Điều Trị Tiền Mãn Kinh Sớm Tuổi 30: Nguyên Nhân Và Cách Phòng Tránh
Có thể bạn quan tâm
Tiền mãn kinh là quá trình chuyển tiếp sang giai đoạn mãn kinh ở nữ giới. Đây là thời kỳ bất kỳ ai cũng phải trải qua nhưng có trường hợp tiền mãn kinh ở phụ nữ tuổi 30. Liệu độ tuổi 30 có quá sớm để đối mặt với các triệu chứng tiền mãn kinh? Nguyên nhân gây tiền mãn kinh sớm ở phụ nữ tuổi 30 là gì, có cách nào khắc phục? Bài viết dưới đây sẽ giúp chị em hiểu rõ vấn đề.
5/5 - (112 bình chọn)- 1. Vì sao phụ nữ lại tiền mãn kinh sớm ở tuổi 30?
- 2. Nguyên nhân cụ thể khiến tiền mãn kinh sớm ở tuổi 30
- 3. Tiền mãn kinh ở phụ nữ tuổi 30 ảnh hưởng như thế nào?
- 3.1. Gây nên các rối loạn vận mạch
- 3.2. Ảnh hưởng đến sức khỏe sinh sản
- 3.3. Ảnh hưởng đến tâm lý
- 3.4. Ảnh hưởng đến đời sống vợ chồng
- 3.5. Ảnh hưởng đến sức khỏe tổng quát
- 4. Cách điều trị và phòng ngừa tiền mãn kinh sớm
- 4.1. Thay đổi chế độ dinh dưỡng khoa học
- 4.2. Tăng cường tập thể dục
- 4.3. Sử dụng Estrogen thảo dược hỗ trợ triệu chứng tiền mãn kinh
- 4.4. Sử dụng liệu pháp hormone thay thế (HRT)
- 5. Lời khuyên từ chuyên gia
1. Vì sao phụ nữ lại tiền mãn kinh sớm ở tuổi 30?
Theo quy luật tự nhiên, chị em sẽ bước vào giai đoạn tiền mãn kinh từ khoảng 45 đến 58 tuổi. Biểu hiện dễ thấy nhất chính là suy giảm nội tiết tố dẫn đến chu kỳ kinh nguyệt bị rối loạn, bốc hỏa, đổ mồ hôi đêm, khô hạn, da khô sạm, nám…
Tuy nhiên có những người đã phải đối mặt với giai đoạn khủng hoảng này từ rất sớm, ngay ở độ tuổi 30-39. Đây được gọi là tiền mãn kinh sớm. Nguyên nhân có thể do chị em đang gặp phải một trong các vấn đề như di truyền, trong gia đình có thành viên nữ cũng bị tiền mãn kinh sớm; bị suy buồng trứng sớm; bị cắt bỏ buồng trứng hoặc tử cung; phải điều trị hóa trị, xạ trị hoặc bị các bệnh rối loạn hệ miễn dịch, rối loạn chuyển hóa…
Ngoài ra, do chế độ ăn uống ở thời hiện đại (ăn nhiều thực phẩm giàu chất hoặc các loại thực phẩm không đảm bảo an toàn) khiến việc dậy thì sớm kéo theo giai đoạn tiền mãn kinh – mãn kinh có thể đến sớm hơn.
Những tình trạng này khiến chức năng điều tiết Estrogen cũng như chức năng buồng trứng giảm làm thiếu hụt nội tiết tố, gây ra một loạt vấn đề về sức khỏe.
Tiền mãn kinh là gì? Tiền mãn kinh sớm từ khi nào?
2. Nguyên nhân cụ thể khiến tiền mãn kinh sớm ở tuổi 30
Đối với chị em phụ nữ sức khỏe ổn định, 30 tuổi là giai đoạn vàng của nội tiết tố nhưng nhiều chị em lại gặp phải tình trạng mãn kinh sớm. Nguyên nhân là do:
- Hóa trị, xạ trị bệnh ung thư ở vùng chậu làm giảm chức năng của buồng trứng hoặc ảnh hưởng nghiêm trọng đến chức năng nội tiết trong cơ thể làm chấm dứt chu kỳ kinh nguyệt sớm
- Suy buồng trứng: Suy buồng trứng khiến lượng Estrogen sản xuất ngày càng giảm dẫn đến tiền mãn kinh sớm
- Cắt bỏ buồng trứng: khiến ngừng kinh nguyệt và gây ra mãn kinh sớm
- Cắt bỏ tử cung có thể gây mãn kinh sớm hơn
- Bất thường về di truyền: có thể gặp hội chứng Turner, chỉ có một nhiễm sắc thể X
- Rối loạn tự miễn dịch: cơ thể tạo ra các kháng thể bất thường tấn công mô của cơ thể, bao gồm cả buồng trứng. Ví dụ như: viêm tuyến giáp, bệnh bạch biến, nhược cơ
- Rối loạn chuyển hóa: mắc bệnh như Addison, bệnh tiểu đường
- Nhiễm virus: ví dụ như nhiễm quai bị có thể gây viêm vòi trứng (trường hợp này ít thấy hơn)
- Chế độ dinh dưỡng sinh hoạt không lành mạnh: góp phần gây tiền mãn kinh sớm
- Độc tố: hút thuốc lá nhiều
3. Tiền mãn kinh ở phụ nữ tuổi 30 ảnh hưởng như thế nào?
Phụ nữ chỉ mới 30 tuổi đã gặp phải tình trạng tiền mãn kinh sẽ ảnh hưởng rất nhiều về mặt tâm lý cũng như sức khỏe. Chị em dễ đối mặt với những thay đổi như:
3.1. Gây nên các rối loạn vận mạch
Chị em thường phải đối mặt với các vấn đề như hay nóng bừng mặt, bốc hỏa, đổ mồ hôi nhiều vào ban đêm, hồi hộp, đánh trống ngực… Tần suất của các cơn bốc hỏa đổ mồ hôi càng tăng lên nếu chị em gặp phải áp lực stress.
Các cơn đổ mồ hôi, bốc hỏa vào ban đêm thường khiến chị em bị gián đoạn giấc ngủ, không thể ngủ sâu giấc. Nhiều trường hợp bị bốc hỏa vào ban đêm và không thể ngủ lại.
3.2. Ảnh hưởng đến sức khỏe sinh sản
Tiền mãn kinh sớm ở tuổi 30 khiến chu kỳ kinh nguyệt bị rối loạn, số ngày “đèn đỏ” quá dài hoặc quá ngắn, thời gian trứng rụng thất thường dẫn đến khả năng mang thai thấp. Ngoài ra, thời gian này nồng độ Estrogen, Progesterone và các hormone khác bị rối loạn, chất lượng trứng giảm cũng làm giảm khả năng sinh sản.
Trường hợp phụ nữ tiền mãn kinh sớm do cắt bỏ buồng trứng, cắt bỏ tử cung hoặc hóa trị, xạ trị ung thư vùng chậu khả năng sinh sản càng thấp, thậm chí vô sinh.
3.3. Ảnh hưởng đến tâm lý
Bước vào thời kỳ tiền mãn kinh sớm như vậy khiến chị em không khỏi lo lắng, sợ hãi vì suy giảm khả năng sinh sản, không thể sinh con. Đây là trở ngại lớn nhất với rất nhiều phụ nữ.
Bên cạnh đó, tiền mãn kinh, suy giảm nội tiết tố nữ còn khiến chị em khó chịu, nhạy cảm, khó kiểm soát cảm xúc, dễ cáu gắt, lo lắng thái quá.
3.4. Ảnh hưởng đến đời sống vợ chồng
Khô âm đạo, giảm ham muốn, mất ngủ, mệt mỏi… trong thời kỳ tiền mãn kinh ở phụ nữ tuổi 30 đều ảnh hưởng đến chất lượng đời sống vợ chồng. Cùng với những áp lực về chuyện sinh nở, thay đổi tiền mãn kinh, không thấu hiểu nhau sẽ tạo khoảng cách trong đời sống vợ chồng.
Cụ thể như khô âm đạo, thường xuyên mất ngủ, dễ cáu gắt, bốc hỏa khiến chị em ngại gần gũi với chồng mặc dù thời kỳ này được đánh giá là giai đoạn đỉnh cao của nữ giới.
3.5. Ảnh hưởng đến sức khỏe tổng quát
So với tiền mãn kinh ở độ tuổi thông thường như 42-48 thì tiền mãn kinh ở tuổi 30 chị em rất khó nhận biết, một phần vì tâm lý chủ quan. Các triệu chứng như dễ cáu gắt, bốc hỏa thường bị xem nhẹ. Tuy nhiên nếu không chủ động phát hiện sớm và khắc phục có thể khiến quá trình mãn kinh xảy ra sớm hơn, kéo theo một loạt các vấn đề về sức khỏe da, tóc, tim mạch, bệnh lý phụ khoa…
4. Cách điều trị và phòng ngừa tiền mãn kinh sớm
Tiền mãn kinh hay mãn kinh đều là quá trình tất yếu mà chị em phải trải qua. Trong trường hợp mãn kinh sớm gây ảnh hưởng lớn đối với sức khỏe chị em có thể cân nhắc các biện pháp điều trị.
Về việc tiền mãn kinh ở phụ nữ tuổi 30, chị em có thể khắc phục bằng cách thay đổi chế độ ăn uống, sinh hoạt để cải thiện triệu chứng, bổ sung các nguồn nội tiết tố từ thảo dược. Trong trường hợp cần thiết mới sử dụng đến các liệu pháp hormone thay thế.
Cụ thể:
4.1. Thay đổi chế độ dinh dưỡng khoa học
Rượu là nguồn cơn gây nên nguy cơ tiền mãn kinh sớm, vì vậy bạn nên hạn chế sử dụng các loại rượu có nồng độ cồn cao, không nên uống quá nhiều. Ngoài ra, việc sử dụng caffeine cũng làm tăng các triệu chứng như bốc hỏa. Vì vậy, chị em nên hạn chế sử dụng rượu bia, đồ uống có cồn, cà phê hay các chất kích thích khác.
Thay vào đó có thể sử dụng các loại trà như trà xanh, trà bạch quả, trà thiên ma để cải thiện các triệu chứng tiền mãn kinh cũng như tăng cường sức khỏe.
Lựa chọn cho mình chế độ ăn lành mạnh bằng cách:
- Hạn chế chất gây “lão hóa ngoại sinh” như đồ ăn nhanh, đồ chế biến sẵn, thực phẩm chiên rán, nhiều chất béo, đường tổng hợp
- Tăng cường các thực phẩm như trứng, sữa, các chế phẩm từ sữa, rau củ quả giàu vitamin và chất xơ
- Lựa chọn chế độ ăn thiên về rau củ, ngũ cốc, cá béo như chế độ ăn Địa Trung Hải, Keto…
- Uống đủ nước mỗi ngày
- Luôn cân bằng giữa các nhóm chất như chất xơ, tinh bột, chất đạm, chất béo, vitamin và khoáng chất.
Việc áp dụng chế độ ăn uống này cần duy trì trong thời gian dài, tuy tác dụng không nhanh và rõ rệt nhưng có thể cải thiện đáng kể về sức khỏe.
4.2. Tăng cường tập thể dục
Mặc dù tập thể dục thường xuyên không được chứng minh là phương pháp giảm các triệu chứng tiền mãn kinh nhưng chúng có thể làm giảm căng thẳng, nâng cao chất lượng cuộc sống, từ đó góp phần cải thiện sức khỏe và tinh thần trong giai đoạn tiền mãn kinh ở phụ nữ tuổi 30.
Tập thể dục thường xuyên có thể duy trì cân nặng và khối lượng cơ. Theo đó, chị em nên dành thời gian ít nhất từ 75-150 phút mỗi tuần để thực hiện các bài tập như:
- Đi bộ, chạy bộ
- Đạp xe
- Bơi lội
- Tập cơ bằng tạ
- Yoga và thiền
- Khiêu vũ
- Có thể kết hợp với máy tập để cải thiện tim mạch
- Zumba
4.3. Sử dụng Estrogen thảo dược hỗ trợ triệu chứng tiền mãn kinh
Bên cạnh thay đổi chế độ dinh dưỡng và tập luyện, chị em khi gặp phải vấn đề tiền mãn kinh sớm có thể cân nhắc sử dụng các thực phẩm, sản phẩm có chứa Estrogen thảo dược (Phytoestrogen) để hỗ trợ bổ sung và cân bằng nội tiết tố trong cơ thể, đồng thời hỗ trợ cải thiện các triệu chứng tiền mãn kinh và mãn kinh.
Estrogen thảo dược có cấu trúc tương tự với Estrogen, khi đi vào cơ thể sẽ làm nhiệm vụ tương tự như Estrogen, hỗ trợ giảm các triệu chứng như bốc hỏa, đổ mồ hôi, khó chịu, khô âm đạo, khô da, sạm nám da.
Ưu điểm của Estrogen thảo dược là ít gây tác dụng phụ, không làm ức chế quá trình sản xuất Estrogen trong cơ thể, mang đến hiệu quả lâu dài.
Bạn có thể bổ sung các nguồn Estrogen thảo dược từ:
- Mầm đậu nành hoặc bất cứ loại đậu nào. Tuy nhiên trong mầm đậu nành, hàm lượng Isoflavones – một loại Estrogen thực vật cao hơn
- Các loại hoa quả như táo, nho, kiwi, cà rốt
- Ngũ cốc, yến mạch
- Một số loại rau xanh như rau chân vịt (rau bina), súp lơ, cải brussels…
- Một số thảo dược, tinh chất như cỏ ba lá đỏ, Libifem (chiết xuất từ cỏ cà ri), tinh dầu hoa anh thảo, sâm tố nữ, maca…
>>> Tìm hiểu thông tin về Tinh chất Mầm đậu nành – Hàm lượng Isoflavones dồi dào
4.4. Sử dụng liệu pháp hormone thay thế (HRT)
Liệu pháp thay thế nội tiết tố là thuốc bổ sung Estrogen hoặc Progesterone cho cơ thể khi thiếu hụt. Liệu pháp này thường được dùng để điều trị các triệu chứng tiền mãn kinh, mãn kinh phổ biến. Ngoài ra cũng được sử dụng để ngăn ngừa mất xương, giảm gãy xương ở phụ nữ sau mãn kinh.
Các loại liệu pháp hormone thường dùng như:
- Liệu pháp hormone toàn thân:
- Dạng viên uống, miếng dán da, vòng, gel, kem, dạng xịt
- Có chứa liều lượng Estrogen cao hơn, được hấp thụ khắp cơ thể
- Loại này có thể sử dụng để điều trị bất kỳ triệu chứng nào của tiền mãn kinh.
- Loại đặt âm đạo liều thấp:
- Có dạng kem, viên nén hoặc dạng vòng – giảm thiểu lượng Estrogen được cơ thể hấp thụ
- Các chế phẩm này thường được chỉ định sử dụng để điều trị các triệu chứng âm đạo và tiết niệu.
Lưu ý:
- Nếu chưa cắt bỏ tử cung có thể sử dụng Estrogen cùng với Progesterone hoặc Progestin (thuốc giống Progesterone)
- Nếu chỉ sử dụng riêng Estrogen, khi không được cân bằng bởi Progesterone có thể kích thích sự phát triển của niêm mạc tử cung, làm tăng nguy cơ ung thư nội mạc tử cung.
- Nếu đã cắt bỏ tử cung có thể không cần dùng đến Progesterone hay Progestin.
Tuy nhiên, khi sử dụng hormone thay thế chúng có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh:
- Bệnh tim
- Đột quỵ
- Xuất hiện các cục máu đông
- Ung thư vú
Do đó, phương pháp này cần tuân thủ theo chỉ định của bác sĩ, về độ tuổi nên dùng, thời gian và liều lượng dùng.
5. Lời khuyên từ chuyên gia
Theo Ths.Bs Nguyễn Thị Hằng, Nguyên Phó Giám đốc Bệnh viện Tuệ Tĩnh, tiền mãn kinh ở phụ nữ tuổi 30 tương đối đáng lo ngại. Nếu chị em đang gặp phải vấn đề này nên chủ động thăm khám để tìm ra hướng giải quyết hợp lý nhất.
- Nên lựa chọn những cơ sở y tế uy tín, có chuyên môn nghiệp vụ về tiền mãn kinh sớm, các bệnh lý thời kỳ tiền mãn kinh – mãn kinh
- Nên chia sẻ những vấn đề của mình với người thân, người có chuyên môn để tìm hướng giải quyết
- Nên chủ động thay đổi chế độ dinh dưỡng, sinh hoạt
- Giữ tinh thần thoải mái, lạc quan
- Duy trì cân nặng ổn định nếu thừa cân, béo phì
- Cố gắng ngủ đủ giấc
- Có thể áp dụng quy tắc 30 phút: 30 phút thể dục buổi sáng, 30 phút ngủ trưa và 30 phút đi dạo buổi tối
- Có thể tham gia các lớp học trị liệu tâm lý
Trên đây là một số thông tin về tiền mãn kinh ở phụ nữ tuổi 30, nguyên nhân và cách khắc phục. Nếu chị em gặp phải tình trạng này hãy chủ động thăm khám hoặc liên hệ qua hotline 0343 44 66 99 để được hỗ trợ.
XEM THÊM:
- Yếu sinh lý nữ là gì? Tìm hiểu nguyên nhân và giải pháp cải thiện
- Rối loạn kinh nguyệt sau sinh – Chị em có gặp phải tình trạng này?
- Tiền mãn kinh nên ăn gì kiêng gì? – Bổ sung tránh mãn kinh sớm
Từ khóa » độ Tuổi Tiền Mãn Kinh
-
Tuổi Tiền Mãn Kinh Thường Bắt đầu Từ Bao Nhiêu? | Vinmec
-
Dấu Hiệu Tiền Mãn Kinh Sớm Phụ Nữ Cần Biết | Vinmec
-
Tiền Mãn Kinh: Nguyên Nhân, Dấu Hiệu Và Cách điều Trị
-
Nhận Biết độ Tuổi Tiền Mãn Kinh ở Phụ Nữ Qua Một Vài Dấu Hiệu
-
Tuổi Mãn Kinh Của Phụ Nữ Là Bao Nhiêu Và Cách để Kéo Dài?
-
"Điểm Mặt" 10 Sự Thật Về Mãn Kinh Mọi Phụ Nữ Nên Biết - Hello Bacsi
-
Tuổi Tiền Mãn Kinh Bắt đầu Khi Nào? Có Thể Làm Nó đến Trễ Hơn?
-
Mãn Kinh Bao Nhiêu Tuổi Là Trễ? Phụ Nữ Mãn Kinh Muộn Có Tốt Không?
-
Những Gì Bạn Cần Biết Về Tiền Mãn Kinh | Prudential Việt Nam
-
Những Dấu Hiệu Ngầm Báo Nên đi Khám Tiền Mãn Kinh | TCI Hospital
-
Chỉ điểm Những Dấu Hiệu Tiền Mãn Kinh Sớm ở Chị Em Phụ Nữ
-
Phụ Nữ Tuổi Mãn Kinh Nên ăn Gì để Tốt Cho Sức Khỏe? - CarePlus
-
Rối Loạn Nội Tiết Tố Thời Tiền Mãn Kinh: Nguyên Nhân, Biểu Hiện Và ...
-
11 điều Phụ Nữ Tuổi Mãn Kinh Nên Biết | BvNTP