Điều Trị Vết Thương Bằng Liệu Pháp Chân Không
Có thể bạn quan tâm
Một phương pháp điều trị vết thương hở tiên tiến đã được các bác sĩ Khoa Chấn thương Chỉnh hình, BVĐK Tâm Anh, Hà Nội thực hiện thành công, giúp bệnh nhân hồi phục một cách nhanh chóng. Đó là liệu pháp đóng vết thương nhờ liệu pháp chân không VAC.
Chị Trần Thị L (49 tuổi) bị tai nạn giao thông, gây khuyết da làm lộ gân gót (gân Achilles) tại vùng 1/3 dưới cẳng chân phải. Chị được cắt lọc và xử trí vết thương tại bệnh viện tuyến tỉnh nhưng không thành công. Sau tai nạn 12 ngày, chị đến điều trị tại BVĐK Tâm Anh trong tình trạng khuyết toàn bộ lớp da gây lộ gân gót, gân bị viêm ở bề mặt, có nhiều dịch bẩn và tổ chức hoại tử (cấy khuẩn có vi khuẩn S. aureus). Nhờ được áp dụng hút chân không (VAC) kịp thời, chỉ sau 11 ngày, vết thương đã nhỏ lại (chỉ còn kích thước 2 x 1,5cm). Đặc biệt, bệnh nhân không phải sử dụng kháng sinh trong suốt quá trình điều trị.
Cũng bị tai nạn giao thông, chị Đào Thị N (20 tuổi) bị dập nát phần mềm từ 1/3 dưới cánh tay tới cổ tay phải. Sau đặt VAC 14 ngày, vết thương sạch nên bác sĩ chỉ định ghép da xẻ đôi. Hai tháng sau, vết thương liền ổn định, chị N được phục hồi chức năng cánh tay, có thể làm những động tác cơ bản trong sinh hoạt hàng ngày.
Chị L, chị N cùng rất nhiều bệnh nhân bị chấn thương khác đã hồi sinh chi thể nhờ được áp dụng liệu pháp VAC do các bác sĩ BVĐK Tâm Anh chỉ định thực hiện. Liệu pháp này đang ngày càng trở nên phổ biến khi đem lại hiệu quả cao đối với nhiều loại vết thương thuộc nhiều chuyên ngành ngoại khoa.
Liệu pháp chân không (VAC) là gì?
Liệu pháp chân không hay trị liệu chân không (Vacuum Therapy) là sử dụng hệ thống hút chuyên dụng nhằm tạo chân không trong toàn bộ vết thương để loại bỏ dịch ứ đọng, những mảnh tổ chức hoại tử nhỏ trong vết thương và dịch phù nề ở tổ chức xung quanh vết thương. Liệu pháp này còn có tên gọi khác là VAC therapy (VAC: Vacuum assisted closure).
Trên thế giới, liệu pháp này được nghiên cứu thực hiện từ 1989 tại Hoa Kỳ. Từ đó, phương pháp này được nghiên cứu và áp dụng rộng rãi ở châu Âu, Bắc Mỹ và châu Á.
Năm 1995, Hãng KCI (Kinetic Concepts, Inc) ở Hoa Kỳ đã thiết kế và chế tạo thành công thiết bị đảm bảo cho thực hiện trị liệu chân không một cách thuận lợi và hiện đại. Hiện nay, một số hãng thiết bị y tế ở Anh, Hàn Quốc… cũng đã sản xuất các thiết bị để triển khai liệu pháp này.
Ở Việt Nam, từ cuối năm 2006, các bác sĩ đã triển khai áp dụng trong điều trị những vết thương phức tạp thuộc cơ quan vận động. Đến nay, liệu pháp này được áp dụng khá phổ biến, đem lại kết quả điều trị hơn hẳn so với thay băng và đắp gạc ẩm theo phương pháp kinh điển.
Nguyên lý của phương pháp trị liệu chân không
Áp suất âm ở bình chứa dịch tạo lực hút truyền qua ống dẫn và mảnh foam (gạc xốp có rất nhiều lỗ nhỏ chuyên dụng) làm từ vật liệu đặc biệt được đặt vừa khít trong vết thương sẽ tác động tới toàn bộ bề mặt của vết thương đã được bịt kín. Dưới tác dụng của lực hút này (thường dùng là 75 – 125 mmHg), dịch ứ đọng và những mảnh tổ chức hoại tử nhỏ trong vết thương cũng như dịch phù nề ở tổ chức xung quanh vết thương được hút qua các lỗ của foam để gom vào ống dẫn và đổ vào bình chứa dịch có áp suất âm.
Để không khí từ môi trường xung quanh không bị hút qua vết thương vào hệ thống tạo áp lực âm, vết thương và foam trong vết thương hoặc foam trùm ra ngoài phải được bịt kín bằng tấm dán đặc biệt dính chắc vào da. Tấm dán này được làm từ hợp chất polyurethane có màu trong suốt, mỏng và mềm. Nhờ đó, hơi nước thấm qua nhưng ngăn không cho vi khuẩn trong vết thương lọt ra ngoài cũng như vi khuẩn từ bên ngoài xâm nhập vào vết thương. Sau khi dán bịt kín, bác sĩ sẽ cắt một lỗ nhỏ trên tấm dán và đặt bản hút (trac – pad, truction pad) trên lỗ nhỏ này, tiếp đó là kết nối từ bản hút tới bình chứa có áp suất âm bằng ống hút. Như vậy, đã tạo được lực hút tác động tới toàn bộ bề mặt của vết thương.
Kỹ thuật thực hiện hút chân không VAC
Muốn triển khai liệu pháp chân không, bước đầu tiên, bác sĩ sẽ xử lý vết thương, cụ thể:
- Với vết thương có nhiều tổ chức hoại tử: Phải thực hiện cắt lọc một cách cơ bản để loại bỏ hết tổ chức hoại tử (hình A). Sau cắt lọc khoảng 6 – 12 giờ, đặt hệ thống tạo chân không (để tránh mất máu). Cắt lọc sạch là yếu tố quan trọng đảm bảo cho thành công của phương pháp.
- Với những trường hợp khác: Thay băng rửa sạch vết thương và đặt hệ thống tạo chân không.
Tiếp đó, bác sĩ thực hiện kỹ thuật đặt hệ thống tạo chân không gồm 7 bước:
Bước 1: Đặt foam đầy kín và sát đáy vết thương, luồn foam vào hết đáy các ngóc ngách và hàm ếch (nếu có). Kích thước và hình dáng bề mặt của foam vừa bằng kích thước và hình dáng bề mặt vết thương (hình B).
Hiện có hai loại foam được chế tạo từ hai vật liệu khác nhau, khác nhau về kích thước lỗ và sự bền dai, đó là:
- Loại polyurethane (PU): Có kích thước lỗ từ 400 µm – 2.000 µm, mềm, màu đen và có liên kết cơ học khá bền chắc. Loại foam này cần được thay sau 2 – 3 ngày để tránh tổ chức hạt phát triển vào trong các lỗ, gây nên dính và chảy máu khi thay foam.
- Loại polyvinyl alcohol (PVA): Có kích thước lỗ từ 700 µm – 1.500 µm, mềm, màu trắng và bền chắc hơn loại polyurethane. Do các lỗ của foam PVA nhỏ nên tổ chức hạt không phát triển được vào trong lỗ foam. Do vậy, có thể để foam trong vết thương tới 7 ngày mà không bị dính.
Bước 2:Sau khi đặt foam, bịt kín ngay vết thương bằng tấm dán chuyên dụng để không cho không khí bên ngoài lọt vào vết thương (hình C).
Bước 3:Cắt tạo một lỗ nhỏ ở tấm dán nói trên, đặt và dính bản hút (trac – pad) vào đúng lỗ vừa tạo. Sau đó, lắp ống có gắn bản hút kết nối với ống hút của bình chứa và đặt bình chứa vào trong máy hút (hình D, E).
Bước 4: Bật công tắc máy hút theo quy trình hướng dẫn cách sử dụng máy.
Bước 5: Đặt lực hút và chế độ hút.
-
Về lực hút: Lực hút 125 mmHg là lý tưởng cho hình thành tổ chức hạt và làm sạch vết thương. Tuy nhiên, việc đặt lực hút còn phụ thuộc vào từng vết thương cụ thể, cảm giác đau cụ thể ở mỗi người bệnh.
-
Về chế độ hút: Có thể đặt chế độ hút liên tục, nhưng tốt nhất là chế độ hút ngắt quãng theo chu kỳ 5 hoặc 10 phút hoạt động/2 phút dừng với lực hút ở mức 125 mmHg.
Bước 6: Kiểm tra tác dụng tạo áp lực âm ở vết thương (khi tạo được áp lực âm tại vết thương thì foam bị xẹp dúm lại và lực hút được thể hiện trên máy) (hình G).
Bước 7:Thời gian thay foam là 2 – 7 ngày. Thời gian này phụ thuộc vào vết thương, mức độ nhiễm khuẩn và loại foam sử dụng; Ngoài ra, còn phụ thuộc vào mức độ chịu đựng của bệnh nhân (cảm giác dễ chịu và không dễ chịu).
Thời gian điều trị đóng vết thương nhờ hút chân không VAC tùy thuộc vào diễn tiến của quá trình liền vết thương. Đối với vết thương lớn, phức tạp, liệu pháp này có thể được dùng để chuẩn bị vết thương cho phẫu thuật tạo hình cơ bản. Đối với vết thương nhỏ và đơn giản thì có thể dùng liệu pháp này để điều trị cho tới khi liền hẳn.
Tác dụng của liệu pháp hút chân không
Liệu pháp hút chân không mang lại hiệu quả rất lớn trong quá trình điều trị và chăm sóc vết thương, bao gồm:
1. Quá trình điều trị
- Loại bỏ dịch ứ đọng và mảnh hoại tử nhỏ nên làm sạch vết thương.
- Hút dịch phù nề ở gian bào xung quanh nên loại bỏ yếu tố cơ bản gây rối loạn vi tuần hoàn ở tổ chức quanh vết thương.
- Tăng cường tuần hoàn nuôi dưỡng tại chỗ tới 400% (tăng 4 lần so với bình thường).
- Giảm số lượng vi khuẩn trong vết thương một cách có ý nghĩa.
- Thu nhỏ diện tích và dung tích vết thương.
- Tác động tổng hợp của những yếu tố trên đã kích thích và thúc đẩy tổ chức hạt nhanh phát triển. Với vết thương nhỏ và đơn giản thì nhanh biểu mô hóa làm liền. Với vết thương lớn và phức tạp thì nhanh tạo thuận lợi cho phẫu thuật tạo hình căn bản để làm liền.
- Giảm tỷ lệ cắt cụt và cắt cụt lại ở bệnh nhân tiểu đường.
2. Quá trình chăm sóc
Đối với điều dưỡng
- Giảm số lần thay băng (thay băng cách 2 – 3 ngày/1 lần, thậm chí là 7 ngày/lần đối với vết thương sạch).
- Tránh nhiễm khuẩn chéo do vết thương được bịt kín.
- Khả năng phân tích dịch, vi khuẩn lấy từ bình chứa đảm bảo chính xác.
- Cho phép theo dõi lâm sàng tình trạng phần mềm xung quanh vết thương do tấm dán trong suốt.
- Giảm yêu cầu chăm sóc vệ sinh do dịch vết thương không thấm vào quần áo, chăn màn của người bệnh.
- Có khả năng ngắt quãng để khử khuẩn, thay bình đựng dịch.
- Dễ sử dụng và an toàn.
Đối với người bệnh
- Dễ chịu và không có mặc cảm tự ti do vết thương khô, sạch, không có mùi hôi.
- Hạn chế đau đớn do số lần thay băng ít, nhất là những trường hợp có vết thương lớn, phức tạp.
- Có thể vận động chi thể bị tổn thương trong thời gian điều trị.
- Với vết thương không phức tạp, có thể điều ngoại trú.
- Giảm chi phí điều trị so với phương pháp thay băng – đắp gạc ẩm truyền thống vì:
- Nhanh chóng làm liền hoặc thành vết thương đơn giản hơn để tạo hình làm liển căn bản, giảm ngày điều trị, người bệnh nhanh chóng trở lại với lao động và sinh hoạt bình thường.
- Giảm chi phí cho công tác điều dưỡng.
- Giảm chi phí cho sử dụng thuốc kháng sinh.
Chỉ định và chống chỉ định của liệu pháp
Liệu pháp VAC được chỉ định trong điều trị các vết thương cấp tính, bán cấp và mạn tính trong hầu hết các chuyên ngành ngoại khoa. Chỉ một số ít trường hợp chống chỉ định với phương pháp này, đó là những ca bệnh:
- Rối loạn đông máu và chảy máu cấp tính từ nhẹ đến trung bình ở vết thương sau chấn thương hoặc sau cắt lọc.
- Mạch máu và mối nối mạch bị lộ ra (phương pháp có thể gây biến dạng hoặc tổn thương mạch máu).
- Nền vết thương bị hoại tử.
- Viêm xương – tủy xương chưa được điều trị.
- Tổ chức u trong vùng vết thương.
- Vết thương hoại tử cơ clostridial (hoại thư sinh hơi).
Điều trị vết thương bằng liệu pháp chân không tại khoa Chấn thương chỉnh hình, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh, Hà Nội
Dưới sự dẫn dắt của TTND.GS.TS.BS Nguyễn Việt Tiến – người phát triển ngành vi phẫu tại Việt Nam, khoa Chấn thương chỉnh hình, BVĐK Tâm Anh, Hà Nội đã điều trị thành công cho hàng ngàn ca chấn thương bằng trị liệu chân không, giúp người bệnh hồi phục chi thể thần kỳ. Không chỉ vậy, đây còn là địa chỉ thăm khám và điều trị tin cậy của hàng loạt ca tổn thương cơ xương khớp khác.
Khoa Chấn thương chỉnh hình, BVĐK Tâm Anh quy tụ đội ngũ y bác sĩ, chuyên gia đầu ngành trong lĩnh vực cơ xương khớp, chấn thương chỉnh hình và vi phẫu thuật. Bệnh viện được đầu tư hệ thống trang thiết bị y tế hiện đại bậc nhất như hệ thống kính vi phẫu thuật OPMI VARIO 700 ZEISS, bàn mổ MEERA – MAQUET của tập đoàn GETINGE hàng đầu thế giới, máy chụp cộng hưởng từ MRI 1,5 Tesla, máy chụp CT 128… góp phần không nhỏ trong việc thăm khám và điều trị bệnh thành công cho các bệnh nhân.
Hệ thống máy móc hiện đại ở BVĐK Tâm Anh góp phần làm nên thành công trong việc chẩn đoán và điều trị bệnh
Để đăng ký khám và điều trị tại khoa Chấn thương chỉnh hình, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh, Hà Nội, quý khách vui lòng liên hệ hotline 024 3872 3872, website tamanhhospital.vn hoặc nhắn tin cho fanpage Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh.
Địa chỉ: 108 phố Hoàng Như Tiếp, P. Bồ Đề, Q. Long Biên, TP. Hà Nội.
HỆ THỐNG BỆNH VIỆN ĐA KHOA TÂM ANH
- Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh Hà Nội:
- 108 Hoàng Như Tiếp, P.Bồ Đề, Q.Long Biên, Hà Nội
- Hotline: 024 3872 3872 – 024 7106 6858
- Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TPHCM:
- 2B Phổ Quang, P.2, Q.Tân Bình, TPHCM
- Hotline: 093 180 6858 – 0287 102 6789
- Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh Quận 8:
- 316C Phạm Hùng, P.5, Q.8, TPHCM
- Hotline: 093 180 6858 – 0287 102 6789
- Phòng khám Đa khoa Tâm Anh Quận 7:
- 25 Nguyễn Hữu Thọ, P.Tân Hưng, Q.7, TPHCM
- Hotline: 093 180 6858 – 0287 102 6789
- Fanpage: https://www.facebook.com/benhvientamanh/
- Website: https://tamanhhospital.vn
Liệu pháp chân không là phương pháp điều trị hiện đại, an toàn, dễ sử dụng đối với vết thương cấp tính, bán cấp tính và mạn tính trong hầu hết các chuyên ngành ngoại khoa. Trừ một số ít trường hợp chống chỉ định, còn lại đều có chỉ định áp dụng. Đây là phương pháp có ưu điểm vượt trội, hơn hẳn so với thay băng và đắp gạc ẩm kinh điển cả về điều trị làm liền, chăm sóc điều dưỡng và hiệu quả kinh tế cũng như sự thoải mái của người bệnh.
Từ khóa » Hình Vết Thương ở Chân
-
101 Ảnh Ngã Xe Máy Xước Chân, Té Xe Trầy Xước Ở Chân Nam Nữ
-
Cách Xử Lý Vết Thương Cho Từng Trường Hợp Khoa Học Nhất
-
Vết Thương Hở: Phân Loại, Cách điều Trị Và Các Biến Chứng | Vinmec
-
Nguyên Nhân Khiến Vết Thương Sưng Tấy | Vinmec
-
Vết Thương Trầy Xước ở Chân Bức ảnh Sẵn Có - IStock
-
Chấn Thương Bàn Chân & Mắt Cá Chân Và Phương Pháp điều Trị
-
[PDF] VẾT THƯƠNG VÀ CHĂM SÓC VẾT THƯƠNG - Bệnh Viện Đà Nẵng
-
Hình ảnh Vết Thương ở Tay Nhẹ?
-
Mô Tả Các Tổn Thương Da - Phiên Bản Dành Cho Chuyên Gia
-
[PDF] Các Biện Pháp Tăng Khả Năng Sống Của Vết Thương Gót
-
TVCN-Những điều Cần Biết Về Phương Pháp Xử Trí Vết Thương
-
Phát Hiện Tiểu đường Vì Vết Trầy ở Chân Tay Lâu Lành
-
Xử Trí Vết Thương Trầy Xước Da
-
Bệnh Vết Thương Thủng ở Ngón Chân