Dinh Dưỡng Cho Bà Bầu Tháng Thứ 4
Có thể bạn quan tâm
Mang thai tháng thứ 2 bà bầu nên ăn và không nên ăn gì? Bầu 2 tháng cần kiêng ăn gì? Xây dựng thực đơn cho bà bầu tháng thứ 2 như thế nào? Cần bổ sung dinh dưỡng cho bà bầu tháng thứ 2 như thế nào? Câu trả lời sẽ có trong bài viết dưới đây, mời ba mẹ theo dõi!
MỤC LỤC
Chế độ dinh dưỡng cho bà bầu tháng thứ 4
Bà bầu tháng thứ 4 nên uống sữa gì?
Bà bầu tháng thứ 4 nên uống thuốc gì?
Bà bầu tháng thứ 4 ăn rau ngót được không?
Để thai kỳ là quãng thời gian hạnh phúc của mẹ bầu
Bước sang tháng thứ 4 của thai kì, những bà mẹ không bận tâm nhiều đến những cơn ốm nghén hay mệt mỏi nữa. Đây cũng thời điểm bé triển vùng vỏ não chịu trách nhiệm cho các chức năng phức tạp như bộ nhớ, ngôn ngữ và ý thức.
Để con phát triển một cách toàn diện nhất, các mẹ bầu nên đặc biệt chú ý chế độ dinh dưỡng trong giai đoạn này, bởi đây chính là tiền đề cho sự phát triển lâu dài của con.
Trong bài viết này, POH sẽ cung cấp kiến thức về dinh dưỡng cho bà bầu tháng thứ 4 để các mẹ có thể bổ sung đầy đủ dinh dưỡng trong thời gian này và giúp thai nhi phát triển một cách toàn diện nhất.
Dinh dưỡng cho bà bầu tháng thứ 5
Dinh dưỡng cho bà bầu tháng thứ 6 mời mẹ tham khảo thêm!
Chế độ dinh dưỡng cho bà bầu tháng thứ 4
Bà bầu tháng thứ 4 nên ăn gì và các món ăn cho bà bầu tháng thứ 4 là gì để có thể bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng cho thai nhi phát triển tốt nhất. Dưới đây là một vài chia sẻ của POH:
Canxi
Giai đoạn này, thai nhi đang trong quá trình phát triển xương. Vì vậy, mẹ cần bổ sung nhiều canxi để quá trình này được diễn ra thuận lợi.
Nếu không cung cấp đủ lượng canxi cần thiết thai nhi sẽ lấy canxi từ người mẹ sau này người mẹ cũng dễ mắc các bệnh như loãng xương… và khi trẻ sinh ra dễ có nguy cơ bị còi xương.
Lượng canxi tối thiểu mà mẹ bầu giai đoạn này nên bổ sung là 1,5g mỗi ngày. Canxi có nhiều trong các loại thực phẩm như cá mòi, nấm mèo, ngao, tôm, cua, đậu nành, cải thìa, súp lơ, quả kiwi,…
Sắt
Nếu phụ nữ mang thai mắc bệnh thiếu máu do thiếu sắt sẽ ảnh hưởng tốc độ tăng trọng lượng của thai nhi. Khi thiếu máu nghiêm trọng có thể dẫn tới sinh non, thai chết lưu.
Nên bổ sung đầy đủ chất sắt trong giai đoạn này cho trẻ
Ngoài ra, thiếu máu làm cho sự co bóp của tử cung cũng không tốt, dẫn tới chảy máu nhiều sau khi sinh. Để phòng tình trạng này, mỗi ngày các mẹ cần hấp thu 15mg chất sắt. Các mẹ Có thể bổ sung sắt bằng lòng đỏ trứng, sữa, gan động vật, thịt bò, hạt bí xanh bí đỏ, đậu phụ, …
Chất xơ
Đây là chất rất quan trọng với các mẹ trong thời kỳ mang thai. Mà nó còn đóng vai trò quan trọng trong việc tạo một bữa ăn khỏe mạnh cho mẹ bầu.
Khi mang thai, các mẹ sẽ gặp nhiều vấn đề về đường tiêu hóa như chứng táo bón, bệnh trĩ … Cung cấp chất xơ sẽ giúp các mẹ vượt qua tình trạng này.
Chất xơ sẽ chuyển thức ăn một cách nhanh chóng vào cơ thể và đi qua ruột để việc loại chất thải được nhanh chóng. Bên cạnh đó, chất xơ còn giúp giữ nước và thải chất độc ra khỏi cơ thể.
Các thực phẩm giàu chất xơ các mẹ nên bổ sung vào thực đơn hằng ngày của mình gồm các loại đậu, bơ, lê, atiso, quả mâm xôi, bột yến mạch, bông cải xanh,…
Protein
Đây là chất cơ bản cấu thành cơ thể của thai nhi. Protein giúp cho sự sinh sôi, nảy nở tế bào não của thai nhi, khiến não thai nhi phát triển tốt. Đồng thời protein cũng đáp ứng những nhu cầu thay đổi về cơ thể của phụ nữ đang mang thai.
Mang thai tháng thứ 4, mỗi ngày thai phụ cần hấp thu khoảng 85 gram protein thì có thể thỏa mãn nhu cầu cần thiết cho cơ thể và để phù hợp với tốc độ phát triển của thai nhi.
Một số loại thực phẩm giàu protein mẹ nên bổ sung như thịt nạc, cá, sữa, trứng gà, các loại trái cây như táo, bơ, chuối…, các loại rau như súp lơ xanh, rau bina,…và các loại đậu.
Chất béo
Mẹ bầu cần bổ sung những thực phẩm giàu chất béo lành mạnh để ngăn ngừa nguy cơ sinh non, sinh con nhẹ cân hoặc em bé chậm phát triển về nhận thức và thần kinh…
Các mẹ cần chú ý đảm bảo chế độ ăn uống đủ lượng axit béo omega 3, 6, 9 có trong các loại cá, đặc biệt là cá hồi, dầu cá, các loại hạt và dầu ô liu…
Tuy nhiên, mẹ chỉ nên bổ sung chất béo một lượng vừa phải và nên chọn các loại thực phẩm lành mạnh, tránh ăn quá nhiều mỡ động vật.
Nếu bổ sung quá nhiều chất béo thì sẽ làm mẹ tăng cân nhanh chóng. Bên cạnh đó còn có thể làm tăng huyết áp và gây chứng mỡ trong máu.
Vitamin
Vitamin rất cần cho cơ thể mẹ bầu. Cơ thể mẹ bầu và thai nhi tháng thứ 4 cần tất cả các loại vitamin để giúp tăng sức đề kháng ở mẹ, bên cạnh đó tạo sự phát triển ổn định, đều đặn ở thai nhi.
Thức ăn chứa vitamin phong phú là: lòng đỏ trứng, cà rốt, nũ cốc, rau, quả tươi, …
Bà bầu tháng thứ 4 nên uống sữa gì?
Đối với bà bầu, sữa rất hữu ích và không thể thiếu đối với bà bầu mang thai đặc biệt bà bầu mang thai tháng thứ 4 cần phải bổ sung.
Bên cạnh việc ăn uống hợp lí, có chế độ tốt thì các thai phụ tháng thứ 4 cần kết hợp với việc uống sữa hàng ngày để bổ sung đầy đủ năng lượng giúp mẹ và bé đều phát triển khỏe mạnh.
Bổ sung sữa hàng ngày là điều rất quan trọng
Hiện nay, sữa dành cho bà bầu rất đa dạng và bán rộng rãi trên thị trường nên việc lựa chọn sữa phù hợp cho thời kì mang thai cũng rất khó khăn đối với các bà bầu.
Điều quan trọng ở đây là các mẹ phải biết lựa chọn sữa uống có nguồn gốc rõ ràng và hạn sử dụng của sữa như thế nào để tránh lựa chọn phải hàng kém chất lượng.
Một số bà bầu tháng 4 này rất kén ăn, nếu các bà mẹ không thể uống được sữa bột thì có thể dùng sữa tươi đã qua tiệt trùng, sữa đậu nành…
Bà bầu tháng thứ 4 nên uống thuốc gì?
Giai đoạn tháng thứ 4, các mẹ đã không còn hiện tượng nôn ói và đã cảm thấy ăn ngon miệng hơn. Đây chính là lúc các mẹ dễ dàng nạp dinh dưỡng hơn, khả năng cung cấp dinh dưỡng cho thai nhi cao hơn.
Ngoài việc bổ sung đầy đủ các dưỡng chất cần thiết trong thức ăn hàng ngày, mẹ bầu có thể uống thêm một số loại thuốc bổ sung các chất như protein, canxi, sắt, axit folic, vitamin D, vitamin C, DHA, omega 3, omega 9…
Trong giai đoạn này, các mẹ cần ưu tiên thuốc bổ sung canxi bởi bé đang trong quá trình phát triển hệ xương, nếu mẹ không bổ sung đủ canxi thì thai nhi sẽ lấy canxi của mẹ, từ đó mẹ dễ bị các chứng loãng xương, rụng răng…
Bà bầu tháng thứ 4 ăn rau ngót được không?
Rau ngót là một loại thực phẩm giàu dưỡng chất, rất bổ ích cho mọi người nhưng đối với các mẹ đang mang thai tháng thứ 4 thì các món ăn từ rau ngót được cảnh báo là nguy hiểm. Bởi trong rau ngót chứa một số thành phần gây hại tới sức khỏe nếu sử dụng không đúng cách.
Theo các bác sĩ chuyên khoa sản thì chưa có một chứng minh khoa học nào cho thấy rau ngót ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi.
Thế nhưng, theo kinh nghiệm dân gian và một số tài liệu đông y thì rau ngót có chứa chất có thể làm tăng co bóp tử cung nên khuyên thai phụ cân nhắc hay dùng vừa phải trong những tháng đầu thai kỳ.
Ngoài ra, trong rau ngót có chứa chất Papaverin là một chất được tìm thấy trong cây thuốc phiện, có tác dụng giãn cơ trơn của mạch máu để giảm đau, hạ huyết áp. Nếu sử dụng một lượng rau ngót tươi hơn 30mg thì có thể gây co thắt tử cung và dễ dẫn đến sảy thai.
Các mẹ nên hạn chế ăn rau ngót trong giai đoạn này
Trên thực tế thì có rất nhiều trường hợp phụ nữ mang thai đôi khi vẫn ăn canh rau ngót bình thường mà vẫn không sảy thai. Vì vậy, các mẹ mang thai tháng thứ 4 vẫn có thể ăn rau ngót nhưng không nên ăn quá nhiều.
Khi ăn, tốt nhất các mẹ nên chọn loại rau ngót sạch, tươi để đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm và nên nấu thật chín, quá trình đun sôi sẽ giúp loại bỏ phần nào các yếu tố gây phân huỷ hoạt chất trong lá và phát sinh chất có hại cho cơ thể.các mẹ.
Tuy nhiên, đối với những mẹ bầu có tiền sử đẻ non, sảy thai, thụ tinh ống nghiệm tốt nhất hạn chế ăn rau ngót ở mức tối đa, đặc biệt là không uống nước rau ngót sống.
Trên đây là một số chia sẻ của POH về dinh dưỡng cho bà bầu tháng thứ 4. Nếu các mẹ quan tâm muốn biết về chế độ dinh dưỡng cho bà bầu 3 tháng giữa thì hãy theo dõi bài viết dinh dưỡng cho bà bầu 3 tháng giữa của POH nhé.
Để thai kỳ là quãng thời gian hạnh phúc của mẹ bầu
Chỉ bổ sung dinh dưỡng không liệu có đủ???
Các nhà khoa học cho thấy, dinh dưỡng là yếu tố quan trọng nhưng không phải là yếu tố hàng đầu và duy nhất quyết định thai kỳ hạnh phúc của mẹ bầu và thể chất, trí thông minh của con.
Bên cạnh việc bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng thiết yếu để mẹ bầu khỏe mạnh, con yêu phát triển thể chất, cân nặng và não bộ tốt trong thai kỳ, ba mẹ còn nên thực hành thai giáo cho con yêu để mẹ bầu tận hưởng những trải nghiệm thai kỳ tuyệt vời nhất cũng như tối ưu sự phát triển não bộ và đánh thức các giác quan của con yêu phát triển vượt trội.
Do đó, POH xây dựng khóa thực hành thai giáo online Thai giáo 280 ngày yêu thương. Mẹ sẽ cung cấp ngày dự sinh của con, phần mềm sẽ tính được hôm nay con đang ở ngày thứ bao nhiêu của thai kỳ để đưa ra các bài thực hành phù hợp với sự phát triển của con trong ngày hôm nay, giúp kích thích tốt nhất sự phát triển của con yêu.
Thai giáo còn là cơ hội để người chồng thể hiện tình yêu thương với mẹ bầu và con yêu để tình cảm gia đình thêm gắn kết cũng như sợi dây kết nối ba mẹ và con yêu được bền chặt hơn.
Do đó, các ông bố hãy cùng vợ thực hành thai giáo cho con yêu mỗi ngày để người vợ cảm thấy mình được yêu thương và quan tâm nhé!
Không chỉ có vậy, khi đăng ký tham gia Thai giáo 280 ngày yêu thương, mẹ còn được tặng một khóa Dinh dưỡng thai kỳ. Trong đó, POH đã chuẩn bị toàn bộ kiến thức về dinh dưỡng, thực đơn mỗi ngày với các món ăn bổ dưỡng, đồng thời có sẵn công thức chế biến, các mẹ chỉ việc làm theo mà không lo bổ sung thiếu dưỡng chất cho con yêu.
Thai giáo là điều tuyệt vời nhất Ba Mẹ dành cho con yêu. POH chúc các mẹ và con yêu một thai kỳ mạnh khỏe, bình an với nhiều trải nghiệm thai giáo hạnh phúc!
-----
POH Thai giáo có gì khác với các khóa học thai giáo hiện nay?
POH – Thai giáo là chương trình thực hành thai giáo được CÁ NHÂN HÓA cho từng mẹ bầu và bé.
Mỗi mẹ bầu và bé là một chương trình RIÊNG BIỆT.
Điểm khác biệt của POH – Thai giáo là App hiểu “NGÀY HÔM NAY” con bạn như thế nào và cần gì. Từ đó đưa ra các kiến thức, bài thực hành phù hợp với sự phát triển của con trong “NGÀY HÔM NAY”, giúp kích thích tốt nhất sự phát triển của bạn bé.
Các bài thực hành được chuẩn bị chi tiết, mẹ chỉ cần mở ra, tương tác và chơi với con hàng ngày. Rất tiện lợi và đơn giản.
POH là đơn vị ĐẦU TIÊN và DUY NHẤT ở Việt Nam cung cấp chương trình thực hành thai giáo được cá nhân hóa dành riêng cho bạn và bé.
Giúp con khỏe mạnh, thông minh từ trong bụng mẹ cùng POH Thai giáo
-----
Các khóa học khác của POH:
Giúp con ngủ xuyên đêm 11-12 tiếng, mẹ nghỉ ngơi 7-8 tiếng mỗi đêm (0-1 tuổi): POH Easy
Phát triển não bộ, vận động & ngôn ngữ từ sớm cho con yêu (0-3 tuổi): POH Acti
Giúp con phát triển EQ, IQ tối ưu bằng Kỷ luật tích cực (0-6 tuổi): POH Poti
Từ khóa » Thức ăn Tốt Cho Bà Bầu Tháng Thứ 4
-
Mẹ Bầu Nên Và Không Nên ăn Gì Khi Mang Thai Tháng Thứ 4?
-
Bà Bầu ăn Gì Trong Tháng Thứ 4 để Thai Nhi Phát Triển Khỏe Mạnh
-
Mẹ Bầu Mang Thai Tháng Thứ 4 Nên ăn Gì Và Không Nên ăn Gì?
-
Phụ Nữ Mang Thai Tháng Thứ 4 Nên ăn Gì để Thai Nhi Khỏe Mạnh?
-
Bà Bầu 4 Tháng Nên ăn Gì Tốt Cho Mẹ Và Thai Nhi? - Eva
-
Bầu Tháng Thứ 4 Nên ăn Gì: Từ A đến Z Mẹ Nên ăn Gì để Thai Nhi Khỏe ...
-
Bà Bầu 4 Tháng Nên ăn Gì để Khỏe, đẹp, Vui? | Kyna For Kids
-
Chế độ Dinh Dưỡng Cho Bà Bầu Trong 9 Tháng Mang Thai
-
Bà Bầu Tháng Thứ 4 Nên ăn Gì - MarryBaby
-
Thực đơn Cho Bà Bầu Tháng Thứ 4: Nên Và Không Nên ăn Gì?
-
Cách Chăm Sóc Bà Bầu Tháng Thứ 4: Những điều Cần Lưu ý! - Monkey
-
Bà Bầu Tháng Thứ 4: Những Lưu ý Quan Trọng Dành Riêng Cho Thai Phụ
-
8 Lưu ý Khi Mang Thai Tháng Thứ 4 Tốt Nhất Cho Mẹ Bầu
-
Phụ Nữ Mới Mang Thai Nên ăn Gì để Con Khỏe Mạnh? - Procare