Dinh Dưỡng Cho Bà Bầu 3 Tháng Cuối Thai Kỳ – Nên ăn Gì? - Huggies

Chế độ dinh dưỡng cho bà bầu 3 tháng cuối thai kỳ cực kỳ quan trọng vì đây là thời điểm thai nhi đã hoàn thiện và tiếp tục phát triển nhanh chóng để thích nghi với cuộc sống mới bên ngoài. Hơn nữa, đây cũng sẽ là tiền đề giúp mẹ có một sức khỏe tốt, chuẩn bị cho hành trình vượt cạn cũng như chăm sóc trẻ sơ sinh sau này.

Vậy, dinh dưỡng cho bà bầu 3 tháng cuối cần bổ sung dưỡng chất nào? Lưu ý quan trọng nào mẹ bầu không thể quên? Tham khảo cùng Huggies ngay mẹ bầu nhé!

Tham khảo: Mang thai 3 tháng cuối

Dinh dưỡng cho bà bầu 3 tháng cuối thai kỳ – Nên ăn gì?

Không còn những biểu hiện ốm nghén như khi mang thai 3 tháng đầu, qua tam cá nguyệt thứ 3 mẹ bầu có thể thoải mái ăn tất cả những gì mình thích. Tuy nhiên, vì 3 tháng cuối là giai đoạn sự phát triển của thai nhi có sự biến chuyển “vượt bậc” nên dinh dưỡng cho bà bầu 3 tháng cuối thai kỳ cần bổ sung đủ các dưỡng chất quan trọng sau:

Dinh dưỡng cho bà bầu 3 tháng cuối thai kỳ – Nên ăn gì?

Chất nào đóng vai trò quan trọng trong chế độ dinh dưỡng cho bà bầu 3 tháng cuối

  • Chất đạm (Protein): Đây là dưỡng chất quan trọng đối với sự phát triển của thai nhi. Nhờ chất đạm, cơ thể bé cưng sẽ trở nên cứng cáp hơn. Không chỉ vậy, bổ sung chất đạm còn giúp mẹ gia tăng “sản lượng sữa” cho hành trình nuôi con sắp tới.
  • Chất béo: Bà bầu 3 tháng cuối nên ăn gì? Tất nhiên là không thể thiếu nguồn dinh dưỡng từ các loại chất béo. Theo các chuyên gia, 3 tháng cuối thai kỳ là giai đoạn hệ thần kinh của thai nhi phát triển nhanh nhất. Vì vậy, các chuyên gia khuyến cáo mẹ nên tăng cường bổ sung các loại chất béo tốt cho cơ thể như dầu ôliu, các loại hạt…
  • Tinh bột: Đây là nguồn năng lượng cho hầu hết các hoạt động trong cơ thể mẹ bầu. Hơn nữa, theo các chuyên gia, tinh bột cũng là nguồn năng lượng duy nhất có ảnh hưởng đến quá trình hình thành và phát triển các tế bào thần kinh của thai nhi. Tuy nhiên, việc tiêu thụ quá nhiều chất bột đường dạng đơn giản lại có thể làm tăng nguy cơ tiểu đường thai kỳ, dẫn đến một số vấn đề sức khỏe cho cả mẹ và bé. Vì vậy, các chuyên gia khuyến cáo mẹ bầu nên cân đối chế độ dinh dưỡng trong 3 tháng cuối của mình. Ưu tiên thực phẩm giàu tinh bột dạng phức tạp như ngũ cốc nguyên hạt, bánh mì đen, yến mạch, gạo lứt…
  • Canxi: Đóng “vai chính” trong quá trình hình thành hệ xương và răng của thai nhi, can-xi là dưỡng chất không thể thiếu trong chế độ dinh dưỡng cho bà bầu 3 tháng cuối. Nếu mẹ bầu không bổ sung đủ lượng can-xi cần thiết, em bé có thể “hút” can-xi từ cơ thể mẹ, dẫn đến mẹ có nguy cơ loãng xương sau sinh. (Tham khảo: Cách bổ sung canxi cho bà bầu)
  • Sắt: Bổ sung sắt khi mang thai giúp hạn chế nguy cơ thiếu máu do thiếu sắt, tình trạng phổ biến ở hầu hết phụ nữ mang thai.
  • Vitamin C: Không chỉ giúp tăng sức đề kháng, giúp mẹ bầu chống lại sự tấn công của các loại vi khuẩn, vi-rút gây bệnh, vitamin C còn hỗ trợ quá trình sản xuất collagen giúp xây dựng cấu trúc xương, sụn, cơ và mạch máu của thai nhi. Vitamin C có nhiều trong các loại hoa quả như cam, chanh, bưởi…
  • Nước: Uống thật nhiều nước khi mang thai sẽ giúp bạn có đủ lượng nước ối cần thiết. Đồng thời làm giảm nguy cơ nhiễm trùng đường tiết niệu và hạn chế nguy cơ táo bón khi mang thai.

Tham khảo: Cẩm nang mẹ bầu 3 tháng cuối

Trái cây là một trong những nguồn cung cấp vitamin C dồi dào cho cơ thể

Trái cây là một trong những nguồn cung cấp vitamin C dồi dào cho cơ thể

Dinh dưỡng cho bà bầu 3 tháng cuối thai kỳ: Không nên ăn gì?

Ngoài quan tâm bà bầu 3 tháng cuối nên ăn gì, việc mẹ bầu không nên ăn gì, hoặc ăn như thế nào trong giai đoạn này cũng ảnh hưởng rất nhiều đối với em bé trong bụng và sức khỏe của chính bản thân mình. Mẹ bầu lưu ý kỹ những điều sau đây nhé!

  • Bổ sung chất béo là điều tốt, nhưng mẹ bầu nên “nói không” với những loại thức ăn nhiều dầu mỡ nhé! Những loại thực phẩm này không chỉ làm cân nặng của mẹ bầu tăng không giới hạn mà còn ảnh hưởng xấu đến khả năng tiêu hóa.
  • Hạn chế những thực phẩm quá mặn, hoặc nhiều muối.
  • Thay vì chỉ ăn 3 bữa chính, mẹ bầu nên chia nhỏ khẩu phần ăn của mình thành 5-6 bữa nhỏ. Ăn nhiều bữa nhỏ trong ngày, mỗi bữa cách nhau từ 2-3 giờ có thể làm giảm chứng ợ nóng, ợ hơi và gây khó chịu cho đường tiêu hóa.
  • Chú ý đến vệ sinh an toàn thực phẩm để tránh bị ngộ độc thức ăn, tránh các bệnh tiêu hóa ảnh hưởng đến thai kỳ.

Tham khảo: Lịch khám thai 3 tháng cuối

Dinh dưỡng cho bà bầu 3 tháng cuối nên bổ sung chất gì, hạn chế thực phẩm như thế nào? Hy vọng với bài viết trên đây, mẹ bầu đã có câu trả lời phù hợp nhất.

Bên cạnh chế độ dinh dưỡng, thì việc chuẩn bị đồ trước khi sinh cũng không thể thiếu nha các mẹ bầu. Trước khi đi sinh, mẹ bầu nên chuẩn bị những đồ dùng cần thiết cho trẻ sơ sinh và mẹ như quần áo, khăn, găng tay, tất chân, bình sữa và sữa bột… Và tuyệt đối đừng quên tã sơ sinh Huggies để làn da bé sơ sinh được chăm tốt nhất, mẹ nhé!

Ngoài ra, nếu có thắc mắc về vấn đề dinh dưỡng cho bà bầu, mẹ cũng có thể tham khảo thêm tại chuyên mục Dinh dưỡng cho bà bầu trên website Huggies.com.vn

Bạn đã nghĩ ra tên cho bé nhà mình chưa? Cùng Huggies tham khảo cách đặt tên cho con nhé:

Tên ở nhà cho bé trai, bé gái

Đặt tên cho con gái

Đặt tên con trai hay

Từ khóa » Dinh Dưỡng Cho Bà Bầu 3 Tháng Cuối