Điều Trị Thâm Mụn Như Thế Nào Hiệu Quả, Không để Lại Sẹo | Medlatec
Có thể bạn quan tâm
1. Tìm hiểu về mụn thâm
Mụn thâm là tình trạng vùng da tổn thương do mụn, bị thay đổi màu sắc vốn có ban đầu và chuyển sang màu tối, còn gọi là vết thâm. Tình trạng này là do quá trình điều trị khi bị mụn không đúng cách, vùng da đó đã bị tổn thương không hồi phục về trạng thái ban đầu được. Người bị mụn thâm sẽ bị mất đi vẻ đẹp tự nhiên của da, khiến bề mặt da trở nên thô ráp, sẫm màu, kém sức sống.
Hình ảnh về thâm mụn
Dựa vào tình trạng màu sắc của vùng da sau khi bị mụn, người ta sẽ phân loại mụn thâm thành 2 loại chính:
- Thâm mụn đỏ: Là loại thâm mụn khi sự tổn thương ở vùng da đó chưa được hồi phục hoàn toàn, quá trình viêm chưa kết thúc nên vùng da này vẫn có màu đỏ hồng. Trường hợp này không nên điều trị vết thâm bằng axit hữu cơ vì có thể làm quá trình hồi phục lâu hơn, nguy cơ viêm nhiễm cao hơn.
- Thâm mụn nâu đen: Là loại thâm mụn khi vùng da đó đã kết thúc hoàn toàn quá trình viêm nhiễm, tổn thương. Để điều trị loại thâm mụn này, bạn cần thực hiện các phương pháp giúp đều màu da, làm sáng vết thâm.
Vậy thâm mụn do đâu mà có?
Theo ý kiến của bác sĩ chuyên khoa, nguyên nhân gây ra mụn thâm rất đa dạng. Có thể tóm tắt những nguyên nhân thường gây ra mụn thâm như sau:
- Da nhiễm sắc tố: Có rất nhiều nguyên nhân có thể khiến da bị nhiễm sắc tố melanin. Khi nồng độ melanin tăng sẽ khiến da có màu sẫm, tăng hình thành thâm mụn.
- Điều trị mụn không đúng cách: Một trong những cách điều trị mụn sai lầm đó là tự ý nặn mụn. Nặn mụn làm cho da bị tổn thương, hình thành nên vết thương hở tạo điều kiện cho sự nhiễm trùng và khó hồi phục. Nếu tình trạng này kéo dài, da sẽ yếu đi và mụn thâm dễ hình thành hơn.
- Quá trình chăm sóc da chưa đúng: Lười vệ sinh da, vệ sinh da không sạch, sử dụng mỹ phẩm, kem trị mụn không phù hợp với da, lười tẩy da chết,... đều là những nguyên nhân có thể khiến da bị thâm mụn.
- Thường xuyên tiếp xúc với ánh nắng trực tiếp: Trong ánh nắng mặt trời có chứa một lượng lớn tia cực tím (UV). Tia cực tím có tác động xấu đến các tầng của da, làm tăng lượng sắc tố da khiến da trở nên thâm sạm.
Nặn mụn sai cách là một trong những nguyên nhân dẫn đến thâm mụn
2. Các nguyên tắc cần nắm được khi điều trị thâm mụn
Để việc điều trị các loại mụn nói chung và thâm mụn nói riêng có hiệu quả, bạn cần ghi nhớ các quy tắc dưới đây:
- Hạn chế tác động vào vùng da bị mụn khi chưa lành hẳn: Khi các nốt mụn viêm sưng, hầu hết mọi người sẽ nặn nó. Tuy nhiên, đây là điều không nên làm. Nếu bạn nóng lòng muốn loại bỏ các nốt mụn này thì sẽ dễ để lại thâm, sẹo. Bên cạnh đó cũng không nên sử dụng nhiều loại hoá chất, mỹ phẩm khi mụn chưa lành. Hạn chế tối đa những tác động lên vùng da mụn chưa lành hoàn toàn là một nguyên tắc điều trị mụn thâm hiệu quả nhất.
- Giữ ẩm cho da: Da được dưỡng ẩm đúng cách sẽ giúp cho quá trình làm mờ các vết thâm mụn nhanh hơn, đồng thời giúp da khỏe mạnh, tràn đầy sức sống. Bạn nên uống nhiều nước (2 - 3 lít mỗi ngày) và kết hợp với các sản phẩm dưỡng ẩm da dịu nhẹ để giúp dữ ẩm cho làn da của bạn.
- Bảo vệ da tránh ánh nắng mặt trời: Làn da rất nhạy cảm với ánh nắng mặt trời, đặc biệt là khi đang bị tổn thương, thâm mụn. Vì thế, nếu bạn muốn điều trị mụn thâm nhanh chóng và hiệu quả thì cần bảo vệ, che chắn làn da khi đi dưới trời nắng, sử dụng các sản phẩm chống nắng phù hợp.
- Điều trị phải kiên trì: Điều trị thâm mụn phải trải qua một quá trình dài để làn da trở nên đều màu trở lại. Vì thế bạn phải luôn kiên trì thực hiện đúng liệu trình điều trị mụn thâm để mang lại kết quả tốt nhất.
Cần bảo vệ da dưới ánh nắng mặt trời
3. Phương pháp điều trị thâm mụn hiệu quả, an toàn tại nhà
Cách 1: Điều trị mụn thâm bằng nghệ
Nghệ có chứa một lượng lớn curcumin và nhiều dưỡng chất tốt nhất cho việc chăm sóc sức khỏe làn da. Cách điều trị thâm mụn tại nhà bằng nghệ như sau:
Nguyên liệu: 2 thìa cà phê tinh bột nghệ + 2 thìa cà phê sữa chua không đường.
Cách làm:
- Trộn đều hỗn hợp tinh bột nghệ và sữa chua không đường để tạo thành hỗn hợp sánh mịn.
- Làm sạch da bằng sữa rửa mặt và nước ấm.
- Thoa hỗn hợp này lên vùng da mụn. Mát xa và thư giãn trong 15 - 20 phút.
- Rửa sạch lại với nước lạnh.
- Thực hiện đều đặn 3 - 4 lần/ tuần, bạn sẽ thấy tình trạng thâm mụn được cải thiện rõ rệt.
- Nên thực hiện cách này vào buổi tối trước khi ngủ để hiệu quả tốt nhất. Không nên đắp mặt với nghệ và sữa chua vào ban ngày vì dễ bắt nắng, bám bụi, da sẽ tồi tệ hơn
Cách 2: Điều trị mụn thâm bằng chanh, mật ong
Mật ong có chứa rất nhiều peroxide hydrogen, chất chống oxy hoá và nhiều vitamin tốt cho làn da. Trong khi đó, chanh cũng chứa nhiều chất chống oxy hóa giúp ngăn ngừa các hợp chất gây hại cho da và đặc biệt nhiều vitamin C giúp làn da sáng khỏe. Vì thế, sử dụng hỗn hợp mật ong và nước cốt chanh để chăm sóc da, điều trị thâm mụn là một cách hữu hiệu được nhiều chị em tin dùng.
Nguyên liệu cần chuẩn bị là một ít mật ong nguyên chất và 1 quả chanh tươi.
Trước tiên, bạn rửa mặt sạch, sau đó thoa trực tiếp hỗn hợp mật ong, chanh lên vùng da bị mụn, mát xa và thư giãn trong khoảng 5 - 10 phút rồi rửa sạch lại với nước. Thực hiện đều đặn mỗi tuần 1 - 2 lần sẽ cho kết quả đáng kinh ngạc.
Lưu ý: Chanh có tính axit, nên khi bôi lên da sẽ có cảm giác rát, đặc biệt là các vết thương hở. Vì thế không nên sử dụng chanh cho vùng da bị mụn chưa lành hoặc da nhạy cảm.
Mật ong có tính khám viêm, chanh lại chứa nhiều vitamin C, kết hợp sẽ giúp cải thiện vết thâm hiệu quả
Mụn thâm khiến bạn cảm thấy thiếu tự tin về làn da của mình. Tuy nhiên điều trị thâm mụn hiện nay đã có nhiều phương pháp hiệu quả mà an toàn. Với chia sẻ trên đây của MEDLATEC, chúng tôi hy vọng bạn sẽ thực hiện quy trình điều trị mụn thâm của mình thành công. Nếu có điều gì cần tư vấn, bạn có thể liên hệ quả hotline của MEDLATEC: 1900 56 56 56.
Từ khóa » Cách Nặn Mụn Không để Lại Sẹo Thâm
-
7 Bước Nặn Mụn Không để Lại Sẹo Rỗ, Lõm, Thâm Mụn Và Viêm Da
-
Mách Bạn Cách Nặn Mụn đúng Cách Không để Lại Sẹo Thâm
-
Nặn Mụn Xong Nên Làm Gì để Không Bị Thâm? | Vinmec
-
Cách Nặn Mụn Bọc Có Mủ Không để Lại Mụn Thâm, Sẹo Rỗ - Hello Bacsi
-
Cách Nặn Mụn Trứng Cá Không để Lại Sẹo Và Vết Thâm Trên Mặt
-
Khám Phá 7 Bước Nặn Mụn đúng Cách An Toàn Không để Lại Sẹo
-
Cách Nặn Mụn Không để Lại Sẹo Thâm - Làm đẹp - Zing
-
5 Bước Cần Làm Sau Khi Nặn Mụn để Không Bị Sẹo, Rỗ Mặt
-
[Hướng Dẫn] Nặn Mụn Xong Làm Gì để Không Bị Thâm | Decumar
-
Nặn Mụn Xong Nên Làm Gì Để Không Bị Thâm Và Sẹo Rỗ?
-
Hé Lộ Cách Nặn Mụn Không để Lại Sẹo - YouMed
-
Một Số Cách Trị Sẹo Thâm Do Mụn Tại Nhà | Sở Y Tế Nam Định
-
Nặn Mụn đúng Cách Như Thế Nào để Hạn Chế Thâm, Sẹo Rỗ? - O2 SKIN
-
7 Cách Trị Mụn Không để Lại Vết Thâm An Toàn Hiệu Quả - Eva