Dinh Độc Lập Và Những Biến Cố Lịch Sử ở Sài Gòn - Thời Xưa

Skip to content

Dinh Độc Lập hay còn được biết đến với nhiều tên gọi khác như: Dinh Norodom, Dinh Toàn quyền, Dinh Thống Nhất, Hội trường Thống Nhất. Là dinh thự được người Pháp xây dựng ở Sài Gòn, từng được xem là dinh thự đẹp nhất Á Đông, là nơi ở của những con người quyền lực nhất thời bấy giờ, cũng là một chứng nhân chứng kiến bao biến cố lịch sử.

Ngày 31/08/1958, Pháp nổ súng đổ bộ lên bán đảo Sơn Trà mở đầu cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam và tiến hành đánh vào Gia Định năm 1859. Đến năm 1867, sau khi chiếm xong 6 tỉnh Nam Kỳ (Biên Hoà, Gia Định, Định Tường, Vĩnh Long, An Giang, Hà Tiên) Pháp bắt đầu cho thiết kế và tiến hành xây dựng dinh thự làm nơi ở cho Thống đốc Nam Kỳ tại trung tâm Sài Gòn. Ngày 23/08/1868, Thống đốc Nam Kỳ Lagrandière đã làm lễ khởi công xây dựng Dinh Độc Lập theo đồ án của kiến trúc sư Hermite, do chiến tranh Pháp – Phổ (1870) nên đến năm 1873 việc xây dựng mới hoàn thành. Dinh được đặt tên là Dinh Norodom tọa lạc trên đại lộ Norodom (đây là tên của vị Quốc vương Campuchia 1834 -1904). Dinh Độc Lập và Những Biến Cố Lịch Sử Việt Nam - Quan Điểm - Việt Báo Foundation – A Nonprofit 501 (c)(3) Organization

Sau này, khi được nhà kiến trúc Ngô Văn Thụ thiết kế lại dinh đã được lấy ý tưởng từ triết lý phương đông cổ truyền và bản sắc văn hóa của dân tộc để thiết kế. Kiến trúc của dinh là sự kết hợp hài hoà giữa nghệ thuật kiến trúc hiện đại với kiến trúc truyền thống phương đông. Theo đó, toàn thể kết cấu của dinh làm thành hình chữ “Cát” với hàm ý là tốt lành, may mắn và thịnh vượng. Bên cạnh đó, vẻ đẹp trong kiến trúc của dinh còn được thể hiện qua hệ thống rèm hoa đá bao xung quanh lầu hai với hình dáng những đốt trúc thanh tao. Còn phía bên trong dinh, tất cả các đường nét đều được thiết kế bằng nét ngang bằng, sổ thẳng. Có rất nhiều phòng ốc được xây dựng phía bên trong, tùy theo chức năng, mục đích sử dụng mà có cách trang trí khác nhau. Phía trước dinh được xây dựng một thảm cỏ hình oval có đường kính 102m. Chạy theo suốt chiều ngang của đại sảnh là hồ nước hình bán nguyệt, trong hồ có trồng sen và súng.

Dinh Độc lập và những biến cố lịch sử ở Sài Gòn

Trong giai đoạn từ năm 1871 – 1887, dinh được sử dụng làm nơi ở và làm việc của Thống đốc Nam Kỳ (Gouverneur de la Cochinchine) nên được gọi là Dinh Thống đốc. Từ 1887 – 1945, nơi ở và làm việc của các Thống đốc được chuyển sang một dinh thự khác ở gần đó, nơi đây trở thành nơi ở và làm việc của các Toàn quyền Đông Dương nên trong thời gian này được gọi là Dinh Toàn quyền. Trong suốt thời kỳ Pháp xâm lược Đông Dương thì nơi đây được xem là cơ quan chính trong bộ máy cai trị của Pháp trên toàn cõi Đông Dương.

Đến ngày 09/03/1945, sau sự kiện Nhật đảo chính Pháp, dinh trở thành nơi làm việc và cai trị của Nhật tại Việt Nam. Nhưng chỉ đến tháng 09/1945, sau vụ việc Mỹ ném bom nguyên tử xuống hai thành phố Hiroshima và Nagasaki và thất bại của quân đội Nhật trong chiến tranh thế giới lần thứ hai (1939 – 1945), Pháp đã trở lại chiếm Nam Bộ. Một lần nữa Dinh Norodom lại trở thành trụ sở làm việc của chính quyền Pháp tại Việt Nam. Khám phá Dinh Độc Lập - Dấu ấn lịch sử ngày miền Nam giải phóng – Mộc Riêu Nướng - Mộc Lai Rai Quán

Mãi đến năm 1954, sau khi ký kết Hiệp định Giơ-ne-vơ mới chấm dứt sự hiện diện của quân đội Pháp trên bán đảo Đông Dương và chấm dứt chế độ cai trị của thực dân Pháp trên toàn cõi Đông Dương. Việt Nam bị chia cắt thành hai miền nam – bắc, lấy vĩ tuyến 17 làm ranh giới.  Ngày 07/9/1954, dinh được đại diện Pháp là tướng Paul Ely bàn giao lại cho đại diện chính quyền Quốc Gia Việt Nam lúc này là Thủ tướng Ngô Đình Diệm.

Đến năm 1955, Thủ tướng Ngô Đình Diệm đã phế truất Quốc trưởng Bảo Đại và lên làm Tổng thống sau cuộc trưng cầu ý dân. Sau đó, Dinh Norodom được Thủ tướng Ngô Đình Diệm đổi tên thành Dinh Độc Lập, vào thời điểm này còn được gọi là Dinh Tổng thống. Còn trong phong thủy do dinh được đặt ở vị trí đầu rồng nên còn được gọi là Phủ Đầu Rồng. Cũng từ đây, dinh trở thành nơi ở và làm việc của Tổng thống, và cũng là hình ảnh đại diện cho sự cai trị của chính quyền Quốc Gia Việt Nam.

Đến ngày 27/02/1962, phe đảo chính cử hai phi công là Nguyễn Văn Cử và Phạm Phú Quốc thuộc quân lực Việt Nam Cộng Hòa lái 2 máy bay AD6 ném bom làm sập dinh. Do hư hỏng nặng và không thể khôi phục lại nên Ngô Đình Diệm đã tiến hành cho xây dựng lại một dinh thự mới ngay trên nền đất cũ theo đồ án thiết kế của kiến trúc sư Ngô Viết Thụ (người Việt Nam đầu tiên đạt giải Khôi nguyên La Mã năm 1955). Trong khoảng thời gian xây dựng dinh thự mới, gia đình Tổng thống Ngô Đình Diệm chuyển sang sống tại Dinh Gia Long và bị phe đảo chính ám sát vào ngày 02/11/1963. Sau đó, ngày 31/10/1966, người chủ trì buổi lễ khánh thành Dinh Độc Lập là Nguyễn Văn Thiệu lúc bấy giờ là Chủ tịch Uỷ ban lãnh đạo quốc gia, sau đó lên làm Tổng thống vào năm 1967.  Như vậy, là người khởi xướng xây dựng Dinh Độc Lập nhưng Tổng thống Ngô Đình Diệm vẫn chưa được ở đây ngày nào, và người sống ở đây lâu nhất lại là Tổng thống Đệ nhị Việt Nam Cộng Hòa Nguyễn Văn Thiệu, từ tháng 10/1967 đến 21/4/1975.

Lần thứ hai Dinh Độc Lập bị đánh bom là  08/04/1975, một trái bom do chiếc máy bay F5E do Nguyễn Thành Trung lái, xuất phát từ Biên Hòa đã ném bom vào dinh. Tuy nhiên, do chỉ nổ phần đầu cắm xuống nên chỉ làm sạt lún một khoảng nhỏ, gây thiệt hại không đáng kể. Dinh Thống Nhất - Nơi chứng kiến nhiều biến cố lịch sử

Đến ngày 30/04/1945, sau hàng loạt các sự kiện: xe tăng số hiệu 843 của quân Giải phóng húc nghiêng cổng phụ của Dinh Độc Lập; xe tăng số hiệu 390 húc tung cổng chính, trực tiếp tiến vào dinh; lá cờ của chính quyền Việt Nam Cộng Hòa bị hạ xuống, thay vào đó là cờ của Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam được treo lên nóc dinh; sự đầu hàng vô điều kiện của Tổng thống Việt Nam Cộng Hòa – Dương Văn Minh cùng toàn bộ nội các chính quyền Việt Nam Cộng Hòa đã đánh dấu sự thắng lợi của chính quyền cách mạng. Vào ngày này, Dinh Độc Lập lại một lần nữa chứng kiến sự chuyển giao quyền lực từ chính quyền Việt Nam Cộng Hòa cho chính quyền cách mạng, từ đây hoàn toàn chấm dứt chiến tranh.

Từ ngày 16 đến ngày 21/11/1975, Dinh Độc Lập là nơi diễn ra Hội nghị Hiệp thương chính trị thống nhất hai miền Nam Bắc. Tiếp đó, các hội nghị, sự kiện lớn trong cả nước cũng lần lượt được tổ chức tại đây. Cuối cùng Dinh Độc Lập được đổi tên thành Hội trường Thống Nhất.

Do là một chứng tích lịch sử đặc biệt quan trọng, là nơi chứng kiến và diễn ra nhiều biến cố chính trị lớn cùng với kiến trúc độc đáo nên Dinh Độc Lập đã được nhà nước xếp hạng là di tích lịch sử quốc gia. Ngày nay, Dinh Độc Lập thu hút rất nhiều khách du lịch trong nước lẫn cả du khách nước ngoài đến tham quan.

Như vậy, từ ngày được xây dựng đến thời điểm hiện tại, Dinh Độc Lập là nơi đã diễn ra rất nhiều sự kiện lịch sử lớn, quan trọng; là nơi ở của những con người quyền lực nhất; nhiều lần chứng kiến sự chuyển giao quyền lực của các chính quyền. Năm tháng đã qua, quyền lực nhiều lần chuyển dời, nhưng Dinh Độc Lập vẫn sừng sững đứng đấy, nhìn sự đổi thay của thời đại; vẫn mang trong mình nét đẹp độc đáo, hài hòa giữa truyền thống và hiện đại. Dẫu bao năm tháng đã qua, người ta vẫn tìm về tham quan Dinh Độc Lập như một cách trải nghiệm, ngẫm lại những thăng trầm lịch sử đã qua.

Từ khóa » Dinh độc Lập Xưa