Điều Trị Xương Khớp Bằng Tia Hồng Ngoại - VnExpress Sức Khỏe
Có thể bạn quan tâm
Tia hồng ngoại là một bức xạ điện từ có bước sóng trong khoảng 400-760 nm, dài hơn ánh sáng mà mắt người nhìn thấy. Không chỉ kích thích sản xuất collagen và điều trị mụn trứng cá, tia hồng ngoại còn có thể hỗ trợ điều trị các vấn đề về cơ xương khớp.
Trong y khoa, liệu pháp ánh sáng đỏ (đèn hồng ngoại) được xem là một phương pháp điều trị cho những bệnh nhân có bệnh lý về cơ xương khớp. Theo một nghiên cứu đăng trên Tạp chí Y học về thể chất và phục hồi chức năng châu Âu, liệu pháp đèn hồng ngoại có thể giúp giảm các cơn đau do chứng rối loạn cơ xương khác nhau ở người lớn tuổi.
Khi chiếu vào vị trí mong muốn, tia hồng ngoại sẽ xuyên qua da khoảng 3 mm và giúp làm nóng da tại chỗ. Lúc này, hiện tượng tăng lượng máu cục bộ do nhiệt tác động sẽ dẫn đến tăng nhiệt toàn thân, từ đó, làm giảm căng thẳng, giúp cơ bắp thư giãn và giảm độ cứng khớp. Đồng thời, bức xạ từ đèn còn cho phép cơ bắp được nuôi dưỡng, tự sửa chữa và giúp giảm đi các cơn đau.
Tác hại nếu không sử dụng đúng cách
Dù được sử dụng rộng rãi nhưng đèn tia hồng ngoại có thể gây ra nhiều tác hại. Tác hại đầu tiên dễ nhận thấy là tổn thương mắt nếu nhìn vào ánh sáng hồng ngoại trực tiếp. Để ngăn ngừa tình trạng này, người sử dụng nên nhắm mắt, che chắn bằng vải hoặc đeo các loại mặt nạ trước khi sử dụng đèn.
Khi sử dụng đèn trong thời gian dài, cơ thể sẽ sản sinh mồ hôi do lượng nhiệt chiếu trực tiếp vào cơ thể. Dù không gây quá nhiều nguy hiểm nhưng điều này có thể khiến cơ thể bị mất nước hoặc trở nên đỏ, viêm hoặc phồng rộp nếu thuộc nhóm da nhạy cảm.
Ngoài ra, những phụ nữ mang thai, người mắc bệnh tim bẩm sinh và các bệnh mạn tính cũng được khuyến cáo không nên sử dụng đèn hồng ngoại.
Dùng đèn hồng ngoại như thế nào?
Đa phần các đèn hồng ngoại đều có cách sử dụng chung và cần lưu ý kỹ trước khi sử dụng. Cụ thể:
Khoảng cách trung bình từ người đến đèn là 40-60cm, tránh tiếp xúc quá gần vì dễ bị bỏng. Thời gian rọi đèn 15-20 phút mỗi lần, tối đa 3 lần mỗi ngày, quá lạm dụng sẽ không có lợi. Khi sử dụng ánh sáng hồng ngoại lên đầu, không được dùng quá 10 phút mỗi lần. Sau khi hết thời gian sử dụng, cần tắt đèn và để nguội rồi mới đem đi cất.
Huyền My (Theo Medical.net, Medical News Today)
Từ khóa » đèn Chiếu Tia Hồng Ngoại Trị đau Nhức Xương Khớp
-
Sử Dụng đèn Hồng Ngoại Chữa Bệnh Cơ Xương Khớp Thế Nào?
-
Đèn Chiếu Tia Hồng Ngoại Hỗ Trợ điều Trị đau Nhức Xương Khớp
-
Đèn Chiếu Tia Hồng Ngoại Trị Đau Nhức Xương Khớp Được Không?
-
Đèn Chiếu Tia Hồng Ngoại Trị đau Nhức Xương Khớp Có Tốt Không?
-
Đèn Hồng Ngoại Trị Đau Nhức Xương Khớp, Massage, Chữa Tắc ...
-
Hướng Dẫn Sử Dụng đèn Hồng Ngoại Tại Nhà - Vinmec
-
Đèn Chiếu Tia Hồng Ngoại Trị đau Nhức Xương Khớp Có Hiệu Quả ...
-
Phương Pháp Chiếu đèn Hồng Ngoại điều Trị Thoái Khớp
-
Dùng đèn Chiếu Tia Hồng Ngoại Trị đau Nhức Xương Khớp, Có Nên ...
-
Top 5 Đèn Chiếu Tia Hồng Ngoại Cho Người đau Khớp Tốt Nhất
-
Đèn Chiếu Tia Hồng Ngoại Trị đau Nhức Xương Khớp Cách Sử Dụng ...
-
Đèn Chiếu Tia Hồng Ngoại Trị đau Nhức Xương Khớp Là Gì? - 2Doctor
-
Chiếu đèn Hồng Ngoại Trong YHCT
-
Đèn Chiếu Tia Hồng Ngoại Trị đau Nhức Xương Khớp - Chữa Bệnh
-
Đèn Chiếu Tia Hồng Ngoại Trị đau Nhức Xương Khớp?
-
Top 15 đèn Chiếu Tia Hồng Ngoại Trị đau Nhức Xương Khớp
-
ĐÈN HỒNG NGOẠI CHỮA BỆNH XƯƠNG KHỚP