Điều Trị Và Dự Phòng Nhiễm Trùng Do Tụ Cầu Vàng Staphylococcus

Trungtamthuoc.com - Người bệnh nhiễm trùng do tụ cầu vàng có thể xảy ra hội chứng nhiễm độc cấp tính, nguy hiểm tính mạng. Người bệnh có biểu hiện sốt trên 38oC, hạ huyết áp, phát ban toàn thân, rối loạn chức năng nhiều bộ phận trong cơ thể.

1 Nhiễm trùng do tụ cầu vàng và nguy cơ

Vi khuẩn tụ cầu vàng gây bệnh gì? Nhiễm trùng do tụ cầu vàng Staphylococcus aureus thường có biểu hiện trên da và mô mềm, hoặc các cơ quan khác như xương, mạch máu và đường hô hấp. [1]

Trên thực tế, khoảng 25% người bình thường mang tụ cầu khuẩn ở mũi, miệng, bộ phận sinh dục hoặc vùng hậu môn và không có triệu chứng nhiễm trùng. [2] Tụ cầu vàng có thể lây truyền trực tiếp từ các thương tổn hoặc gián tiếp từ không khí, dụng cụ, nhân viên y tế... Các đối tượng dễ bị mắc S-aureus là trẻ em, người già, suy dinh dưỡng, sức đề kháng yếu, có các vết thương hở...

Điều trị thường bao gồm thuốc kháng sinh và dẫn lưu khu vực bị nhiễm trùng. Tuy nhiên, một số trường hợp nhiễm tụ cầu không còn đáp ứng với các loại thuốc kháng sinh thông thường. [3]

Nhiễm trùng do tụ cầu vàng

2 Chẩn đoán nhiễm trùng do tụ cầu vàng

Người bệnh nhiễm tụ cầu vàng có thể xảy ra hội chứng nhiễm độc cấp tính, nguy hiểm tính mạng. Người bệnh có biểu hiện sốt trên 38oC, hạ huyết áp, phát ban toàn thân, rối loạn chức năng nhiều bộ phận trong cơ thể. Trong đó họ thường bị ảnh hưởng tối thiểu 1 trong 3 các bộ phận sau:

  • Viêm dạ dày - ruột với tình trạng nôn, tiêu chảy nghiêm trọng.
  • Người bệnh nhiễm tụ cầu vàng bị đau cơ, creatininkinase trong huyết thanh tăng nhiều hơn đến 2 lần.
  • Biểu hiện trên thận do tụ cầu vàng gồm tăng ure, creatinin máu, một số bị nhiễm trùng đường tiết niệu.
  • Rối loạn chức năng gan với tình trạng men gan, bilirubin máu tăng lên khoảng 2 lần.
  • Người bệnh bị giảm tiểu cầu xuống còn dưới 100g/L.
  • Biểu hiện trên hệ thống thần kinh của những người bệnh này là rối loạn ý thức.

Sau khoảng 1 đến 2 tuần nhiễm tụ cầu vàng và phát bệnh, người bệnh có biểu hiện bong da, gặp nhiều ở bàn tay và bàn chân.

Tình trạng nhiễm khuẩn tụ cầu gây ra các triệu chứng đa dạng, bao gồm:

  • Nhiễm khuẩn da và mô mềm với các nhọt nằm ở sâu trong nang lông ở mông, mặt cổ. Chúng có thể gây ra các triệu chứng toàn thân, nhọt đau, nóng và sốt, có thể gây áp xe, viêm, nhiễm trùng huyết nếu sờ nắn, tiêm vào nó. Bệnh trở nên nguy hiểm hơn nếu có nhọt ở xung quanh miệng.
  • Nhiễm khuẩn đường hô hấp trong nhiễm tụ cầu vàng là gây viêm phổi, viêm mủ màng phổi với triệu chứng sốt cao, ho, tức ngực. Ở một số người bệnh có thể nghe thấy ran ẩm nổ hai bên, hội chứng 3 giảm, nhiễm trùng nặng. Thậm chí khi bệnh tiến triển nặng hơn người bệnh có biểu hiện suy hô hấp như khó thở, tím môi và đầu chi.
  • Nhiễm tụ cầu vàng gây ra triệu chứng trên hệ thần kinh trung ương với biểu hiện sốt cao, đau đầu, nôn mửa, hội chứng màng não. Có những trường hợp bệnh nhân còn có dấu hiệu thần kinh khu trú, tăng áp lực nội sọ, rối loạn ý thức như vật vã, hôn mê...
  • Viêm màng trong tim cũng có thể gặp với người bệnh nhiễm tụ cầu vàng, sốt cao, nhiễm trùng nặng. Ở những bệnh nhân này có biểu hiện ban xuất huyết hoặc tắc mạch đầu chi, tim có tiếng thổi...
  • Nhiễm tụ cầu vàng có thể gây ra tình trạng viêm cơ xương, viêm tủy xương cấp đặc biệt ở xương chày, đùi, cánh tay, cổ tay... Lúc này, người bệnh có biểu hiện sốt cao, đau ở cạnh đầu xương, quanh sụn nối, thậm chí có thể viêm khớp mủ
  • Nhiễm trùng huyết do tụ cầu vàng có thể gây viêm tắc tĩnh mạch tại chỗ, tạo các ổ bệnh ở nhiều bộ phận khác và thường nghiêm trọng với thể tối cấp, cấp...
  • Thể tối cấp tiến triển nặng trong 2 - 5 ngày, sốt cao 39oC - 40oC, sốc nhiễm khuẩn, rét run, mệt lả, nhọt sưng lan vào vùng hố mắt, viêm mắt. Thậm chí có những bệnh nhân nhiễm trùng huyết do tụ cầu vàng có thể bị liệt mặt.
  • Thể cấp ở nhiễm khuẩn huyết do tụ cầu vàng, người bệnh sốt cao, rét run, mê sảng, nhiễm trùng nặng, bụng trướng, gan lách lớn hơn bình thường.

Người bệnh nhiễm tụ cầu vàng cần làm xét nghiệm công thức máu, có thể chụp X-quang phổi, siêu âm, chụp CT, MRI để chẩn đoán tổn thương... Tụ cầu vàng có thể được phát hiện bằng cấy máu hay phân lập từ mủ, dịch vô khuẩn bình thường trong cơ thể.

Người bệnh nhiễm trùng do tụ cầu vàng có những triệu chứng như thế nào?

3 Liệu pháp điều trị nhiễm trùng tụ cầu vàng

3.1 Các kháng sinh điều trị tụ cầu vàng

Căn cứ vào độ nhạy cảm của S-aureus mà lựa chọn kháng sinh sử dụng để đạt hiệu quả cao. Nếu người bệnh có biểu hiện nhiễm trùng nhẹ chỉ cần sử dụng kháng sinh đường uống nhưng nếu nặng phải dùng dạng tiêm và phối hợp kháng sinh.

Vi khuẩn tụ cầu vàng có khả năng kháng lại thuốc. Sử dụng kháng sinh theo mức độ nhạy cảm của vi khuẩn như sau:

Mức độ nhạy cảmThuốc lựa chọn đầu tiênThuốc thay thế
Nhạy cảm với methicillinNafcillin hoặc Oxacillin, có thể phối hợp với kháng sinh nhóm aminoglycosid như amikacin, netilmicin hoặc tobramycinCephalosporin thế hệ 1, vancomycin, có thể phối hợp với kháng sinh nhóm aminoglycosid.

S.aureus kháng methicillin (MRSA)

Vancomycin, cân nhắc kết hợp với kháng sinh nhóm aminoglycosidQuinupristin/dalfopristin, linezolid, daptomycin.

Các kháng sinh trong nhiễm trùng S-aureus bao gồm như sau:

Bệnh nhiễm khuẩnKháng sinh lựa chọn đầu tiên và liều dùngKháng sinh thay thế và liều dùngThời gian điều trị
Hội chứng sốc nhiễm độcClindamycin hay oxaxillin tiêm tĩnh mạchCephalosporin thế hệ 1 hoặc Vancomycin nếu nghi ngờ MRSA14 ngày
Viêm mô tế bàoOxaxillin, nafcillin tiêm tĩnh mạch chậm.Cephalosporin thế hệ đầu tiên, Clindamycin hoặc vancomycin nếu nghi ngờ MRSA10 - 14 ngày

Nhọt

Nghiêm trọng dùng Oxaxillin, nafcillin tiêm tĩnh mạch chậm còn thể nhẹ dùng Cephalexin hay oxaxillin.Tương tự như với trường hợp viêm mô tế bào

7 - 10 ngày.

Viêm phổiOxaxillin, nafdllin, cân nhắc phối hợp thêm kháng sinh nhóm aminoglycosidTương như như với điều trị viêm mô tế bào

1 4 -2 1 ngày, có khi dài hơn.

Viêm mủ màng phổi

Oxaxillin, nafcillin, tùy tình trạng người bệnh mà kết hợp thêm Rifamycin.Lựa chọn kháng sinh thay thế giống với người bệnh bị viêm mô tế bàoTùy theo đáp ứng điều trị

Viêm màng não mủ

Oxaxillin, nafcillin để tiêm tĩnh mạch chậm cho người bệnhĐiều trị bằng Vancomycin nếu nghi ngờ MRSAÍt nhất 14 -21 ngày tùy đáp ứng
Áp xe ngoài màng cứng (không viêm màng não)Lựa chọn kháng sinh điều trị tương tự cho người bệnh viêm màng não mủ.Sử dụng kháng sinh thay thế tương tự với bệnh nhân viêm mô tế bào

Ít nhất 4 tuần

Áp xe não, viêm mủ dưới màng cứngTương tự như với bệnh nhân bị viêm mủ màng phổiTương tự với trường hợp viêm màng não mủ Ít nhất 4 tuần dựa theo đáp ứng

Viêm xương tủy cấp

Oxaxillin, nafcillin tiêm tĩnh mạch chậm có thể phối hợp với kháng sinh nhóm aminoglycosid.Cephalosporin thế hệ 1, clindamycin hoặc vancomycin nếu nghi ngờ MRSA, có thể phối hợp với kháng sinh nhóm aminoglycosidDùng trong 4 tuần với trường hợp cấp tính
Viêm xương tủy mạn tínhLựa chọn tương tự như với người bệnh viêm tủy xương cấp.Lựa chọn tương tự như với người bệnh viêm tủy xương cấp.

6 — 8 tuần

Viêm cơ mủ (áp xe cơ)Oxaxillin, nafcillln kết hợp với kháng sinh aminoglycosidTương tự như điều trị cho người bệnh viêm khớp ở trên10 -14 ngày, có thể kéo dài hơn
Nhiễm trùng huyết đơn thuầnOxaxillin, nafcillin, xem xét phối hợp với kháng sinh nhóm aminoglycosidLựa chọn kháng sinh thay thế tương tự cho người bệnh viêm khớp có nhiễm tụ cầu vàng10 - 14 ngày, có thế dài hơn
Nhiễm trùng huyết có biến chứngTương tự với điều trị nhiễm trùng huyết do tụ cầu vàngTương tự như nhiễm trùng huyết nhưng cân nhắc kết hợp kháng sinh nhóm aminoglycosidđiều trị trong 4 tuần

Viêm khớp

Oxaxillln, nafclllin có thể phối hợp với kháng sinh nhóm aminoglycosidCephalosporin 1 hoặc vancomycin nếu nghi ngờ MRSA hay dị ứng penicillin

Ít nhất 3 tuần

Viêm màng trong tim

Oxaxillin, nafcillin tĩnh mạch chậm, cân nhắc thêm gentamicinTương tự cho điều trị người bệnh viêm khớp nhiễm khuẩn tụ cầu vàng

Ít nhất 4 tuần

3.2 Điều trị triệu chứng

Sử dụng thuốc hạ sốt như Paracetamol nếu bệnh nhân nhiễm khuẩn tụ cầu vàng có thân nhiệt tăng cao.

Điều trị trường hợp sốc nhiễm khuẩn, suy hô hấp, rối loạn đông máu theo hướng dẫn của bộ y tế cho những trường hợp này.

3.3 Can thiệp ngoại khoa

Cắt lọc mô hoại tử, rửa sạch nhưng không bịt kín vết thương.

Chích rạch, mổ dẫn lưu ổ áp xe cơ, ngoài màng cứng, não, hoặc tình trạng có mủ màng phổi...

Qua bài viết này, hy vọng bạn đọc biết được triệu chứng, phương pháp điều trị nhiễm khuẩn tụ cầu vàng.

4 Ngăn ngừa nhiễm trùng tụ cầu

Làm theo các bước sau để tránh nhiễm trùng tụ cầu:

  • Giữ tay của bạn sạch sẽ bằng cách rửa kỹ bằng xà phòng và nước. Hoặc sử dụng chất khử trùng tay có cồn.
  • Giữ các vết cắt và vết xước sạch sẽ và băng kín bằng băng cho đến khi chúng lành lại.
  • Tránh tiếp xúc với vết thương hoặc băng của người khác.
  • Không dùng chung đồ dùng cá nhân như khăn tắm, quần áo, mỹ phẩm. [4]

Tài liệu tham khảo

  1. ^ Tác giả: Michael Z David, Robert S Daum, Treatment of Staphylococcus aureus Infections, NCBI. Truy cập ngày 24 tháng 12 năm 2021
  2. ^ Tác giả: Chuyên gia của WebMD, Staph Infection and Cellulitis, WebMD. Truy cập ngày 24 tháng 12 năm 2021
  3. ^ Tác giả: Chuyên gia của Mayoclinic, Staph infections, Mayoclinic, Truy cập ngày 24 tháng 12 năm 2021
  4. ^ Tác giả: Chuyên gia của Medlineplus, Staph infections - self-care at home, Medlineplus. Truy cập ngày 24 tháng 12 năm 2021
Nếu phát hiện thông tin nào chưa chính xác, vui lòng báo cáo cho chúng tôi tại đây

Từ khóa » Khuẩn Cầu Vàng