Dinh Dưỡng Trong Rối Loạn Lipid Máu đơn Thuần | BvNTP

Rối loạn chuyển hóa lipid máu gây nhiều tác hại xấu với sức khỏe như gây nên tình trạng vữa xơ động mạch, tăng huyết áp, suy tim, đái tháo đường, ung thư… Lipid máu cao do nhiều nguyên nhân gây nên: chế độ ăn uống hàng ngày; chế độ vận động; yếu tố gen…, trong đó chế độ ăn uống đóng vai trò quan trọng.

1. Các thực phẩm nên dùng

Nhóm lipid (Chất béo):

- Ăn dầu thực vật thay mỡ động vật

- Tỏi có tác dụng hạ cholesterol toàn phần

- Ăn nhiều cá chứa nhiều omega - 3, có tác dụng ức chế tổng hợp VLDL (là cholesterol xấu, nếu tích tụ quá nhiều trong động mạch của cơ thể có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch và đột quỵ), làm hạ triglycerid máu.

Nhóm protein (Đạm):

- Tăng cường ăn protein từ đậu nành và các loại đậu đỗ

- Ăn thịt nạc và thịt gia cầm bỏ da

- Lựa chọn sữa và các sản phẩm từ sữa giảm béo hoặc không béo

Nhóm Glucid (Bột đường):

- Nên ăn gạo hoặc các thực phẩm nguyên hạt hoặc không xay xát kỹ

- Bánh mỳ đen

Nhóm rau quả:

- Ăn nhiều rau, quả tươi

- Tăng thực phẩm nhiều chất xơ 25 – 30g/ngày (Bảng 1)

- Những thực phẩm giàu chất chống oxy hóa: Vitamin E, Vitamin C, beta - caroten, Selen

2. Các thực phẩm không nên hoặc hạn chế dùng

- Thức ăn động vật quá nhiều chất béo

- Các thực phẩm có hàm lượng Cholesterol cao (Bảng 2)

- Không dùng các thực phẩm có chứa trans-fat, ví dụ: đồ ăn nhanh (gà rán, khoai tây chiên, pizza,…), đồ ăn chế biến sẵn (mì ăn liền, snack,…), các loại bánh (bánh ngọt, bánh gato,…)

- Đường, đồ uống ngọt, các loại bánh kẹo ngọt

- Thức ăn có chứa hàm lượng muối cao

- Bánh mỳ trắng, gạo xát quá trắng, mỳ miến…

- Rượu, thuốc lá…

Bảng 1. Các thực phẩm thông dụng giàu chất xơ

Bảng 2. Các thực phẩm thông dụng có hàm lượng Cholesterol cao

Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh

facebook.com/BVNTP

youtube.com/bvntp

Từ khóa » Bảng Lipid