Dinh Dưỡng Cho Bệnh Nhân Xơ Gan

Video

Xem thêm tin
Thiếu tướng GS.TS Lê Hữu Song - Viện trưởng Viện NCKHYDLS 108 chúc mừng ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11

Thiếu tướng GS.TS Lê Hữu Song - Viện trưởng Viện NCKHYDLS 108 chúc mừng ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11

20/11/2024 Chiều ngày 19/11, Viện NCKHYDLS 108, Bệnh viện TWQĐ 108 tổ chức Lễ Kỷ niệm 42 năm ngày Nhà giáo Việt Nam. Thay mặt Thường vụ, Đảng uỷ, lãnh đạo Viện NCKHYDLS 108, Thiếu tướng GS.TS Lê Hữu Song - Viện trưởng Viện NCKHYDLS 108, Giám đốc Bệnh viện đã phát biểu chúc mừng, tri ân quý Thầy cô; đề ra các mục tiêu cụ thể cho đội ngũ giảng viên và phương hướng hoạt động năm 2025. Trân trọng kính mời quý vị xem video phát biểu chúc mừng ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11 của Thiếu tướng GS.TS Lê Hữu Song dưới đây: Chi tiết
Bệnh đái tháo đường có xu hướng trẻ

Bệnh đái tháo đường có xu hướng trẻ

14/11/2024 Chi tiết
Phẫu thuật thay khớp nhân đạo tại Bệnh viện TWQĐ 108

Phẫu thuật thay khớp nhân đạo tại Bệnh viện TWQĐ 108

11/11/2024 Chi tiết
Hội nghị tổng kết công tác thi đua, khen thưởng và phong trào thi đua quyết thắng năm 2024

Hội nghị tổng kết công tác thi đua, khen thưởng và phong trào thi đua quyết thắng năm 2024

30/10/2024 Chi tiết Trang chủ | Y Học Sức Khỏe Dinh dưỡng cho bệnh nhân xơ gan 08:48 AM 14/12/2016 Xơ gan là giai đoạn cuối của các bệnh về gan mật mạn tính. Bệnh nhân xơ gan thường có các triệu chứng mệt mỏi, gầy sút cân, chán ăn, suy dinh dưỡng, rối loạn tiêu hóa, táo bón đau bụng, phù chân, cổ chướng, xuất huyết tiêu hóa…Bệnh tiến triển qua 2 giai đoạn: xơ gan còn bù và xơ gan mất bù. Mục đích của chế độ ăn - Giúp cải thiện chức năng gan. - Hồi phục tế bào gan, tránh biến chứng hội chứng não - gan 1. Xơ gan còn bù (Giai đoạn chưa có cổ chướng): Ở những bênh nhân này chức năng gan vẫn còn mặc dù bị yếu dần nhưng về lâu dài để tránh suy dinh dưỡng vẫn nên duy trì chế độ ăn hợp lý gần như bình thường đầy đủ các thành phần đạm, đường, mỡ, vitamin và khoáng chất, tránh kiêng quá mức cần thiết. Đồng thời, chia nhỏ bữa ăn để tạo sự ngon miệng và thay đổi các loại thức ăn cho đa dạng. Protid (đạm): Nên dùng các loại đạm có giá trị sinh học cao, đạm quý, ít béo như: Thịt lợn nạc, gà nạc, cá nạc, trứng, sữa bột tách bơ. Đặc biệt là các loại đỗ và chế phẩm từ đậu đỗ. Giảm chất béo Người bệnh gan cần giảm các chất béo động vật, hạn chế ăn các món rán. Nên dùng dầu thực vật, bơ (không nấu ở nhiệt độ cao). Glucid (đường) Tăng cường chất bột, đường dễ hấp thu như gạo, khoai củ, đường glucose, mật ong, các loại quả ngọt. Tránh các loại bánh kẹo nhiều bơ sữa béo, mứt, nước ngọt. Tăng cường các loại rau xanh và quả chín Mỗi ngày cần cung cấp đủ 300 – 400g rau xanh và 200g quả chín: nên chọn các loại lá xanh đậm như rau ngót, rau muống, rau cải, rau dền, cà rốt, cà chua, bí đỏ, giá đỗ, các loại quả như cam, quýt, xoài, đu đủ chín… Bổ sung đầy đủ lượng nước: 1,5-2l/ngày. 2. Chế độ ăn cho bệnh xơ gan mất bù (phù, cổ chướng) Về nguyên tắc và mục đích giống chế độ ăn của xơ gan còn bù, nhưng cần chú ý một vài điểm sau: Giảm lượng đạm, tăng đạm quý (có acid amin mạch nhánh- BCAAs), giảm muối, tăng chất xơ trong rau xanh, trái cây hay chất xơ thô để nhuận tràng sao cho đi ngoài 2-3 lần/ngày, ăn nhiều rau xanh, trái cây còn làm tăng kali cho bệnh nhân. Đảm bảo lượng nước uống 1-1,2l/ngày nên dùng các thức uống, đồ ăn có tính lợi mật, nhuận gan như: lá trà xanh, lá cây nhọ nồi, nhân trần, Actiso… Táo bón ở bệnh nhân xơ gan mất bù: là triệu chứng thường xảy ra ở bệnh nhân xơ gan và gây hậu quả nặng nề, đó là hội chứng não – gan. Nguyên nhân do thừa đạm hoặc đạm không được hấp thu hết và thối ở đại tràng, vi khuẩn ở đường ruột sản sinh nhiều NH3 tăng lên, NH3 vào máu lên não gây ngộ độc. Vì vậy chế độ ăn cho những trường hợp này cần giảm Protein qua đường tiêu hóa, thay thế bằng acid amin mạch nhánh, sử dụng chất xơ, men tiêu hóa để làm giảm triệu chứng táo bón. Bổ sung lượng đạm qua đường tĩnh mạch không gây hội chứng não gan. Chế độ dinh dưỡng hợp lý không những cải thiện được tình trạng “sợ” ăn của bệnh nhân xơ gan mà còn có vai trò quan trọng trong việc cải thiện tình trạng xơ gan cũng như phòng ngừa biến chứng trong bệnh xơ gan mất bù. Bác sỹ Đào Thị Hảo Khoa Dinh dưỡng - Bệnh viện TƯQĐ 108 Chia sẻ

Tin cùng chuyên mục

Tin cùng chuyên mục

    Một số điều cần biết về kéo dài chân, nâng chiều cao

    Một số điều cần biết về kéo dài chân, nâng chiều cao

    14:14 07/07/2019
    Chăm sóc người bị cảm cúm

    Chăm sóc người bị cảm cúm

    13:46 21/12/2018
    Một số điều cần biết về bệnh Viêm tụy cấp

    Một số điều cần biết về bệnh Viêm tụy cấp

    03:08 12/07/2018

Từ khóa » Các Loại đạm Gan