Điều Trị Thiếu Máu ở Bệnh Suy Thận Mạn Bằng Erythropoietin
Có thể bạn quan tâm
Một trong những biến chứng thường gặp ở người bệnh suy thận mạn đó là Thiếu máu. Càng suy thận nặng thì tình trạng thiếu máu càng trở nên trầm trọng, vì lý do giảm khả năng sản xuất Erythropoietin- một chất cần thiết trong quá trình biệt hóa hồng cầu ở tủy xương. Thiếu máu lại càng làm thận suy nhanh hơn, và làm suy tim, tạo một vòng luẩn quẩn.
Người bệnh suy thận mạn sẽ có nguy cơ tử vong nếu thiếu máu. Do đó mục tiêu quan trọng trong điều trị bảo tồn và điều trị thay thế ở người suy thận mạn đó chính là: Điều trị biến chứng thiếu máu.
Triệu chứng thiếu máu ở bệnh suy thận mạn
Khi thiếu máu, bệnh nhân sẽ mệt mỏi, mất ngủ, suy giảm nhận thức, nhịp tim nhanh và suy tim. Nhìn bên ngoài, da xanh xao, niêm mạc nhợt nhạt. Tình trạng này dẫn đến giảm chất lượng cuộc sống nghiêm trọng. (1)
Đối với bệnh nhân suy thận, sự mệt mỏi còn nặng hơn. Bệnh nhân tiểu ít. Huyết áp tăng. Đồng thời, các dấu hiệu của hội chứng Ure máu cao như chán ăn, buồn nôn và ói mửa…
Chẩn đoán thiếu máu ở người bệnh suy thận mạn
Để chẩn đoán xác định tình trạng Thiếu máu người ta dựa vào nồng độ Hemoglobin (Hb) thông qua xét nghiệm Công thức máu. Nếu kết quả nồng độ dưới 12 g/dl ở nữ giới và dưới 13 g/dl ở nam giới có thể kết luận là Thiếu máu.
Các xét nghiệm cận lâm sàng khác cũng sẽ được thực hiện:
- Xét nghiệm chức năng thận, sẽ thấy hàm lượng Ure, creatinin trong máu tăng; mức lọc cầu thận giảm. Làm điện giải đồ máu tùy theo giai đoạn của bệnh sẽ thấy những sự thay đổi như hàm lượng Kali thường cao, trong khi hàm lượng Canxi thì thất thường tăng hoặc giảm.
- Xét nghiệm nước tiểu sẽ thấy trong nước tiểu có protein niệu, hồng cầu và có thể có bạch cầu.
- Siêu âm thận để đánh giá hình ảnh thực tế của thận.
Ngoài ra, để kết luận chính xác tình trạng Thiếu máu do nguyên nhân suy thận mạn, các bác sĩ cũng sẽ loại trừ và phân biệt các nguyên nhân gây thiếu máu khác. Ví dụ thiếu máu do xuất huyết tiêu hóa, rong kinh, chấn thương, hoặc ho ra máu; Thiếu máu do cơ thể vốn tạo máu không đủ do Suy tủy xương, leucemia hoặc thiếu nguyên liệu tạo máu…; Thiếu máu do hiện tượng tan máu tự miễn, tan máu do thuốc hoặc do bệnh Lupus…(2)
Nguyên nhân thiếu máu ở người bệnh suy thận mạn
Bệnh nhân suy thận mạn, thận giảm khả năng sản xuất Erythropoietin, gây tình trạng thiếu máu. Tuy nhiên, vẫn còn nhiều nguyên nhân khác gây thiếu máu khác, thậm chí còn thiếu máu nặng hơn như bệnh nhân bị suy dinh dưỡng, thiếu sắt, bệnh nhân mắc bệnh đường tiêu hóa mạn tính, viêm mạn tính, hoặc trong trong chu kỳ chạy thận nhân tạo bị mất máu mạn tính….
Ở người bệnh suy thận mạn, có các nguyên nhân cụ thể sau:
-
Thiếu hụt Erythropoietin, đây là nguyên nhân chủ yếu
-
Giảm đời sống hồng cầu do tích tụ chất ure cao trong máu
-
Thiếu hụt các yếu tố tạo máu như Sắt, Vitamin B12, B9 – Acid Folic, Protein…
-
Mất máu trường diễn, hay gặp nhất là xuất huyết tiêu hóa, mất máu trong quá trình lọc máu,…
Điều trị thiếu máu ở bệnh thận mạn
Ở bệnh nhân suy thận mạn trưởng thành, khi nồng độ Hb dưới 100g/L sẽ có chỉ định điều trị. Với mục tiêu duy trì nồng độ Hb về đến 11g/dL – 12g/dL (Hct 33% – 36%) trong vòng sau 1 tháng, tính từ lúc bắt đầu điều trị bằng EPO EPO (Erythropoietin người tái tổ hợp). Mục tiêu này không áp dụng cho liệu pháp truyền máu. Nên hạn chế tối đa việc truyền máu cho người bệnh suy thận.
Trước khi điều trị thiếu máu ở người bệnh suy thận mạn, cần đánh giá một số yếu tố ảnh hưởng đến hiện tượng thiếu máu:
- Xét nghiệm và đánh giá tình trạng dự trữ sắt thường xuyên để bổ sung đầy đủ qua đường uống hoặc tiêm tĩnh mạch cho đên khi đạt mức Hb mục tiêu.
- Xét nghiệm và đánh giá số lượng hồng cầu lưới
- Đánh giá tình trạng dinh dưỡng, tình trạng viêm.
- Đánh giá tình trạng lọc máu đầy đủ
- Đánh giá tình trạng mất máu mạn tính
Điều trị bằng Erythropoietin (rHuEPO)
Các loại EPO
-
- EpoietinAlfa: Eperex, Epotiv, Epogen, Epokin…
- EpoietinBeta: Betapoietin, NeoRecormon…
- Darbepoetin alfa: Aranesp
- Methoxyl polyethylene glycol – epoetin beta: Mircera
Đường dùng
- Tùy từng trường hợp cụ thể có thể tiêm tĩnh mạch hoặc tiêm dưới da.
- Trong giai đoạn điều trị bảo tồn, nên tiêm dưới da một trong các loại thuốc EPO kể trên.
- Trong giai đoạn điều trị bệnh thận nhân tạo chu kỳ thì trong các buổi lọc máu sẽ tiêm EPO theo đường tĩnh mạch hoặc dưới da.
- Đối với bệnh nhân lọc màng bụng chu kỳ, EPO nên tiêm dưới da
Phác đồ điều trị EPO
Liều tấn công của EPO phụ thuộc vào nhiều yếu tố như, mức độ thiếu máu và nguyên nhân chính gây thiếu máu. Mục tiêu là đưa nồng độ Hb về mức 11-12g/dl.
-
- Tiêm dưới da EPO alfa và beta: 20 UI/kg x 3 lần/tuần, hoặc 60 UI/kg x 1 lần/tuần
- Tiêm tĩnh mạch EPO alfa và beta: 40 UI/kg x 3 lần/tuần, hoặc 120 UI/kg x 1 lần/tuần. Trẻ em dưới 5 tuổi liều 300 UI/kg/tuần.
- Tiêm tĩnh mạch hoặc dưới da Darbepoietin 0,45 mcg/kg/tuần
Người bệnh cần kiểm tra nồng độ Hb hàng tháng, hoặc nửa tháng/lần. Nếu HB tăng từ 1-2 g/dl/tháng là trong khoảng hợp lý. Nhưng nếu tăng dưới 1g/dl/tháng thì cần tăng liều điều trị tấn công. Còn nếu Hb tăng trên 2g/dl/tháng thì giảm ¼ – 1/2 liều.
Việc điều trị tấn công này ở người bệnh suy thận mạn đến khi nào Hb ổn định ở chỉ số 11-12 g/dl. Liều sẽ được giảm khoảng 30% để duy trì… Trong giai đoạn điều trị duy trì này, từ 2 đến 3 tháng lại kiểm tra Hb một lần. Không để cho nồng độ Hb lên cao trên 13 g/dl để tránh nguy cơ tử vong vì bệnh tim mạch.
Tác dụng phụ của Erythropoietin
Một số tác dụng không mong muốn của thuốc khi điều trị thiếu máu ở bệnh thận mạn bằng Erythropoietin. Đó là Hội chứng giả cúm. Bệnh nhân có thể bị đau đầu, mẩn ngứa. Về tim mạch có thể bị tăng huyết áp, bất sản nguyên hồng cầu, huyết khối… Bác sĩ sẽ theo dõi các phản ứng phụ này đều điều chỉnh liều EPO hoặc ngưng thuốc điều trị (3)
Một số nguyên nhân không đáp ứng phương pháp điều trị bằng Erythropoietin sẽ xảy ra ở các bệnh nhân thiếu máu do nguyên nhân thiếu sắt, thiếu B12 hoặc B9, suy dinh dưỡng, mất máu mạn tính; các bệnh nhân bị viêm nhiễm do phẫu thuật, viêm cơ xương hoặc nhiễm độc nhôm, bệnh nhân HIV; Người mắc các bệnh bất thường về nồng độ Hb như bệnh Hồng cầu lưỡi liềm, Thalassem ias… Bệnh nhân đa u tủy xương. Bệnh nhân tan máu… Những trường hợp này để điều trị thiếu máu cần phải phối hợp với truyền máu để đạt được nồng độ Hb mục tiêu.
Trung tâm Tiết niệu Thận học, Khoa Nam học – Tiết niệu của Hệ thống BVĐK Tâm Anh quy tụ đội ngũ các chuyên gia đầu ngành, Nội khoa và Ngoại khoa, giỏi chuyên môn, tận tâm.
Nhà giáo nhân dân GS.TS.BS Trần Quán Anh, Thầy thuốc ưu tú PGS.TS.BS Vũ Lê Chuyên là những cây đại thụ trong ngành Tiết niệu Thận học Việt Nam. Cùng với các tên tuổi Thầy thuốc ưu tú TS.BS Nguyễn Thế Trường Thầy thuốc ưu tú BS.CKII Tạ Phương Dung, TS.BS Nguyễn Hoàng Đức, TS.BS Từ Thành Trí Dũng, ThS.BS.CKI Nguyễn Đức Nhuận, BS.CKII Nguyễn Lê Tuyên, ThS.BS Nguyễn Tân Cương, ThS.BS Tạ Ngọc Thạch, BS.CKI Phan Trường Nam…
Các chuyên gia, bác sĩ của Trung tâm luôn tự tin làm chủ những kỹ thuật mới nhất, phát hiện sớm và điều trị hiệu quả các bệnh lý về thận và đường tiết niệu, giúp người bệnh rút ngắn thời gian nằm viện, hạn chế nguy cơ tái phát, nâng cao chất lượng cuộc sống.
Với hệ thống máy móc, trang thiết bị hiện đại hàng đầu trong nước và khu vực; Phòng mổ đạt tiêu chuẩn quốc tế; Cùng với khu nội trú và dịch vụ cao cấp 5 sao… Trung tâm Tiết niệu Thận học nổi bật với các dịch vụ thăm khám, tầm soát và điều trị tất cả các bệnh lý đường tiết niệu. Từ các thường gặp cho đến các cuộc đại phẫu thuật kỹ thuật cao. Có thể kể đến phẫu thuật nội soi sỏi thận, ghép thận, cắt bướu bảo tồn nhu mô thận; cắt thận tận gốc; cắt tuyến tiền liệt tận gốc; cắt toàn bộ bàng quang tạo hình bàng quang bằng ruột non; cắt tuyến thượng thận; tạo hình các dị tật đường tiết niệu… Chẩn đoán – điều trị nội khoa và ngoại khoa tất cả các bệnh lý Nam khoa.
HỆ THỐNG BỆNH VIỆN ĐA KHOA TÂM ANH
- Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh Hà Nội:
- 108 Hoàng Như Tiếp, P.Bồ Đề, Q.Long Biên, Hà Nội
- Hotline: 024 3872 3872 – 024 7106 6858
- Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TPHCM:
- 2B Phổ Quang, P.2, Q.Tân Bình, TPHCM
- Hotline: 093 180 6858 – 0287 102 6789
- Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh Quận 8:
- 316C Phạm Hùng, P.5, Q.8, TPHCM
- Hotline: 093 180 6858 – 0287 102 6789
- Phòng khám Đa khoa Tâm Anh Quận 7:
- 25 Nguyễn Hữu Thọ, P.Tân Hưng, Q.7, TPHCM
- Hotline: 093 180 6858 – 0287 102 6789
- Fanpage: https://www.facebook.com/benhvientamanh/
- Website: https://tamanhhospital.vn
Để đặt lịch khám và phẫu thuật tuyến tiền liệt với các chuyên gia đầu ngành tại Trung tâm Tiết niệu Thận học, Khoa Nam học – Tiết niệu Hệ thống Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh, quý khách có thể đặt hẹn trực tuyến qua các cách sau đây:
Từ khóa » Nồng độ Erythropoietin
-
Ý Nghĩa Của Xét Nghiệm Erythropoietin (EPO) | Vinmec
-
Xét Nghiệm Erythropoietin (EPO) - Những điều Bạn đọc Không Nên ...
-
ĐỊNH LƯỢNG EPO (ERYTHROPOIETIN) MÁU - Xét Nghiệm đa Khoa
-
Ứng Dụng Xét Nghiệm EPO - Medic-Lab
-
Sản Xuất Hồng Cầu - Huyết Học Và Ung Thư Học - Cẩm Nang MSD
-
Erythropoietin: ý Nghĩa Lâm Sàng Chỉ Số Xét Nghiệm
-
Xét Nghiệm Sinh Hóa Erythropoietin (EPO) Máu
-
Erythropoietin – Wikipedia Tiếng Việt
-
Erythropoietin | BvNTP - Bệnh Viện Nguyễn Tri Phương
-
NGHIÊN CứU NồNG Độ ERYTHROPOIETIN, FERRITIN Và ...
-
KHẢO SÁT NỒNG ĐỘ ERYTHROPOIETIN HUYẾT THANH VÀ ...
-
ĐIỀU TRỊ THIẾU MÁU BẰNG ERYTHROPOIETIN Ở BỆNH THẬN MẠN
-
Erythropoietin Là Thuốc Gì? Công Dụng & Liều Dùng Hello Bacsi
-
Erythropoietin Là Gì? Công Dụng, Dược Lực Học Và Tương Tác Thuốc