Điều Trị Tình Trạng Tiểu Không Tự Chủ - Bệnh Viện Nguyễn Tri Phương
Có thể bạn quan tâm
Són tiểu hay tiểu không tự chủ là tình trạng rò rỉ nước tiểu không tự chủ, lúc này cơ thể mất hoặc bị suy giảm khả năng kiểm soát cơ vòng tiết niệu. Đây là một tình trạng xảy ra phố biển ở rất nhiều người.
Việc điều trị phụ thuộc vào một số yếu tố, chẳng hạn như loại són tiểu, độ tuổi, tổng trạng sức khỏe chung và tình trạng tâm lý.
Són tiểu do áp lực
Các bài tập sàn chậu (bài tập Kegel) giúp tăng cường cơ vòng và cơ sàn chậu - những cơ giúp kiểm soát việc đi tiểu.
Tập luyện bàng quang
- Nhịn tiểu: mục đích giúp kiểm soát sự thôi thúc đi tiểu. Bệnh nhân học cách nhịn tiểu bất cứ khi nào muốn đi tiểu.
- Tiểu ngắt quãng: bệnh nhân đi tiểu, sau đó chờ vài phút và tiếp tục đi tiểu.
- Thời gian biểu đi tiểu: bệnh nhân thiết lập một thời gian biểu đi tiểu trong ngày, ví dụ cách 2 giờ mỗi lần.
Luyện tập bàng quang giúp người bệnh dần dần kiểm soát được bàng quang.
Thuốc
Sử dụng thuốc thường kết hợp với các kĩ thuật hoặc bài tập khác. Một vài loại thuốc được kê đơn để điều trị són tiểu như:
- Thuốc kháng cholinergic làm giảm hoạt động của bàng quang quá mức và có thể hiệu quả đối với són tiểu cấp.
- Estrogen tại chỗ có thể cải thiện mô ở niệu đạo và các khu vực âm đạo và làm giảm một số triệu chứng.
- Imipramine (Tofranil): thuốc chống trầm cảm ba vòng.
Sử dụng các thiết bị y khoa: được thiết kế cho phụ nữ
Chèn niệu đạo (Urethral insert): Thiết bị được đưa vào niệu đạo trước khi vận động và lấy ra khi người đó muốn đi tiểu.
Pessary: Một vòng cứng đưa vào âm đạo và đeo liên tục giúp giữ bàng quang và ngăn ngừa rò rỉ nước tiểu
Liệu pháp tần số vô tuyến: mô ở đường tiết niệu dưới được tác động bởi nhiệt, sau khi lành, mô trở nên cứng hơn và có thể giúp kiểm soát đường tiểu tốt hơn.
Botox (botulinum loại A): được tiêm vào cơ bàng quang, điều này có thể giúp ích cho những người có bàng quang hoạt động quá mức.
Chất độn: được tiêm vào mô xung quanh niệu đạo, những chất này giúp giữ cho niệu đạo đóng lại.
Máy kích thích thần kinh xương cùng: được cấy dưới da mông, kết nối với dây thần kinh chạy từ tủy sống đến bàng quang. Máy phát ra xung điện kích thích dây thần kinh giúp bàng quang kiểm soát.
Phẫu thuật: được chỉ định khi các phương pháp khác không có hiệu quả. Phụ nữ có kế hoạch sinh con nên thảo luận với bác sĩ trước khi quyết định thực hiện.
- Quy trình sling: Một tấm lưới được đưa vào dưới cổ bàng quang để giúp hỗ trợ niệu đạo và ngăn nước tiểu rò rỉ ra ngoài.
- Treo cổ bàng quang: có thể giúp giảm việc tiểu không tự chủ do căng thẳng.
- Cơ vòng nhân tạo: một cơ vòng nhân tạo hoặc van có thể được đặt vào để kiểm soát dòng nước tiểu từ bang quang xuống niệu đạo.
Các phương pháp khác
Ống thông nước tiểu: dẫn nước tiểu từ bàng quang qua niệu đạo và ra khỏi cơ thể vào một túi đựng nước tiểu.
Miếng lót thấm hút: Có rất nhiều loại miếng lót thấm hút có sẵn trên thị trường như ở hiệu thuốc và siêu thị.
Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh
facebook.com/BVNTP
youtube.com/bvntp
Từ khóa » Tiểu Không Tự Chủ Là Bệnh Gì
-
Bệnh đi Tiểu Không Tự Chủ: Nguyên Nhân, Cách điều Trị | Vinmec
-
Tiểu Không Tự Chủ Là Bệnh Gì? | Vinmec
-
Tiểu Không Tự Chủ: Căn Bệnh Khó Nói Của Nhiều Chị Em Phụ Nữ
-
Tiểu Không Kiểm Soát (Tiểu Không Tự Chủ): Triệu Chứng Và Cách điều Trị
-
Tiểu Không Tự Chủ ở Nam Giới - Hello Bacsi
-
Urinary Incontinence In Adults - Phiên Bản Dành Cho Chuyên Gia
-
Tiểu Không Tự Chủ Là Bệnh Gì?
-
Tiểu Không Tự Chủ Là Gì? Cách Chữa Như Thế Nào? | TCI Hospital
-
Tiểu Không Tự Chủ | BvNTP - Bệnh Viện Nguyễn Tri Phương
-
Tiểu Không Tự Chủ - Báo Sức Khỏe & Đời Sống
-
Điều Trị Tiểu Không Kiểm Soát ở Nam Giới - BỆNH VIỆN BÌNH DÂN
-
Tiểu Không Tự Chủ Là Bệnh Gì? Nên đi Khám ở đâu Tốt?
-
Tiểu Không Tự Chủ Vào Ban đêm Là Bệnh Gì? Cần Làm Gì?
-
Tiểu Không Tự Chủ Ở Nam Giới Do Đâu? Nguy Hiểm Không? Điều Trị