng cách
“Sốt xuất huyết uống thuốc gì hay sốt xuất huyết uống gì?” là những thắc mắc rất thường gặp. Theo các chuyên gia sức khỏe, khi bị sốt xuất huyết, người bệnh thường được kê toa cho sử dụng các loại thuốc sau:
Thuốc giảm đau, hạ sốt
“Sốt xuất huyết uống thuốc gì?” Câu trả lời là để làm dịu triệu chứng sốt thì không còn cách nào khác là dùng thuốc hạ sốt, chẳng hạn như paracetamol (hay có tên khác là acetaminophen). Điều cần lưu tâm là khi sử dụng loại thuốc này, bạn phải tuân thủ đúng liều dùng (cho người lớn hay trẻ em) và thời gian sử dụng thuốc.
Khoảng cách dùng thuốc khuyến cáo giữa hai liều liền kề là từ 4 – 6 giờ. Việc tự ý rút ngắn khoảng cách thời gian dùng thuốc hay tăng liều với suy nghĩ để mau khỏi bệnh sẽ càng nguy hiểm hơn. Paracetamol tương đối không độc khi được sử dụng đúng liều lượng nhưng nếu uống quá liều sẽ gây hại cho gan.
Khi điều trị sốt xuất huyết tại nhà bằng thuốc giảm đau hạ sốt, người bệnh tuyệt đối không được dùng aspirin. Loại thuốc này được sử dụng nhiều trong việc chống kết tập tiểu cầu, chống đông máu. Do đó, người bệnh sốt xuất huyết không nên dùng vì sẽ làm cho tình trạng xuất huyết diễn ra trầm trọng hơn. Trong trường hợp nghiêm trọng hơn, như xuất huyết dạ dày, nội tạng, việc không cầm máu được sẽ gây nguy hiểm đến tính mạng.
Nếu trẻ em dùng aspirin sẽ dẫn đến hội chứng Reye liên quan đến não và gan. Biểu hiện là não sẽ bị phù, thoái hóa tế bào thần kinh, suy gan… và có thể gây tử vong cho trẻ.
Cùng “họ hàng” với aspirin là ibuprofen và diclofenac cũng rất thường được dùng trong trường hợp bệnh nhân dị ứng paracetamol. Tuy nhiên, chúng cũng có tác dụng phụ là gây ức chế kết tập tiểu cầu, hoàn toàn không có lợi với bệnh sốt xuất huyết.
Thuốc kháng sinh
“Sốt xuất huyết uống thuốc gì, có dùng kháng sinh được không?” Theo các chuyên gia, bệnh sốt xuất huyết là do virus gây ra nên việc dùng kháng sinh để điều trị là hoàn toàn vô nghĩa. Nguyên nhân là kháng sinh chỉ có tác dụng kìm hãm hoặc diệt vi khuẩn mà không có tác dụng với virus.
Với người bệnh sốt xuất huyết, thuốc kháng sinh chỉ được sử dụng khi có nhiễm trùng xảy ra và phải có sự chỉ định của bác sĩ. Việc tự ý mua kháng sinh uống không những gây lãng phí tiền bạc, mà còn tăng thêm nguy cơ gặp các tác dụng phụ như gây độc cho gan, thận…
Bù nước và điện giải
“Sốt xuất huyết uống thuốc gì hay sốt xuất huyết uống nước dừa được không?” Câu trả lời là khi bị sốt, đặc biệt lại là sốt cao và kéo dài, người bệnh cần phải được bù nước kịp thời. Bạn có thể sử dụng oresol hoặc nước trái cây, nước cháo loãng với muối. Việc pha oresol cần tuân thủ đúng tỷ lệ pha ghi trên bao bì, pha ít hơn hoặc nhiều hơn quy định đều không tốt cho người bệnh.
“Sốt xuất huyết uống nước dừa được không?” Đáp án là: Theo quan niệm của y học cổ truyền, nước dừa có tính giải nhiệt, giải độc, cầm máu, lợi tiểu. Theo phân tích của y học hiện đại, nước dừa là nguồn nước tự nhiên, cung cấp những khoáng chất thiết yếu (sắt, canxi, phốt pho…) và chất điện giải. Do đó, loại nước này rất tốt cho người bệnh sốt xuất huyết. Việc bổ sung nước dừa vào chế độ ăn uống của người bệnh sốt xuất huyết là cách tốt để bổ sung lượng chất lỏng cho cơ thể. Người bệnh có thể uống nước dừa tươi thay cho nước lọc nếu thấy khát.
Sốt xuất huyết uống thuốc gì hay điều trị sốt xuất huyết tại nhà cần chú ý những gì trong việc dùng thuốc? Câu trả lời là người bệnh điều trị tại nhà cần theo sát theo hướng dẫn sử dụng thuốc mà bác sĩ chỉ định. Tuyệt đối không được tự ý đổi thuốc, hay dùng thêm bất kỳ loại thuốc nào mà không tham vấn ý kiến của bác sĩ.
2. Dinh dưỡng khi sốt xuất huyết
“Sốt xuất huyết làm gì cho nhanh khỏi hay sốt xuất huyết ăn gì?” Đáp án là ở giai đoạn bệnh đang tiến triển, người bệnh cần ăn đầy đủ các chất, đảm bảo cân đối 4 nhóm dưỡng chất là chất tinh bột đường, đạm và béo, không nên kiêng khem quá mức để tránh tình trạng bị suy dinh dưỡng.
Quá trình điều trị sốt xuất huyết tại nhà cũng cần lưu ý đến việc bù nước cho bệnh nhân, bởi vì người bệnh bị thoát huyết tương ra ngoài gây cô đặc máu. Ngoài nước đun sôi để nguội, có thể sử dụng các loại nước ép trái cây (cam, ổi, dâu tây…), nước dừa… để bổ sung vitamin C. Bên cạnh vai trò tăng cường sức đề kháng, vitamin C còn có công dụng làm bền thành mạch, hạn chế tình trạng xuất huyết.
Người bị sốt xuất huyết ăn gì? Gợi ý là các loại thức ăn nên được chế biến lỏng, nhuyễn, dễ tiêu như cháo hoặc súp, các món hầm vừa dễ ăn lại vừa giúp cải thiện vị giác của bệnh nhân.
Nếu đối tượng sốt xuất huyết là trẻ em, bạn nên chia nhỏ khẩu phần ăn của bé thành nhiều bữa, để con vừa nhận đủ chất vừa giúp ngon miệng hơn. Với các bé còn bú mẹ, bạn cho con bú thường xuyên hơn và nhiều hơn để đề phòng tình trạng mất nước.
Người bệnh sốt xuất huyết không nên ăn, uống những loại thực phẩm có màu đậm như coca, củ dền, đậu đen, đậu đỏ, sô cô la… Ngoài ra, người bệnh cần tránh tiêu thụ thức ăn nhiều đường, những loại thực phẩm cay, nóng, nhiều dầu mỡ. Người bệnh có thói quen uống trà nóng cũng nên hạn chế lại để tránh gây tăng thân nhiệt thêm.
3. Những lưu ý khác khi điều trị sốt xuất huyết tại nhà
Khi bị bệnh, bệnh nhân sẽ cảm thấy khó chịu, bứt rứt vì khi sốt, mồ hôi sẽ tuôn ra nhiều hơn. Nhiều người sẽ chọn giải pháp là đi tắm để giải tỏa nhu cầu vệ sinh cá nhân, nhưng lưu ý điều này là không nên nếu bạn không muốn bệnh tình thêm nghiêm trọng.
Các thói quen có hại cho sức khỏe như uống rượu, bia, hút thuốc lá, sử dụng các chất kích thích cũng nên bỏ nhằm tránh làm cho cơ thể mệt mỏi hơn.
Khi điều trị sốt xuất huyết tại nhà, ngoài việc tuân thủ dùng thuốc theo đúng hướng dẫn của bác sĩ, người bệnh cũng tuyệt đối không tự ý truyền dịch. Việc tự ý truyền dịch tại nhà rất dễ dẫn đến hiện tượng phù nề, suy hô hấp gây nguy hiểm đến tính mạng. Việc bổ sung điện giải bằng cách truyền tĩnh mạch sẽ do bác sĩ quyết định và bạn cần ở lại bệnh viện để thực hiện dưới sự theo dõi của nhân viên y tế.
Ngoài biện pháp hạ sốt bằng thuốc mà bác sĩ hướng dẫn, bạn cũng nên mặc đồ mỏng, nằm ở nơi thoáng mát, chườm khăn có thấm nước vào trán, nách, bẹn… Lưu ý, phải chườm nước ấm hay nước có nhiệt độ thường, không dùng nước đá vì sẽ gây co mạch.
Việc điều trị sốt xuất huyết tại nhà thật ra không khó, quan trọng là cần phải chú ý đến các vấn đề nên làm hoặc không nên làm để tránh làm cho bệnh trạng trở nên nghiêm trọng hơn. Khi có các dấu hiệu trở nặng, bạn cần đi khám ngay để được chăm sóc y tế kịp thời.
Từ khóa » Cách để Nhanh Khỏi Sốt Xuất Huyết
-
Hướng Dẫn Chi Tiết Cách Chăm Sóc Bệnh Nhân Sốt Xuất Huyết Tại Nhà
-
Sốt Xuất Huyết Làm Gì Cho Nhanh Khỏi? | Vinmec
-
Người Bị Sốt Xuất Huyết Nên ăn Gì để Sức Khỏe Tốt, Nhanh Khỏi Bệnh?
-
Kinh Nghiệm điều Trị Sốt Xuất Huyết Tại Nhà đúng Cách | Hapacol
-
Làm Gì Khi Bị Sốt Xuất Huyết? Người Bệnh Nên ăn Và Kiêng Gì?
-
Bệnh Sốt Xuất Huyết Nên ăn Gì, Kiêng Gì Cho Mau Khỏi?
-
Bị Sốt Xuất Huyết Nên Làm Gì Và ăn Gì Cho Nhanh Khỏi? - MarryBaby
-
8 Cách điều Trị Sốt Xuất Huyết Tại Nhà
-
Cách Chăm Sóc Bệnh Nhân Sốt Xuất Huyết Tại Gia đình
-
SỐT XUẤT HUYẾT NÊN ĂN GÌ CHO NHANH KHỎI
-
Sốt Xuất Huyết Làm Gì Cho Nhanh Khỏi? - Sức Khỏe
-
Sốt Xuất Huyết: Nguyên Nhân, Triệu Chứng Và Cách điều Trị
-
Sốt Xuất Huyết: Nguyên Nhân, Triệu Chứng, điều Trị Và Phòng Ngừa
-
Chuyên Gia Chỉ Cách Ngăn Muỗi Gây Bệnh Sốt Xuất Huyết - Tin Tổng Hợp