Dinh Độc Lập – Wikipedia Tiếng Việt
Có thể bạn quan tâm
Dinh Độc Lập | |
---|---|
Mặt tiền Dinh Độc Lập vào năm 2024 | |
Thông tin chung | |
Tên khác | Phủ Đầu Rồng |
Dạng | Dinh Tổng thống |
Địa điểm | 135 Nam Kỳ khởi nghĩa, phường Bến Thành, Quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam |
Tọa độ | 10°46′38″B 106°41′44″Đ / 10,777108°B 106,695441°Đ |
Xây dựng | |
Khởi công | 1 tháng 7 năm 1962 |
Hoàn thành | 31 tháng 10 năm 1966 |
Trùng tu | 14 tháng 3 năm 1970 |
Diện tích sàn | 120.000 m² |
Chiều cao | 26 m |
Thiết kế | |
Kiến trúc sư | Ngô Viết Thụ |
Kỹ sư xây dựng | Phan Văn Điển |
Dinh Độc Lập là một tòa dinh thự tại Thành phố Hồ Chí Minh, từng là nơi ở và làm việc của Tổng thống Việt Nam Cộng hòa trước Sự kiện 30 tháng 4 năm 1975. Hiện nay, dinh đã được Chính phủ Việt Nam xếp hạng là di tích quốc gia đặc biệt. Cơ quan quản lý di tích văn hoá Dinh Độc Lập có tên là Hội trường Thống Nhất thuộc Cục Hành chính Quản trị II – Văn phòng Chính phủ.
Lịch sử
[sửa | sửa mã nguồn]Thời Việt Nam Cộng hòa
[sửa | sửa mã nguồn] Xem thêm: Dinh NorodomDinh Độc Lập hiện nay được Tổng thống Ngô Đình Diệm cho khởi công xây dựng ngày 1 tháng 7 năm 1962, sau khi dinh cũ từ thời Pháp thuộc bị hư hại do vụ đánh bom của hai phi công. Dinh được xây theo bản thiết kế của kiến trúc sư Ngô Viết Thụ, người Việt Nam đầu tiên đạt giải Khôi nguyên La Mã.
Trong thời gian xây dựng, gia đình Tổng thống Ngô Đình Diệm tạm thời chuyển sang sống tại Dinh Gia Long. Công trình đang xây dựng dở dang thì Ngô Đình Diệm bị phe đảo chính ám sát ngày 2 tháng 11 năm 1963. Do vậy, ngày khánh thành dinh, 31 tháng 10 năm 1966, người chủ tọa buổi lễ là Nguyễn Văn Thiệu, Chủ tịch Ủy ban Lãnh đạo Quốc gia. Từ ngày này, Dinh Độc Lập mới xây dựng trở thành nơi ở và làm việc của tổng thống Việt Nam Cộng hòa. Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu sống ở dinh này từ tháng 10 năm 1967 đến ngày 21 tháng 4 năm 1975. Ngày 8 tháng 4 năm 1975, chiếc máy bay F-5E do phi công Nguyễn Thành Trung lái, xuất phát từ Biên Hòa, đã ném bom Dinh nhằm mục đích ám sát Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu, gây hư hại không đáng kể.
Lúc 10 giờ 45 phút ngày 30 tháng 4 năm 1975, xe tăng T54B mang số hiệu 843 của Quân đội Nhân dân Việt Nam dưới quyền chỉ huy của Trung úy Bùi Quang Thận đã húc nghiêng cổng phụ của Dinh Độc Lập, tiếp đó xe tăng Type 59 mang số hiệu 390 do Vũ Đăng Toàn chỉ huy đã húc tung cổng chính tiến thẳng vào dinh. Lúc 11 giờ 30 phút cùng ngày, Trung úy Quân Giải phóng Bùi Quang Thận, đại đội trưởng, chỉ huy xe 843, đã hạ quốc kỳ Việt Nam Cộng hòa trên nóc dinh xuống, kéo lá cờ Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam lên, kết thúc 20 năm cuộc kháng chiến chống Mỹ.
Sau năm 1975
[sửa | sửa mã nguồn]Sau hội nghị hiệp thương chính trị thống nhất hai miền Nam Bắc thành một đất nước Việt Nam thống nhất diễn ra tại dinh Độc Lập vào tháng 11 năm 1975. Cơ quan hiện quản lý di tích văn hoá Dinh Độc Lập có tên là Hội trường Thống Nhất[1] thuộc Cục Hành chính Quản trị II - Văn phòng Chính phủ.
Đây là di tích lịch sử văn hoá nổi tiếng được đông đảo du khách trong nước và nước ngoài đến tham quan. Nơi này được công nhận là Di tích lịch sử văn hóa quốc gia tại Quyết định số 77A/VHQĐ ngày 25/6/1976 của Bộ trưởng Bộ Văn hóa (Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch ngày nay). Thủ tướng Chính phủ nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam đã ký Quyết định số 1272/QĐ-TTg xếp hạng Di tích lịch sử Dinh Độc Lập là một trong 10 di tích quốc gia đặc biệt đầu tiên của Việt Nam vào ngày 12 tháng 8 năm 2009.
Ngày nay, Dinh Độc Lập trở thành một trong những địa điểm du lịch không thể thiếu của mỗi người dân khi tới Thành phố Hồ Chí Minh. Không chỉ có ý nghĩa về lịch sử mà Dinh Độc Lập còn thể hiện nét kiến trúc tiêu biểu của Việt Nam thời kì những thập niên 60. Ngoài ra, Hội trường Thống Nhất thường là nơi diễn ra các sự kiện lớn tổ chức tại thành phố, các buổi tiếp khách của Đảng, Nhà nước tại TPHCM cũng như chính quyền thành phố. Đồng thời là nơi tổ chức quốc tang cho các lãnh đạo Đảng, Nhà nước ở TPHCM và là điểm dừng cuối cùng của giải đua Cúp Truyền Hình HTV hàng năm.
Đặc điểm
[sửa | sửa mã nguồn]Dinh được kiến trúc sư Ngô Viết Thụ thiết kế xây dựng trên diện tích 4.500 m², diện tích sử dụng 20.000 m², gồm 3 tầng chính, 2 gác lửng, tầng nền, 2 tầng hầm và 1 sân thượng cho máy bay trực thăng đáp xuống. Hơn 100 căn phòng của Dinh được trang trí theo phong cách khác nhau tùy theo mục đích sử dụng bao gồm các phòng khánh tiết, phòng họp hội đồng nội các, phòng làm việc của Tổng thống và của Phó Tổng thống, phòng trình ủy nhiệm thư, phòng đại yến,... chưa kể các phần khác như hồ sen bán nguyệt hai bên thềm đi vào chánh điện, bao lơn, hành lang...
Dinh cao 26m, tọa lạc trong khuôn viên rộng 12 ha rợp bóng cây. Bên ngoài hàng rào phía trước và phía sau Dinh là 2 công viên cây xanh. Giữa những năm 1960, đây là công trình có quy mô lớn nhất miền Nam và có chi phí xây dựng cao nhất (150.000 lượng vàng). Các hệ thống phụ trợ bên trong Dinh hiện đại: điều hòa không khí, phòng chống cháy, thông tin liên lạc, nhà kho. Tầng hầm chịu được oanh kích của bom lớn và pháo. Mặt tiền của Dinh được trang trí cách điệu các đốt mành trúc phỏng theo phong cách các bức mành tại các ngôi nhà Việt và họa tiết các ngôi chùa cổ tại Việt Nam. Các phòng của Dinh được trang trí nhiều tác phẩm sơn hà cẩm tú, tranh sơn mài, tranh sơn dầu.
Tên gọi
[sửa | sửa mã nguồn]Tên chính thức của công trình này cho đến hiện nay vẫn là Dinh Độc Lập nhưng vẫn có một số cách gọi nhầm lẫn giữa Dinh Độc Lập, Hội trường Thống Nhất và Dinh Thống Nhất[2].
- Dinh Độc Lập là tên của một dinh thự (một tòa nhà) được chính quyền Việt Nam Cộng hòa xây dựng từ trước năm 1975 với mục đích làm nơi ở và làm việc của Tổng thống (Phủ Tổng thống) trên nền Dinh Norodom (Phủ Toàn Quyền) cũ. Trong đại chúng thời Việt Nam Cộng hòa, Dinh này cũng còn được gọi là Dinh Tổng thống hoặc Phủ đầu rồng.
- Hội trường Thống Nhất là tên của cơ quan (tổ chức) quản lý Dinh Độc Lập ngày nay, được thành lập theo Quyết định số 709/QĐ-VPCP ngày 14 tháng 6 năm 2013 của Bộ trưởng chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ nghĩa Việt Nam.
- Dinh Thống Nhất là một cách gọi sai, vì nhầm lẫn giữa hai thực thể: Dinh Độc Lập (tòa nhà) và Hội trường Thống Nhất (cơ quan quản lý tòa nhà đó). Có thể vì người ta cho rằng sau năm 1975, Dinh Độc Lập đã đổi sang tên mới là Dinh Thống Nhất, nhưng thực tế không tồn tại một văn bản chính thức nào của các cơ quan quản lý có thẩm quyền về việc đổi tên này.
Một số hình ảnh
[sửa | sửa mã nguồn]- Phòng họp Nội các ở lầu 1.
- Phòng đại yến ở lầu 1.
- Phòng tiếp khách của Tổng thống ở lầu 2.
- Phòng trình Quốc thư ở lầu 2
- Phòng tiếp khách của Phó Tổng thống ở lầu 2.
- Phòng giải trí ở lầu 3.
- Phòng chiếu phim ở lầu 3.
- Tranh miêu tả cảnh chị em Thúy Kiều gặp Kim Trọng trong ngày Tết Thanh minh của họa sĩ Lê Chánh, treo ở lầu 3.
- Vị trí hai quả bom mà phi công Nguyễn Thành Trung ném phát nổ, bên cạnh là chiếc UH-1 của tổng thống Nguyễn Văn Thiệu
- Một phiên bản đồng dạng đồng thời với Xe tăng 843 nay đang được trưng bày tại Hội trường Thống Nhất (Dinh Độc Lập cũ). Xe tăng 843 "gốc" hiện được lưu giữ tại Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam [3]
Tham khảo
[sửa | sửa mã nguồn]- ^ “Giới thiệu Dinh Độc Lập”. Bản gốc lưu trữ ngày 16 tháng 10 năm 2013. Truy cập ngày 13 tháng 10 năm 2013.
- ^ Hội trường Thống Nhất. “Hội trường Thống Nhất (tên một tổ chức do văn phòng Chính phủ nước CHXHCNVN thành lập có nhiệm vụ, chức năng quản lý khu di tích Dinh Độc Lập)”. Bản gốc lưu trữ ngày 4 tháng 1 năm 2020.
- ^ Đi tìm "bản gốc" hai chiếc xe tăng húc đổ cổng Dinh Độc Lập , Giáo dục Việt Nam, 30/4/2012
Liên kết ngoài
[sửa | sửa mã nguồn] Wikimedia Commons có thêm hình ảnh và phương tiện truyền tải về Dinh Độc Lập.- Di tích lịch sử văn hoá - Dinh Độc Lập - Trang chính thức
- Dinh Thống Nhất Lưu trữ 2005-05-24 tại Wayback Machine, trên trang web của Quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh
- Dinh Thống Nhất nhìn từ vệ tinh, từ Google Maps
| ||
---|---|---|
Trung du vàmiền núi phía Bắc(22 di tích) | ATK Chợ Đồn · ATK Định Hóa · ATK II Hiệp Hòa · Chi Lăng · Chùa Bổ Đà · Chùa Vĩnh Nghiêm · Đền Hùng · Địa điểm Chiến thắng Biên giới năm 1950 · Địa điểm Chiến thắng Xương Giang · Điện Biên Phủ · Hồ Ba Bể · Khu BTTN Na Hang – Lâm Bình · KDT cách mạng Việt Nam – Lào · KDT khởi nghĩa Bắc Sơn · KDT khởi nghĩa Yên Thế · KDT Kim Bình · Nhà tù Sơn La · Pác Bó · Ruộng bậc thang Mù Cang Chải · Rừng Trần Hưng Đạo · Tân Trào · Hang xóm Trại và Mái đá làng Vành | |
Thủ đô Hà Nội(21 di tích) | Chùa Hương · Chùa Tây Phương · Chùa Thầy · Đền – Chùa – Đình Hai Bà Trưng · Đền Hai Bà Trưng (Hạ Lôi) · Đền Hát Môn · Đền Phù Đổng · Đền Sóc · Đình Chèm · Đình Đại Phùng · Đình Hạ Hiệp · Đình So · Đình Tây Đằng · Đình Tường Phiêu · Gò Đống Đa · Hồ Hoàn Kiếm · Hoàng thành Thăng Long · Phủ Chủ tịch · Thành Cổ Loa · Thăng Long tứ trấn (Đền Bạch Mã · Đền Voi Phục · Đền Quán Thánh · Đền Kim Liên) · Văn Miếu – Quốc Tử Giám | |
Đồng bằng sông Hồng(trừ Hà Nội, 34 di tích) | Chùa Bút Tháp · Chùa Dâu · Chùa Đọi Sơn · Chùa Keo Hành Thiện · Chùa Keo Thái Bình · Chùa Phật Tích · Chùa Thái Lạc · Cố đô Hoa Lư · Cụm đình Hương Canh · Côn Sơn – Kiếp Bạc · Đền An Xá · Đền Đô · Đền Trần Nam Định – Chùa Phổ Minh · Đền Trần Thái Bình · Đền Trần Thương · Đền Xưa – Chùa Giám – Đền Bia · Đình Thổ Tang · KDT Nguyễn Bỉnh Khiêm · Phố Hiến · Núi Non Nước · Quần đảo Cát Bà · Quần thể An Phụ – Kính Chủ – Nhẫm Dương · Quần thể Tràng An – Tam Cốc – Bích Động · Tháp Bình Sơn · Tây Thiên · Văn miếu Mao Điền · Bạch Đằng · Đền Cửa Ông · Đình Trà Cổ · KDT nhà Trần tại Đông Triều · Khu lưu niệm Hồ Chí Minh trên đảo Cô Tô · Thương cảng Vân Đồn · Vịnh Hạ Long · Yên Tử | |
Bắc Trung Bộ(19 di tích) | Cố đô Huế · Di tích lưu niệm Hồ Chí Minh ở Thừa Thiên Huế · Đền Bà Triệu · Đền thờ Lê Hoàn · Đền thờ Mai Hắc Đế · Địa đạo Vịnh Mốc · Đình Hoành Sơn · Đường Trường Sơn · Hang Con Moong · Hiền Lương – Bến Hải · KDT Kim Liên · KDT Nguyễn Du · KDT Phan Bội Châu · Lam Kinh · Lăng mộ và đền thờ Nguyễn Xí · Sầm Sơn · Thành cổ Quảng Trị · Thành nhà Hồ · VQG Phong Nha – Kẻ Bàng | |
Tây Nguyên vàDuyên hải Nam Trung Bộ(18 di tích) | Khu di chỉ văn hóa Sa Huỳnh · Đền Tây Sơn Tam Kiệt · Địa điểm Chiến thắng Đăk Tô – Tân Cảnh · Gành Đá Đĩa · KDT khởi nghĩa Ba Tơ · KDT khảo cổ Cát Tiên · Ngũ Hành Sơn · Nhà đày Buôn Ma Thuột · Phật viện Đồng Dương · Phố cổ Hội An · Rộc Tưng – Gò Đá · Tây Sơn Thượng đạo · Thánh địa Mỹ Sơn · Thành Điện Hải · Tháp Dương Long · Tháp Hòa Lai · Tháp Nhạn · Tháp Po Klong Garai | |
Miền Nam(17 di tích) | Căn cứ Cái Chanh · Căn cứ Tà Thiết · Căn cứ Trung ương Cục miền Nam · Di tích Chiến thắng Chương Thiện · Dinh Độc Lập · Địa đạo Củ Chi · Địa điểm Chiến thắng Ấp Bắc · Đồng Khởi Bến Tre · Gò Tháp · Rạch Gầm – Xoài Mút · KDT Tôn Đức Thắng · Lăng Nguyễn Đình Chiểu · Mộ cự thạch Hàng Gòn · Nhà tù Côn Đảo · Nhà tù Phú Quốc · Óc Eo – Ba Thê · VQG Cát Tiên · Di tích khảo cổ Vĩnh Hưng · Các địa điểm khởi nghĩa Trương Định | |
|
| ||
---|---|---|
Công trình hành chính |
| |
Công trìnhlịch sử – văn hóa |
| |
Công viên,khu sinh thái, phố đi bộ |
| |
Công trình tôn giáo |
| |
Nhà hát, sân khấu |
| |
Công trình thể thao |
| |
Công trìnhthương mại – dịch vụ |
| |
Công trìnhgiao thông – đô thị |
| |
Khách sạn |
| |
Khu công nghệ |
| |
Du lịch Việt Nam 7 khu du lịch quốc gia • An Giang • Bà Rịa – Vũng Tàu • Bạc Liêu • Bắc Giang • Bắc Kạn • Bắc Ninh • Bến Tre • Bình Dương • Bình Định • Bình Phước • Bình Thuận • Cà Mau • Cần Thơ • Cao Bằng • Đà Nẵng • Đắk Lắk • Đắk Nông • Điện Biên • Đồng Nai • Đồng Tháp • Gia Lai • Hà Giang • Hà Nam • Hà Nội • Hà Tĩnh • Hải Dương • Hải Phòng • Hậu Giang • Hòa Bình • Thành phố Hồ Chí Minh • Hưng Yên • Khánh Hòa • Kiên Giang • Kon Tum • Lai Châu • Lạng Sơn • Lào Cai • Lâm Đồng • Long An • Nam Định • Nghệ An • Ninh Bình • Ninh Thuận • Phú Thọ • Phú Yên • Quảng Bình • Quảng Nam • Quảng Ngãi • Quảng Ninh • Quảng Trị • Sóc Trăng • Sơn La • Tây Ninh • Thái Bình • Thái Nguyên • Thanh Hóa • Thừa Thiên Huế • Tiền Giang • Trà Vinh • Tuyên Quang • Vĩnh Long • Vĩnh Phúc • Yên Bái |
Từ khóa » Dinh độc Lập Có ý Nghĩa Gì
-
Di Tích Lịch Sử Dinh Độc Lập - Cục Di Sản Văn Hóa
-
Dinh Độc Lập - Di Tích Lịch Sử Nổi Tiếng Sài Gòn - Vinpearl
-
Thuyết Minh Về Dinh độc Lập | Dàn ý & Bài Văn Mẫu - VerbaLearn
-
Dinh Độc Lập- Biểu Tượng Mang ý Nghĩa Lịch Sử Sâu đậm Của Dân ...
-
Dinh Độc Lập - Nơi Lưu Giữ Một Phần Lịch Sử Sài Gòn - Klook Blog
-
Dinh Độc Lập - Dấu ấn Lịch Sử Không Thể Quên
-
Kiến Trúc Dinh Độc Lập – Nét độc đáo ấn Tượng Của Sài Gòn
-
Ý Nghĩa Của Dinh độc Lập
-
Kinh Nghiệm Khám Phá Dinh Độc Lập Từ A đến Z 2021 - Tràng An
-
Kiến Trúc Dinh Độc Lập
-
Những Bí Mật Phong Thủy Của Dinh Độc Lập - CafeLand.Vn
-
Dinh Độc Lập - Nơi Lưu Giữ Dấu ấn Lịch Sử - Báo Bình Phước
-
Du Lịch Dinh Độc Lập - Chứng Nhân Lịch Sử Trăm Năm Sài Gòn
-
Những Hé Lộ ít Người Biết Về Chuyện Phong Thủy ở Dinh Độc Lập