Định Cư Mỹ Theo Diện F4 Cần Chuẩn Bị Những Gì?
Có thể bạn quan tâm
Để có thể qua Mỹ định cư thì nhiều trường hợp người định cư phải tự nộp đơn, phỏng vấn và đạt được các yêu cầu của Bộ di trú tại Mỹ. Nhưng bên cạnh đó thì định cư Mỹ diện F4 là hình thức định cư bảo lãnh anh chị em ruột chính là một giải pháp hiệu quả. Vậy để định cư Mỹ theo diện F4 cần phải chuẩn bị những gì? Hãy cùng chúng tôi đi tìm lời giải đáp qua chia sẻ dưới đây.
Nội dung chính
- Định cư Mỹ diện F4 là gì?
- Đối tượng nào có thể định cư Mỹ diện F4?
- Với người bảo lãnh
- Người được bảo lãnh
- Những người đi cùng
- Hồ sơ thị thực diện F4 cần những giấy tờ gì?
- Chi phí phải đóng cho chính phủ khi làm hồ sơ xin visa diện F4
- Ưu điểm và những vấn đề có thể xảy ra với visa diện F4
- Ưu điểm
- Những vấn đề có thể xảy ra
- Những lưu ý về việc chuẩn bị đơn bảo lãnh anh chị em diện F4
- Những câu hỏi thường gặp khi phỏng vấn visa định cư Mỹ F4
- Câu hỏi cho đương đơn
- Câu hỏi về mối quan hệ giữa đương đơn chính và những người đi cùng
- Những kinh nghiệm phỏng vấn visa đinh cư Mỹ F4
Định cư Mỹ diện F4 là gì?
Định cư Mỹ diện F4 là được anh/chị/em đã là công dân Mỹ bảo lãnh qua Mỹ sinh sống. Đây là thị thực được xếp vào dạng chờ lâu nhất , cụ thể là đơn bảo lãnh gia đình ưu tiên thứ 4 (tức diện di trú Mỹ F4) được công dân Mỹ nộp để bảo lãnh cho các anh/chị/em đang sinh sống tại nước ngoài. Cụ thể:
- Diện F1: Bảo lãnh Gia Đình Ưu Tiên Thứ Nhất dành cho con độc thân, trên 21 tuổi của các công dân Hoa Kỳ. Thời gian chờ đợi trên 5 năm.
- Diện F2A: Bảo lãnh Gia Đình Ưu Tiên Thứ Hai dành cho người hôn phối và con độc thân dưới 21 tuổi của người có Thẻ Xanh Thường trú nhân. Thời gian chờ đợi hiện nay dưới 1 năm, và có thể lâu hơn trong tương lai gần.
- Diện bảo lãnh F2B dành cho con độc thân, trên 21 tuổi, của các Thường trú nhân. Thời gian chờ đợi khoảng 7 năm. Không có diện cấp chiếu kháng cho các con đã lập gia đình của các Thường trú nhân Hoa Kỳ.
- Diện F3: Bảo lãnh Gia Đình Ưu Tiên Thứ Ba dành cho con đã lập gia đình của công dân Hoa Kỳ. Con dưới 21 tuổi vào thời điểm phỏng vấn của người được bảo lãnh có thể được di dân cùng cha mẹ đến Hoa Kỳ. Thời gian chờ đợi của diện này hiện này khoảng 10 năm.
- Diện F4: Bảo lãnh Gia Đình Ưu Tiên Thứ Tư được công dân Mỹ nộp để bảo lãnh cho các anh chị em. Diện này có thời gian chờ đợi lâu nhất, hiện nay khoảng 13 năm. Chính vì thế, sau một thời gian chờ đợi quá lâu, những đứa cháu của người bảo lãnh đã trên 21 tuổi vào thời điểm phỏng vấn cấp chiếu kháng.
Thị thực diện này có giới hạn số lượng visa hàng năm nên hồ sơ dù được chấp thuận và được chuyển về Trung tâm Chiếu kháng Quốc gia (NVC) nhưng vẫn phải chờ đủ số năm thì hồ sơ mới được giải quyết. Bảo lãnh diện F4 được xếp vào hàng chờ lâu nất, vì vậy, bạn cần lưu ý kỹ và ghi nhớ những kinh nghiệm làm hồ sơ, phỏng vấn để tránh mất thời gian vô ích.
Đối tượng nào có thể định cư Mỹ diện F4?
Mặc dù thời gian xử lý hồ sơ lâu, nhiều thủ tục và giấy tờ phức tạp, xong định cư Mỹ diện F4 có rất nhiều ưu điểm. Những đối tượng có thể định cư Mỹ diện này cần thỏa mãn những điều kiện sau.
Với người bảo lãnh
- Có độ tuổi ít nhất từ 21 tuổi trở lên mới được nộp hồ sơ
- Bắt buộc phải là công dân Mỹ (đây là điều kiện tiên quyết để bảo lãnh người thân định cư Mỹ diện F4)
- Chứng minh được mối quan hệ huyết thống giữa người lão lãnh và người được bảo lãnh.
Người được bảo lãnh
- Là người có quan hệ huyết thống (anh/chị/em) với người bảo lãnh.
- Nếu người bảo lãnh là vợ/chồng của anh/chị/em đang ở Mỹ thì không có quyền bảo lãnh vì không cũng huyết thống với người được bảo lãnh.
- Có sự tương tác với người bảo lãnh trong những năm gần thời điểm nộp hồ sơ xin thị thực.
Những người đi cùng
- Người đi cùng là gia đình của người được bảo lãnh bao gồm vợ/ chồng có quan hệ hôn thú với người được bảo lãnh, con cái độc thân dưới 21 tuổi của người được bảo lãnh
- Chứng minh được mối quan hệ với người bảo lãnh và người được bảo lãnh bằng giấy tờ hợp pháp.
Hồ sơ thị thực diện F4 cần những giấy tờ gì?
Để quá trình làm thủ tục xin định cư Mỹ theo diện F4 – bảo lãnh anh chị em ruột diễn ra thuận lợi thì bạn cần phải chuẩn bị các loại giấy tờ sau:
- Giấy khai sinh của người thực hiện bảo lãnh và người được bảo lãnh. Trong giấy khai sinh đó phải chứng minh được rằng ít nhất là hai người có một mẹ hoặc một cha chung.
- Bản sao hộ chiếu, bằng quốc tịch, giấy khai sinh Hoa Kỳ.
- Bản sao giấy xác nhận đổi tên của người thực hiện bảo lãnh trong trường hợp nếu có.
- Mẫu đơn I-130 (bắt buộc).
Trong trường hợp nếu muốn định cư Mỹ theo diện bảo lãnh như là anh chị em nuôi (không có quan hệ huyết thống) hay là con của cha mẹ kế, con cùng cha khác mẹ thì lại yêu cầu về các giấy tờ sau:
- Bản sao của nghị định nhận con nuôi với điều kiện là việc nhận con nuôi được diễn ra trước khi người bảo lãnh hay anh chị em của người con nuôi đó được 16 tuổi.
- Sổ hộ khẩu gia đình có tên của người con nuôi.
- Học bạ của người con nuôi có tên của cha mẹ.
Nếu trường hợp người bảo lãnh và người được bảo lãnh có cùng quan hệ thông qua hình thức cha mẹ kế thì giấy tờ xin định cư gồm:
- Bản sao giấy ly hôn của cha/mẹ đẻ hay cha/mẹ kế đối với cuộc hôn nhân đó để chứng minh mối quan hệ đó đã kết thúc.
- Bản sao ly hôn của cha với người vợ trước đó.
Nếu người bảo lãnh hay người được bảo lãnh đổi tên phải nộp bản sao giấy chứng nhận rằng mình đã đổi tên chẳng hạn như giấy hôn thú, giấy đổi tên của tòa án hay là giấy nhận con nuôi.
Các bạn lưu ý rằng khi chuẩn bị hồ sơ bảo lãnh định cư Mỹ theo diện F4 thì hồ sơ và các giấy tờ chuẩn bị cần:
- Dịch thuật công chứng sang tiếng Anh.
- NVC sau khi nhận được hồ sơ xin định cư sẽ sắp xếp lịch phỏng vấn trong khoảng thời gian từ 1-3 tháng. Phía NVC sẽ có lịch trình cụ thể cho ngày phỏng vấn cùng với cách kiểm tra sức khỏe và các thông tin liên quan.
- Khi NVC gửi lịch phỏng vấn nhưng người gửi không liên lạc lại với NVC trong vòng 1 năm thì đơn đó xem như là bị hủy.
- Cần kiểm tra xem hồ sơ đã chuẩn bị đầy đủ theo đúng yêu cầu chưa trước khi đi phỏng vấn.
- Hiện nay, phí xin cấp thị thực đối với bảo lãnh theo diện gia đình là 230 USD/Người. Với trường hợp nếu bạn đã đóng phí cấp thị thực cho NVC tại Hoa Kỳ trước đó rồi thì bạn sẽ không cần phải nộp thêm phí nữa. Phí được nhận theo đơn vị đô la Mỹ (USD). Do vậy, bạn cần quy đổi tiền trước khi nộp.
- Kết quả của việc xin thị thực di dân định cư Mỹ sẽ phụ thuộc chủ yếu vào hồ sơ hay kết quả của buổi phỏng vấn.
>>XEM THÊM: HỎI ĐÁP: Hồ sơ visa định cư Mỹ giải quyết đến đâu rồi?
Chi phí phải đóng cho chính phủ khi làm hồ sơ xin visa diện F4
Những loại chi phí bạn phải đóng khi xin visa F4:
Loại phí | Số tiền |
Phí mở hồ sơ | 535 USD |
Phí kiểm tra thuế thu nhập | 120 USD/bộ |
Phí phỏng vấn | 325 USD/người |
Phí kiểm tra sức khỏe | 205 USD/người |
Phí làm thẻ xanh | 165 USD/người |
Ưu điểm và những vấn đề có thể xảy ra với visa diện F4
Ưu điểm
- Khi người được bảo lãnh được chấp nhận visa diện F4 thì không chỉ một mình người này được sang Mỹ định cư mà cả gia đình, bao gồm vợ và những người con độc thân dưới 21 tuổi cũng được đi theo.
- Gia đình được bảo lãnh đi Mỹ diện này được cấp thẻ xanh 10 năm thay vì 2 năm như trường hợp bảo lãnh vợ/chồng.
Những vấn đề có thể xảy ra
Người bão lãnh không đủ khả năng tài chính
Vì visa F4 cho phép đưa những người trong gia đình đi cùng, yêu cầu về khả năng tài chính của người bảo lãnh tại Mỹ cũng đòi hỏi nhiều hơn. Số người được bảo lãnh càng nhiều thì số tiền chứng minh tài chính của người bảo lãnh càng lớn. Trong trường hợp người bảo lãnh không đủ điều kiện tài chính, bạn có thể được mượn người đồng bảo trợ. Người này có thể là vợ/chồng, bạn bè, họ hàng người thân của người bảo lãnh, là thường trú nhân hoặc công dân Mỹ.
Bổ sung thông tin
13 năm là một khoảng thời gian rất dài, có nhiều thay đổi về thông tin cá nhân, học vấn và tình trạng hôn nhân. Những thay đổi đó đồng nghĩa với việc bạn phải bổ sung thông tin và giấy tờ cho bộ hồ sơ diện F4 của mình.
Trong trường hợp này, mỗi loại giấy tờ bổ sung sẽ cộng thêm thời gian xử lý là 6 tháng. Tuy nhiên, có những thời điểm bổ sung giấy tờ hợp lý giúp bạn không bị kéo dài thời gian chờ đợi. Hãy tham khảo thông tin từ các tư vấn viên nếu bạn cần bổ sung thông tin.
Chuẩn bị cho cuộc sống mới tại Mỹ
Đưa cả gia đình sang Mỹ định cư đồng nghĩa với những lo toan cho cuộc sống mới lớn hơn. Khác với việc một mình bạn sang Mỹ một mình, gia đình bạn cần có nhà ở, có phương tiện đi lại và những thứ khác để phục vụ nhu cầu thiết yếu. Bạn không thể đòi hỏi việc ở chung hoặc giúp đỡ từng chút một từ người anh/chị/em bảo lãnh bạn. Sẽ rất bất tiện cho gia đình của họ và chính bạn. Vì vậy trong thời gian 13 năm xử lý hồ sơ, hãy tiết kiệm tiền để thuê nhà tại Mỹ, học lái xe, lên kế hoạch cho công việc và học tập của gia đình khi chuyển tới đất nước mới.
Các sự cố không lường trước
- Người bảo lãnh qua đời
- Người được bảo lãnh qua đời
Những lưu ý về việc chuẩn bị đơn bảo lãnh anh chị em diện F4
- Luật quy định trong diện này cho phép chồng hoặc vợ và con dưới 21 tuổi (chưa lập gia đình) được phép đi cùng với người được bảo lãnh chính, do đó người bảo lãnh chỉ điền một đơn I-130 cho người được bảo lãnh chính, hôn phu hoặc hôn thê và các con của họ đi theo sẽ được điền phần sau của mẫu đơn I-130 này.
- Khi làm đơn I-130 để bảo lãnh thân nhân, các bạn cần phải nhớ những điều dưới đây:
- Không ghi tên tắt, ghi tên họ đầy đủ khi có khung yêu cầu.
- Điền đầy đủ thông tin vào tất cả các phần. Những phần nào không áp dụng thì bạn ghi là «Not Applicable» hoặc «N/A».
- Ngày phải ghi theo dạng tháng/ngày/năm. Ngày 04 tháng 06 năm 2015 thì phải ghi là 06/04/2015.
- Những giấy tờ phụ mà bạn gửi kèm theo mẫu I-130:
- USCIS chấp nhận bản sao. Khi người nộp hồ sử dụng bản chính thì họ sẽ lưu lại trong hồ sơ của bạn. Còn nếu bạn gửi bản sao, họ sẽ liên lạc với bạn khi họ cần bản chánh.
- Những giấy tờ, hồ sơ không phải bằng tiếng Anh thì cần được dịch sang tiếng Anh với địa chỉ và tên họ đầy đủ của người dịch. Người dịch cần phải xác nhận rằng mình đã dịch đúng với bản chính.
- Giấy tờ chứng minh bạn là công dân Mỹ cần có: Bản sao giấy khai sinh (nếu bạn được sinh ra tại Mỹ); hoặc bản sao bằng quốc tịch; hoặc bản sao hộ chiếu Mỹ; hoặc là mẫu đơn FS-240, cung cấp ngày tháng năm sinh của bạn tại Mỹ.
Những câu hỏi thường gặp khi phỏng vấn visa định cư Mỹ F4
Câu hỏi cho đương đơn
- Người bảo lãnh định cư Mỹ theo diện gì?
- Người bảo lãnh đi năm nào? Nhập cảnh vào Mỹ tháng năm? Lúc đó đi với ai? Có đi vượt biên chung với bà con không?
- Có người thân nào bên Mỹ nữa không?
- Người bảo lãnh có gia đình chưa? Vợ/ chồng, con ( nếu có ) người bảo lãnh tên gì? Con người bảo lãnh sinh con lúc nào? Tên gì?
- Hình ảnh gia đình người bảo lãnh đâu?
- Người bảo lãnh sống ở đâu trên nước Mỹ? Người bảo lãnh đang làm gì (hưởng trợ cấp )?
- Người bảo lãnh về VN mấy lần? Vào những tháng năm nào?
- Hiện nay người bảo lãnh đang sống với ai? Đang ở địa chỉ bao nhiêu? Số điện thoại và địa chỉ email?
Câu hỏi về mối quan hệ giữa đương đơn chính và những người đi cùng
- Đương đơn còn nhớ sinh cháu năm nào? Ngày mấy tháng mấy? Sanh lúc mấy giờ?
- Khi mới sanh cháu cân nặng bao nhiêu? Sinh ở bệnh viện nào? Sinh có khó khăn gì không?
- Đương đơn có mấy người con? Con đương đơn hiện tại bao nhiêu tuổi? Đang học tại trường nào?
- Ba mẹ vợ/ chồng của đương đơn tên gì? Anh/ chị/ em chồng của đương đơn tên gì? Gia đình vợ/ chồng đương đơn có mấy anh/ chị/ em?
- Tại sao Giấy Khai sinh của đương phải làm lại đăng ký mới? Giấy khai sinh cũ đâu?
- Vợ/ chồng đương đơn đám cưới được bao nhiêu năm rồi? Đám cưới được tổ chức ở đâu? Ngày tháng năm nào?
- Vợ/ chồng đương đơn sinh nhật ngày nào?
- Vợ/ chồng đương đơn đang đi làm hay thất nghiệp? Nếu đi làm, công ty tên gì?
Những kinh nghiệm phỏng vấn visa đinh cư Mỹ F4
- Chỉ trả lời đúng trọng tâm câu hỏi. Hạn chế lan man, nói những vấn đề không liên quan.
- Nếu không nghe rõ câu hỏi, bạn có thể lịch sự hỏi lại một lần nữa. Viên chức lãnh sự sẽ không đánh giá cao câu trả lời sai mục đích được hỏi.
- Nên nghe hết câu hỏi của Viên chức Lãnh sự, không nên ngắt lời khi câu hỏi đang được hỏi.
- Luôn nhớ rằng: “Sự thật là quan trọng nhất”. Nếu bạn không chắc chắn về trường hợp của mình thì nên nói sự thật chuyện gì đã xảy ra và giải thích về vấn đề đó.
- Giấy tờ mang theo khi phỏng vấn nên là giấy tờ xác thực và là giấy tờ gốc.
Mọi yếu tố từ giấy tờ, bằng chứng quan hệ, câu trả lời khi phỏng vấn đều phải trung thực. Vì hành động mang tính lừa dối đều không qua được sự kiểm soát chặt chẽ cũng như kinh nghiệm giải quyết hồ sơ nhiều năm của các Viên chức Lãnh sự quán.
Trên đây là toàn bộ những thông tin cơ bản về định cư Mỹ diện F4. Để tìm hiểu chi tiết thêm về định cư Mỹ diện F4 hay các loại hình định cư khác thì bạn có thể liên hệ với chúng tôi theo hotline: 0972.131.212 để được tư vấn và hỗ trợ giải đáp thắc mắc.
3.9/5 - (15 votes)Từ khóa » Visa Diện F4 Là Gì
-
Diện F4: Công Dân Mỹ Bảo Lãnh Anh Chị Em - Green Visa
-
Diện F4 – Bảo Lãnh đi Mỹ Diện Anh Chị Em - SKT Law
-
Định Cư Mỹ F4 - Bảo Lãnh đi Mỹ Diện Anh Chị Em Ruột - Viva Consulting
-
Những Quy định Về Diện Bảo Lãnh F4 đi Mỹ Bạn Không Nên Bỏ Qua
-
Visa Diện F4 Và Những điều Bạn Cần Biết - Catholic MTA
-
BẠN BIẾT GÌ VỀ ĐỊNH CƯ MỸ DIỆN F4? - Chuyên Bảo Lãnh Đi Mỹ ...
-
Tổng Hợp Thông Tin Bảo Lãnh Anh Chị Em Sang Mỹ (diện F4) | Định Cư ...
-
XUẤT NHẬP CẢNH ĐI MỸ DIỆN F4
-
Định Cư Mỹ Diện Visa F4
-
Visa F4 Mỹ Là Gì? Quy Trình Thủ Tục Xin Visa Diện F4 Bạn Nên Biết
-
Tại Sao Bảo Lãnh Diện F4 Lại Chờ Lâu Hơn Các Diện Khác ?
-
NGUYÊN NHÂN KHIẾN CON QUÁ TUỔI DIỆN F4
-
Hồ Sơ định Cư Mỹ Diện F4 Giải Quyết đến đâu – Hướng Dẫn Cách Xem
-
Bảo Lãnh đi Mỹ Diện Anh Chị Em Diện F4 - Luật ACC