Định Khoản Tài Khoản 136 – Phải Thu Nội Bộ Theo Thông Tư 107

Bài viết sau đây sẽ nêu ra các nguyên tắc kế toán và hướng dẫn các bạn định khoản các nghiệp vụ cơ bản liên quan đến tài khoản 136 – Phải thu nội bộ theo hướng dẫn của Thông tư 107/2017/TT-BTC. Cùng hilaw.vn tìm hiểu nhé!

Mục lục

Toggle
  • 1. Nguyên tắc kế toán
  • 2. Kết cấu và nội dung phản ánh của tài khoản 136- Phải thu nội bộ
    • Bên Nợ:
    • Bên Có:
    • Số dư bên Nợ:
  • 3. Phương pháp hạch toán kế toán một số hoạt động kinh tế chủ yếu
    • 3.1. Phản ánh số tiền đơn vị đã chi, trả hộ các đơn vị nội bộ
    • 3.2. Khi có Quyết định hình thành quỹ do đơn vị nội bộ phải nộp, đơn vị có quỹ
    • 3.3. Khi thu được các khoản đã chi hộ
    • 3.4. Bù trừ các khoản phải thu nội bộ với các khoản phải trả nội bộ của cùng đối tượng

1. Nguyên tắc kế toán

– Tài khoản này dùng để phản ánh các khoản nợ phải thu và tình hình thanh toán các khoản nợ phải thu của đơn vị với đơn vị cấp dưới về các khoản thu hộ, chi hộ hoặc các khoản phải nộp cấp trên hoặc phải cấp cho cấp dưới.

– Tài khoản này phải được hạch toán chi tiết cho từng đơn vị có quan hệ phải thu, trong đó phải theo dõi chi tiết từng khoản phải thu, đã thu, còn phải thu.

– Nội dung các khoản phải thu nội bộ phản ánh vào Tài khoản 136 bao gồm:

Ở đơn vị cấp trên:

  • Các khoản cấp dưới phải nộp lên cấp trên theo quy định;
  • Các khoản nhờ cấp dưới thu hộ;
  • Các khoản đã chi, đã trả hộ cấp dưới;
  • Các khoản phải thu nội bộ vãng lai khác.

Ở đơn vị cấp dưới:

  • Các khoản nhờ cấp trên hoặc đơn vị nội bộ khác thu hộ;
  • Các khoản đã chi, đã trả hộ đơn vị cấp trên và đơn vị nội bộ khác;
  • Các khoản cấp trên phải cấp cho cấp dưới;
  • Các khoản phải thu nội bộ vãng lai khác.

– Các đơn vị cấp dưới trong quan hệ thanh toán nội bộ là các đơn vị hạch toán phụ thuộc và chỉ lập báo cáo tài chính gửi cho cơ quan cấp trên để tổng hợp (hợp nhất) số liệu (không phải gửi cho các cơ quan bên ngoài).

– Cuối kỳ kế toán, phải kiểm tra, đối chiếu và xác nhận số phát sinh, số dư Tài khoản 136 “Phải thu nội bộ”, Tài khoản 336 “Phải trả nội bộ” với các đơn vị cấp dưới có quan hệ theo từng nội dung thanh toán. Tiến hành thanh toán bù trừ theo từng khoản của từng đơn vị cấp dưới có quan hệ, đồng thời hạch toán bù trừ trên 2 Tài khoản 136 “Phải thu nội bộ” và Tài khoản 336 “Phải trả nội bộ” (theo chi tiết theo từng đối tượng). Khi đối chiếu, nếu có chênh lệch, phải tìm nguyên nhân và điều chỉnh kịp thời.

Hình minh họa. Định khoản tài khoản 136 – Phải thu nội bộ theo Thông tư 107

2. Kết cấu và nội dung phản ánh của tài khoản 136- Phải thu nội bộ

Bên Nợ:

  • Phải thu các khoản đã chi, trả hộ cho các đơn vị nội bộ;
  • Số phải thu của đơn vị cấp trên;
  • Số phải thu của đơn vị cấp dưới;
  • Các khoản phải thu nội bộ khác.

Bên Có:

  • Số đã thu hộ cho cấp dưới hoặc thu hộ cho đơn vị cấp trên;
  • Nhận tiền của các đơn vị nội bộ trả về các khoản đã chi hộ;
  • Bù trừ phải thu với phải trả trong nội bộ của cùng một đối tượng.

Số dư bên Nợ:

Số nợ còn phải thu ở các đơn vị nội bộ.

3. Phương pháp hạch toán kế toán một số hoạt động kinh tế chủ yếu

3.1. Phản ánh số tiền đơn vị đã chi, trả hộ các đơn vị nội bộ

Nợ TK 136- Phải thu nội bộ

Có các TK 111, 112.

3.2. Khi có Quyết định hình thành quỹ do đơn vị nội bộ phải nộp, đơn vị có quỹ

Nợ TK 136- Phải thu nội bộ

Có TK 431- Các quỹ.

– Khi thu được bằng tiền, ghi:

Nợ TK 111, 112

Có TK 136- Phải thu nội bộ.

3.3. Khi thu được các khoản đã chi hộ

Nợ các TK 111, 112, 152, 153

Có TK 136- Phải thu nội bộ.

3.4. Bù trừ các khoản phải thu nội bộ với các khoản phải trả nội bộ của cùng đối tượng

Nợ TK 336- Phải trả nội bộ

Có TK 136- Phải thu nội bộ.

Xem thêm: Định khoản tài khoản 137 – Tạm chi theo Thông tư 107

Xem thêm: Định khoản tài khoản 138 – Phải thu khác theo thông tư 107

Xem thêm: Hướng dẫn định khoản tài khoản 141 – Tạm ứng theo Thông tư 107

Từ khóa » Hạch Toán Tk 136