Đình Chèm - Nét Kiến Trúc Nghệ Thuật Cổ Kính ở Bắc Bộ Pot - 123doc
Có thể bạn quan tâm
- Trang chủ >>
- Văn Hóa - Nghệ Thuật >>
- Điêu khắc - Hội họa
Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (197.69 KB, 4 trang )
Đình Chèm - Nét kiến trúc nghệ thuật cổ kính ở Bắc Bộ Cùng với nét kiến trúc nghệ thuật cổ kính, đình Chèm còn mang trong mình sự tích về một vị tướng tài đức trọng có công dẹp giặc cứu nước. Đây là ngôi đình tồn tại hàng ngàn năm bên bờ sông Hồng với kỳ tích "kiệu đình ", được coi là một trong số ít những ngôi đình cổ nhất Việt Nam. Cùng với nét kiến trúc nghệ thuật cổ kính, đình Chèm còn mang trong mình sự tích về một vị tướng tài đức trọng có công dẹp giặc cứu nước. Đình thờ Thượng Đẳng Thiên vương Lý Ông Trọng và Hoàng phi Bạch Tĩnh Cung sống vào thời An Dương Vương. Chèm (có thuyết cho rằng phải viết là Trèm) là tên nôm, tên chữ là Thụy Điềm, sau đổi là Thụy Hương, rồi lại đổi là Thụy Phương. Chữ Chèm, Trèm, tiếng Việt cổ là T’lem, và khi đọc theo lối Hán hoá là Từ Liêm, có thể coi đó là nguồn gốc tạo nên tên gọi huyện Từ Liêm ngày nay. Làng Chèm xa xưa có người họ Lý tên Thân, hiệu là Ông Trọng. Ông có vóc dáng khổng lồ. Thời Hùng Duệ Vương, nước ta có giặc Ái Lao, Chiêm Thành và phía Bắc thường quấy nhiễu biên thuỳ, Lý Ông Trọng nhận chức Chỉ huy Sứ giết tan giặc, mở mang bờ cõi. Sang thời An Dương Vương, nhà Tần bị giặc Hung Nô quấy phá, vua Tần sai sứ sang cầu Thục Phán cho tướng tài sang giúp. Vua Thục cử Lý Ông Trọng đi sứ nhà Tần, vua Tần phong ông là Tư Lệnh Hiệu Uý thống suất 10 vạn quân đi dẹp giặc Hung Nô. Thắng trận khải hoàn, vua Tần phong ông chức Phụ Tín Hầu, gả công chúa cho và giữ ở lại nước Tần. Nhưng Lý Thân nhất quyết về lại quê nhà, công chúa nước Tần cũng theo về sống với ông ở Chèm cho tới khi mất. Lý Ông Trọng trở thành Thành hoàng của làng. Trong thánh phả nước Việt, Lý Ông Trọng đứng hàng thứ ba sau Thánh Tản và Thánh Gióng. Đình làng Chèm có lẽ là ngôi đình duy nhất ở nước Nam ta quay hướng về phương bắc. Hình như đó là cái cách dân Chèm biểu lộ thành ý với bà công chúa sống xa xứ nhưng rất mực yêu chồng được luôn hướng về nơi quê cha đất tổ. Đình nằm trên diện tích gần 2 mẫu, dáng uy nghi theo thế chữ đinh với những cây cột trụ to. Những mái cong của ngôi đình được phủ lên một lớp rêu phong cổ kính. Đình Chèm được xây dựng theo lối kiến trúc nội công ngoại quốc, chắc chắn và công phu, bên trong đình, các cột, mái được chạm trổ tinh vi, bên ngoài có tam quan, có bốn cột đồng trụ. Gian trong cùng của ngôi đình có hai bức tượng Thượng Đẳng Thiên Vương cao 2 trượng và bức tượng công chúa nước Tần - Hoàng phi Bạch Tỉnh Cung cao 8 trượng bằng gỗ sơn son thếp vàng tạc năm 1888. Hiện ở Đình Chèm vẫn còn lưu giữ được nhiều hình chạm khắc gỗ phong cách thế kỷ 18, cùng chiếc lư hương ngàn năm tuổi rất quý hiếm. Để tưởng nhớ công lao của Lý Ông Trọng, nhân dân làng Chèm (Thuỵ Phương); làng Hoàng (Hoàng Xá); làng Mạc (Liên Mạc) cùng lập đền thờ và lo cúng tế từ xưa tới nay. Điều ngạc nhiên là hầu hết các lễ hội đều tổ chức vào mùa xuân nhưng riêng có hội làng Chèm mở giữa mùa hè. Diễn ra từ ngày 14 đến ngày 16 tháng 5 âm lịch, các nghi thức quan trọng của lễ hội đều được tổ chức tại đình Chèm trong đó có lễ rước nước rất long trọng. Hàng ngàn năm nay, Đình Chèm vẫn ngự sát bên bờ sông Hồng nặng phù sa. Theo sách Việt điện u linh cũng như ngọc phả của đình thì đình Chèm được xây dựng từ thế kỷ thứ VII. Từ khi khởi dựng đến nay, do tọa lạc trên khu đất sát kề bờ sông Hồng, nên hàng năm, vào mùa mưa lũ, đình Chèm luôn bị ngập lụt. Đình Chèm đã qua nhiều lần trùng tu, sửa chữa lớn và mở rộng. Theo văn bia tại đình và dòng chữ Hán ghi trên thượng lương thì tòa Hậu cung được xây dựng năm Long Đức thứ 3 (1631) và được trùng tu năm Quang Trung thứ 5 (1792) năm Cảnh Thịnh thứ nhất (1793); tòa Đại bái được sửa chữa năm Cảnh Thịnh thứ 5 (1797) Đặc biệt vào những năm 20 của thế kỷ XX, dân vùng Chèm đã tiến hành một việc quan trọng và táo bạo là nâng toàn bộ ngôi đình lên cao. Đến nay, tất cả kiến trúc của đình Chèm vẫn được bảo tồn khá nguyên vẹn, từ bố cục đến kiểu dáng cả một tổng thể những di tích cổ kính nằm hài hòa trong một không gian rộng thoáng, bên sông Hồng.
Tài liệu liên quan
- Tài liệu Di tích kiến trúc nghệ thuật đình Bình Hòa docx
- 5
- 976
- 3
- Nhà mồ cổ Gia rai - Kiến trúc nghệ thuật độc đáo ppt
- 5
- 610
- 3
- Kiến trúc nghệ thuật đẹp qua hình ảnh nhà sàn của dân tộc Thái doc
- 4
- 3
- 3
- Đình Chèm - Nét kiến trúc nghệ thuật cổ kính ở Bắc Bộ pot
- 4
- 726
- 2
- Đình Đáp Cầu – Công trình kiến trúc, nghệ thuật đặc sắc ở Bắc Ninh potx
- 4
- 1
- 1
- Tìm hiểu giá trị kiến trúc nghệ thuật di tích chùa Lương – Cầu ngói (xóm 3, xã Hải Anh, huyện Hải Hậu, tỉnh Nam Định)
- 9
- 837
- 13
- bảo tàng quảng nịnh công trình kiến trúc nghệ thuật độc đáo
- 9
- 450
- 0
- Chùa thiên mụ một di tích kiến trúc nghệ thuật đáng tự hào của huế
- 2
- 622
- 0
- Tình trạng xâm phạm di tích lịch sử văn hóa thông qua vụ việc vi phạm di tích kiến trúc – nghệ thuật Đình Trong
- 33
- 303
- 0
- Quản lý khu di tích lịch sử văn hóa và kiến trúc nghệ thuật quốc gia đặc biệt bà triệu, xã triệu lộc, huyện hậu lộc, tỉnh thanh hóa
- 140
- 215
- 0
Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về
(197.69 KB - 4 trang) - Đình Chèm - Nét kiến trúc nghệ thuật cổ kính ở Bắc Bộ pot Tải bản đầy đủ ngay ×Từ khóa » Sự Tích đình Chèm
-
Đình Chèm – Wikipedia Tiếng Việt
-
ĐÌNH CHÈM
-
Đền Chèm: Di Tích Và Sự Tích - Du Lịch
-
Sự Tích Đình Chèm ở Hà Nội
-
Chèm - Ngôi đình độc đáo Nhất Kinh Thành Thăng Long
-
Đình Chèm - Cục Di Sản Văn Hóa
-
Đình Chèm Và Sự Tích Lý Ông Trọng - Báo Thái Nguyên
-
Chuyện ít Biết Về Cung Cấm đặc Biệt Tại đình Chèm - Dân Việt
-
Những điều Chưa Biết Về Đình Chèm - Nơi Thờ Lý Ông Trọng
-
Hà Nội: Sự Thật Về Việc Chặt Cây đa Cổ ở Đình Chèm
-
Cận Cảnh Di Tích Quốc Gia đặc Biệt Đình Chèm Trước Và Trong Khi Tu Bổ
-
Cây đa đình Chèm Bị Chặt Hạ Khiến Người Dân Xót Xa
-
Sẽ Thanh Tra Việc Tu Sửa đình Chèm