Dính Buồng Tử Cung Và Những điều Chị Em Cần Biết
Có thể bạn quan tâm
Dính buồng tử cung là gì?
Dính buồng tử cung là tình trạng thành tử cung phía trước và thành tử cung phía sau dính vào nhau dẫn đến lớp đáy của nội mạc tử cung bị tổn thương sâu, gây cản trở tới việc tái tạo nội mạc tử cung, ảnh hưởng đến khả năng thụ thai cũng như làm tổ của trứng. Dính buồng tử cung cũng là căn bệnh khá phổ biến ở phụ nữ.
Các dạng dính buồng tử cung thường có 2 dạng:
- Tử cung dính hoàn toàn: Là thành niêm mạc tử cung trước và sau dính hoàn toàn vào nhau người phụ nữ, sẽ dẫn tới vô kinh, vô sinh thứ phát.
- Tử cung bị dị dính một phần: Trường hợp này người phụ nữ sẽ chỉ có số ngày hành kinh ít, lượng máu giảm không đồng nhất. Tuy nhiên họ vẫn sẽ có khả năng mang thai gây ra trường hợp dính buồng tử cung khi mang thai.
Ảnh minh họa (Nguồn Internet)
Nguyên nhân dính buồng tử cung
- Nạo hút, phá thai là nguyên nhân dính buồng tử cung: Việc chị em nạo, hút thai có thể để lại nhiều biến chứng nguy hiểm cho sức khỏe sinh sản sau này. Phá thai hoặc can thiệp vào tử cung để lấy thai ra ngoài sẽ để lại sẹo hoặc các dị dạng, gồm dị dạng dính buồng tử cung. Nếu gặp phải bác sĩ tay nghề thấp hoặc không làm đúng quy trình, có thể khiến lớp niêm mạc tử cung bị tổn thương đến lớp đáy, buồng tử cung bị dính lại.
- Viêm nhiễm vùng kín nặng dẫn đến dính buồng tử cung: Đây cũng là một trong những nguyên nhân có thể khiến chị em bị dính buồng tử cung. Vùng viêm nhiễm có thể bắt đầu từ bộ phận ngoài rồi theo thời gian, không được điều trị kịp thời, dứt điểm, viêm nhiễm lây lan đến sâu trong tử cung dẫn đến dính buồng tử cung.
- Sót nhau thai sau khi sinh con trong thời gian dài hoặc sau khi sảy thai, bỏ thai.
- Đã từng can thiệp sâu vào tử cung để chữa bệnh. Việc can thiệp này có thể để lại di chứng suốt đời, các tổn thương hoặc bỏng sâu làm tử cung bị dính lại.
Ảnh minh họa (Nguồn Ineternet)
Các biểu hiện của bệnh dính buồng tử cung
- Kinh nguyệt không đều: Là dấu hiệu điển hình của hiện tượng dính buồng tử cung. Do khi đến chu kỳ, lớp niêm mạc sẽ bong ra tạo thành máu kinh. Nhưng khi bị dính buồng tử cung, lớp niêm mạc tăng sinh sẽ ít lại dẫn đến hiện tượng kinh nguyệt thất thường, kinh ít hoặc vô kinh thứ phát. Lượng máu kinh sẽ phụ thuộc vào mức độ dính buồng tử cung ở từng chị em:
+ Dính buồng tử cung mức độ nhẹ: Chị em vẫn thấy hành kinh theo đúng chu kỳ tuy nhiên, lượng máu hành kinh sẽ ít hơn.
+ Dính buồng tử cung toàn phần: Nhiều khả năng nữ giới sẽ bị mất kinh, chu kỳ không đều, thất thường.
- Đau bụng dưới: Một tháng sau khi nạo phá thai, bạn thấy bụng dưới đau râm ran và xảy ra thường xuyên, ngày càng đau trầm trọng hơn, bạn cần đến gặp bác sĩ ngay lập tức để xác định mình có bị dính buồng tử cung hay không để được chữa trị kịp thời.
Dính buồng tử cung mang thai được không?
Dính buồng tử cung thông thường không xảy ra ngay tức thì mà tiến triển từ từ. Dính buồng tử cung ở mức độ nặng có thể dẫn đến nhiều hậu quả vô cùng nghiêm trọng. Trước tiên, nó có thể mất khả năng làm mẹ. Gây ra tình trạng hiếm muộn – vô sinh ở nữ giới. Nguyên nhân là do tử cung trước và sau dính lại khiến cho tinh trùng không thể gặp được trứng. Quá trình thụ thai không thể diễn ra như bình thường.
Tuy nhiên, nếu mặt trước và mặt sau của thành tử cung chỉ dính một phần thì trứng vẫn có thể thụ tinh với tinh trùng được. Do đó, có một số trường hợp bị dính tử cung vẫn có thai nhưng khả năng sinh con bình thường là rất hiếm. Bởi mặc dù trứng và tinh trùng gặp được nhau, khi thai về tổ không thể bám vào tử cung do không còn lớp đáy tạo lớp chức năng, niêm mạc tử cung không thể dày lên dẫn đến sảy thai sớm hoặc mang thai ngoài tử cung.
Mặt khác, khi buồng tử cung bị dính, độ đàn hồi tự nhiên bị mất đi nên không thể đáp ứng sự phát triển của thai nhi khiến thai phụ bị sinh non. Sau sinh, sản phụ có thể bị chảy máu ồ ạt do nhau thai bám quá chặt vào tử cung nơi không có niêm mạc.
Dính buồng tử cung khi mang thai mẹ bầu phải làm sao?
Thứ nhất nên sớm thực hiện siêu âm để kiểm tra xem thai vào tử cung hay chưa. Đối với các mẹ bầu mới phát hiện mình mang thai và đã biết bản thân có dị dạng tại tử cung thì việc thực hiện siêu âm để theo dõi sự phát triển của thai nhi là cực kỳ quan trọng. Lý do là vì nếp dính tại tử cung sẽ gây cản trở rất lớn cho việc làm tổ của phôi thai. Các mẹ nên thực hiện siêu âm khi thai đạt khoảng 4 - 6 tuần tuổi để kiểm tra chắc chắn mình không bị mang thai ngoài dạ con.
Thứ hai là đến bệnh viện ngay khi thấy các dấu hiệu sinh non. Những mẹ bầu bị dính buồng tử cung thường có tỷ lệ sinh non cao hơn hẳn các trường hợp khác. Vì vậy các mẹ cần chú ý tất cả các dấu hiệu bất thường báo sinh non như đau bụng kéo dài, thai máy yếu hoặc gần như không có, tử cung xuất hiện cơn gò và ra huyết.
Thứ ba là thai phụ nên chọn phương pháp sinh mổ để quá trình lâm bồn diễn ra suôn sẻ.
Nhóm Admin ST
Từ khóa » Cách Xử Lý Dính Buồng Tử Cung
-
Dính Buồng Tử Cung: Chẩn đoán Và điều Trị | Vinmec
-
Chẩn đoán Và điều Trị Dính Buồng Tử Cung | Vinmec
-
Siêu âm Có Phát Hiện Dính Tử Cung Không? Nguyên Nhân Và Cách ...
-
Dính Buồng Tử Cung Có Nguy Hiểm Không, Nguyên Nhân Do đâu?
-
Dính Buồng Tử Cung Có Chữa được Không ?điều Cần Quan Tâm
-
Dính Tử Cung Có Nguy Hiểm Không? - Bệnh Viện Thu Cúc
-
Dính Buồng Tử Cung Và Cách điều Trị
-
Tìm Hiểu Phương Pháp điều Trị Dính Buồng Tử Cung Hiệu Quả Hiện Nay
-
DẤU HIỆU DÍNH TỬ CUNG SAU HÚT THAI CẦN LƯU Ý
-
Dính Buồng Tử Cung Không Phải Tự Nhiên Mà Bị! - MarryBaby
-
PHẪU THUẬT SOI BUỒNG TỬ CUNG TÁCH DÍNH BUỒNG TỬ CUNG
-
Các Nguyên Nhân Của Dính Buồng Tử Cung
-
Dính Buồng Tử Cung Và Các Triệu Chứng Phát Hiện Bệnh
-
Nội Soi Buồng Tử Cung Chẩn đoán Là Gì? Những điều Cần Lưu ý