Đinh Bộ Lĩnh Dẹp Loạn 12 Sứ Quân: Nguyên Nhân, Diễn Biến
Có thể bạn quan tâm
Loạn 12 sứ quân là một cuộc bạo loạn tranh giành đòi quyền lãnh đạo, các thủ lĩnh nổi lên khắp nơi, thậm chí xưng vương và đánh chiếm lẫn nhau. Đinh Bộ Lĩnh là người được nhân dân cử lên để dẹp loạn. Để hiểu rõ hơn về nguyên nhân, diễn biến và ý nghĩa của loạn 12 sứ quân, hãy cùng tham khảo bài viết dưới đây của Dinhnghia.com.vn nhé!
Đinh Bộ Lĩnh – Hoàng đế đầu tiên của nước Đại Cồ Việt
Đinh Bộ Lĩnh sinh vào ngày Rằm tháng 2, năm Giáp Thân (năm 924). Quê thôn Kim Lư, làng Đại Hữu, châu Đại Hoàng (nay thuộc xã Gia Phương, Gia Viễn, Ninh Bình). Ông là một người có Đức có Tài và được người dân kính trọng.
Cha của ông là Đinh Công Trứ, nha tướng của Dương Đình Nghệ, giữ chức thứ sử Hòang Châu. Đinh Bộ Lĩnh thừa hưởng lòng yêu nước của cha mình. Ông được tôn làm Tù trưởng và từng bước tập hợp và củng cố lực lượng.
Khi đất nước rơi vào loạn lạc thì ông đã đứng lên để dẹp loạn. Đinh Bộ Lĩnh tập hợp được những bạn trẻ thời niên thiếu cũng có lòng yêu nước như ông để cùng chiến đấu.
Nguyên nhân dẫn đến loạn 12 sứ quân?
Thực chất, loạn 12 sứ quân có xuất phát từ quá trình phân hóa xã hội thời kỳ bắc thuộc, các tầng lớp không thống nhất nhau đã tạo ra sự phân tán cát cứ. Đây là cuộc nổi loạn về việc đấu tranh đòi quyền lãnh đạo của các thủ lĩnh.
Cuộc nổi loạn này bắt đầu từ năm 965 khi Ngô Xương Văn chết, triều đình rơi vào tình trạng hỗn loạn. Trong giai đoạn này, các vùng cát cứ quân sự giao tranh với nhau, nó đan xen giữa hai thời kỳ là nhà Ngô và nhà Đinh .
Các thế lực cát cứ đứng lên đòi quyền, các tướng lĩnh không thống nhất từ trung ương đến địa phương. Cuộc bạo loạn xuất hiện từ đầu thế kỷ X và phát triển mạnh từ khi Dương Tam Kha cướp ngôi nhà Ngô, các thủ lĩnh không đồng tình và đem quân bạo loạn đánh chiếm lẫn nhau.
Tại sao phải dẹp loạn 12 sứ quân?
Năm 965, sau khi Ngô Quyền mất cuộc náo loạn 12 sứ quân được đẩy lên tới đỉnh điểm. Cuộc loạn lạc diễn ra khiến cho đời sống nhân dân bị ảnh hưởng nghiêm trọng.
Từ năm 966, 12 sứ quân hình thành đầy đủ đội quân và bắt đầu chiếm giữ các địa phương. Trong lúc đất nước rơi vào hoàn cảnh trên thì Đinh Bộ Lĩnh đã liên kết với sứ quân Trần Lãm, chiêu dụ được sứ quân Phạm Bạch Hổ đã đứng lên tiến đánh các sứ quân khác và dẹp loạn 12 sứ quân.
Theo đó nhờ tài cao, lãnh đạo tốt, Đinh Bộ Lĩnh đã tập hợp những nhân dân địa phương đồng lòng nên cuộc dẹp loạn đánh đâu thắng đấy và được tôn làm Vạn Thắng Vương. Các sứ quân lần lượt bị đánh bại và tướng lĩnh đã chịu đầu hàng.
Mười hai (12) sứ quân
Từ năm 966, đất nước ta hình thành đầy đủ 12 sứ quân chiếm giữ các địa phương:
- Ngô Xương Xi giữ Bình Kiều (Triệu Sơn – Thanh Hóa).
- Đỗ Cảnh Thạc tự xưng là Đỗ Cảnh Công, giữ Đỗ Động Giang (Thanh Oai, Hà Nội).
- Trần Lãm tự xưng là Trần Minh Công, giữ Bố Hải Khẩu – Kỳ Bố (Thái Bình).
- Kiều Công Hãn tự xưng là Kiều Tam Chế, giữ Phong Châu – Bạch Hạc (Việt Trì – Lâm Thao, Phú Thọ).
- Nguyễn Khoan tự xưng Nguyễn Thái Bình, giữ Tam Đái (Vĩnh Tường, Vĩnh Phúc).
- Ngô Nhật Khánh tự xưng là Ngô Lãm Công, giữ Đường Lâm (Sơn Tây, Hà Nội).
- Lý Khuê tự xưng là Lý Lãng, giữ Siêu Loại (Thuận Thành, Bắc Ninh).
- Nguyễn Thủ Tiệp tự xưng là Nguyễn Lệnh Công, giữ Tiên Du (Bắc Ninh).
- Lã Đường tự xưng là Lã Tá Công, giữ Tế Giang (Văn Giang, Hưng Yên).
- Nguyễn Siêu tự xưng là Nguyễn Hữu Công, giữ Hồi Hồ – Cẩm Khê (Phú Thọ).
- Phạm Bạch Hổ tự xưng là Phạm Phòng Át, giữ Đằng Châu (Hưng Yên).
Ngoài ra, trong 12 sứ quân trên:
- Ngô Xương Xí và Ngô Nhật Khánh là quý tộc nhà Ngô.
- Phạm Bạch Hổ, Đỗ Cảnh Thạc, Kiểu Công Hãn là tướng nhà Ngô.
- Các sứ quân còn lại được xác định là các thủ lĩnh địa phương.
- Một số thủ lĩnh cát cứ có gốc là người Hoa là Đỗ Cảnh Thạc gốc người Quảng Lăng, Trần Lãm là người gốc Quảng Đông; Nguyễn Khoan, Nguyễn Siêu, Nguyễn Thủ Tiệp là 3 anh em gốc người Phúc Kiến.
Ý nghĩa của việc dẹp loạn 12 sứ quân
- Chiến thắng của cuộc dẹp loạn Đinh Bộ Lĩnh đối với các thế lực cát cứ là sự khẳng định về quyền lực, sự thống nhất.
- Khẳng định thắng lợi của tinh thần đoàn kết dân tộc và ý chí độc lập mạnh mẽ của nhân dân Việt Nam lúc bấy giờ.
- Các sứ quân lần lượt bị chiếm đánh, chấm dứt cuộc nội loạn cát cứ.
- Cuối năm 967, đất nước đã trở lại bình yên thống nhất.
- Khẳng định lòng yêu nước của nhân dân ta.
Xem thêm:
- Sự phát triển kinh tế và văn hóa thời Trần
- Cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Tống: Diễn biến và Kết quả
- Nước Đại Việt thời Lê Sơ: Tình hình Kinh tế, Chính trị, Văn hóa, Xã hội
Qua bài viết của DINHNGHIA.COM.VN, hy vọng các bạn có thể nắm rõ được diễn biến cuộc nổi loạn 12 sứ quân, từ đó nêu cao tinh thần chiến đấu vì đất nước của Đinh Bộ Lĩnh. Chúc các bạn học tập tốt nhé!
Bạn thấy bài viết này hữu ích chứ?
Hãy chọn vào ngôi sao để đánh giá bài viết
Gửi đánh giáĐánh giá trung bình 3.6 / 5. Lượt đánh giá 21
Hãy là người đầu tiên đánh giá bài viết
Từ khóa » đinh Bộ Lĩnh Dẹp Yên Loạn 12 Sứ Quân
-
Đinh Bộ Lĩnh Dẹp Yên “Loạn 12 Sứ Quân” Vào Thời Gian Nào? Năm 966
-
Loạn 12 Sứ Quân – Wikipedia Tiếng Việt
-
Đinh Bộ Lĩnh Dẹp Loạn 12 Sứ Quân - Phim Hoạt Hình Cổ Tích Việt Nam ...
-
Đinh Bộ Lĩnh Dẹp Yên "Loạn 12 Sứ Quân" Vào Thời Gian Nào?
-
Thân Thế, Vai Trò Của Đinh Bộ Lĩnh Trong Việc Dẹp Loạn 12 Sứ Quân
-
đề Cương Tuyên Truyền Kỷ Niệm 1050 Năm Nhà Nước đại Cồ Việt (968
-
Đinh Bộ Lĩnh Dẹp Yên “Loạn 12 Sứ Quân” Vào Thời Gian Nào?
-
Đinh Bộ Lĩnh Dẹp Yên “Loạn 12 Sứ Quân” Vào ...
-
Đinh Bộ Lĩnh Dẹp Loạn 12 Sứ Quân [Truyện Kể Lịch Sử Việt Nam]
-
Đinh Bộ Lĩnh Dẹp Yên “Loạn 12 Sứ Quân” Vào Thời ... - MarvelVietnam
-
Đinh Bộ Lĩnh Dẹp Yên “Loạn 12 Sứ Quân” Vào Thời Gian Nào ... - Hoc24
-
Vì Sao Đinh Bộ Lĩnh Dẹp được Loạn 12 Sứ Quân? - Hoc24
-
Đinh Bộ Lĩnh Dẹp Yên “Loạn 12 Sứ Quân” Vào Thời Gian Nào?
-
Đinh Tiên Hoàng Người Có Công đánh Dẹp Loạn 12 Sứ Quân Thống ...