Định Khoản Tài Khoản 138 – Phải Thu Khác Theo Thông Tư 107
Có thể bạn quan tâm
Bài viết sau đây sẽ nêu ra các nguyên tắc kế toán và hướng dẫn các bạn định khoản các nghiệp vụ cơ bản liên quan đến tài khoản 138 – Phải thu khác theo hướng dẫn của Thông tư 107/2017/TT-BTC. Cùng hilaw.vn tìm hiểu nhé.
Mục lục
1. Nguyên tắc kế toán
– Tài khoản này dùng để phản ánh các khoản phải thu khác và tình hình thanh toán các khoản phải thu đó.
– Các khoản phải thu phản ánh vào tài khoản này gồm:
- Phải thu tiền lãi, cổ tức, lợi nhuận được chia;
- Phải thu về phí, lệ phí;
- Phải thu về bồi thường vật chất do cá nhân, tập thể (bên trong và bên ngoài đơn vị gây ra);
- Giá trị các khoản cho mượn vật tư, tiền vốn có tính chất tạm thời;
- Giá trị tài sản phát hiện thiếu chưa xác định được nguyên nhân, chờ xử lý;
- Các khoản phải thu khác.
– Không hạch toán vào Tài khoản 138 các khoản lãi, cổ tức, lợi nhuận, các khoản phí, lệ phí thu tiền ngay (tiền mặt, séc, thu qua Ngân hàng, Kho bạc).
– Các khoản phải thu được hạch toán chi tiết theo từng đối tượng phải thu, từng khoản phải thu và từng lần thanh toán. Hạch toán chi tiết các khoản phải thu thực hiện trên mẫu sổ chi tiết các tài khoản.
2- Kết cấu và nội dung phản ánh của Tài khoản 138 – Phải thu khác
Bên Nợ:
- Số tiền lãi đã phát sinh nhưng đơn vị chưa thu được tiền;
- Số tiền cổ tức/lợi nhuận đã phát sinh mà đơn vị được hưởng nhưng chưa thu được tiền;
- Các khoản phí và lệ phí đã phát sinh và đơn vị có quyền thu nhưng chưa thu được tiền;
- Số tiền phải thu về bồi thường vật chất do cá nhân, tập thể (bên trong và bên ngoài đơn vị gây ra);
- Giá trị các khoản cho mượn vật tư, tiền vốn có tính chất tạm thời;
- Giá trị tài sản phát hiện thiếu chưa xác định được nguyên nhân, chờ xử lý;
- Các khoản phải thu khác (như các khoản đã chi không được duyệt phải thu hồi).
Bên Có:
- Số tiền lãi phải thu đã thu được;
- Số cổ tức/lợi nhuận phải thu đã thu được;
- Các khoản phí và lệ phí phải thu đã thu được;
- Xóa nợ phải thu khó đòi theo quy định của chế độ tài chính hoặc quyết định của cấp có thẩm quyền;
- Kết chuyển giá trị tài sản thiếu vào các tài khoản liên quan theo quyết định xử lý;
- Đã thu các khoản cho mượn vật tư, tiền vốn có tính chất tạm thời;
- Bù trừ giữa nợ phải thu với nợ phải trả của cùng một đối tượng;
- Số tiền đã thu về bồi thường vật chất và các khoản nợ phải thu khác.
Số dư Bên Nợ:
Các khoản phải thu khác nhưng chưa thu được.
Tài khoản này có thể có số dư bên Có: Phản ánh số đã thu lớn hơn số phải thu.
Tài khoản 138 – Phải thu khác, có 4 tài khoản cấp 2:
- Tài khoản 1381- Phải thu tiền lãi: Phản ánh số tiền lãi đã phát sinh nhưng đơn vị chưa thu được tiền.
- Tài khoản 1382- Phải thu cổ tức/lợi nhuận: Phản ánh số tiền cổ tức/lợi nhuận đã phát sinh mà đơn vị được hưởng nhưng chưa thu được tiền.
- Tài khoản 1383- Phải thu các khoản phí và lệ phí: Phản ánh các khoản phí và lệ phí đã phát sinh, và đơn vị có quyền thu nhưng chưa thu được tiền.
- Tài khoản 1388- Phải thu khác: Phản ánh các khoản phải thu khác ngoài các khoản phải thu đã phản ánh ở các tài khoản 1381, 1382, 1383 trên.
3. Phương pháp hạch toán kế toán một số hoạt động kinh tế chủ yếu
3.1. Phải thu về tiền lãi đầu tư tài chính
3.1.1. Trường hợp nhận lãi định kỳ
– Định kỳ, phản ánh số lãi từng kỳ, ghi:
Nợ các TK 111, 112,… (nếu nhận được bằng tiền), hoặc
Nợ TK 138- Phải thu khác (1381) (nếu chưa thu)
Có TK 515- Doanh thu tài chính.
– Khi thu được tiền lãi:
Nợ các TK 111, 112,…
Có TK 138- Phải thu khác (1381).
3.1.2. Trường hợp nhận lãi 1 lần vào ngày đáo hạn
– Định kỳ, tính số lãi phải thu từng kỳ, ghi:
Nợ TK 138 – Phải thu khác (1381)
Có TK 515- Doanh thu tài chính.
Khi thu được tiền lãi:
Nợ các TK 111, 112,…
Có TK 138- Phải thu khác (1381).
– Khi thanh toán các khoản đầu tư đến kỳ đáo hạn, ghi:
Nợ các TK 111, 112,…
Có TK 121- Đầu tư tài chính (số tiền gốc)
Có TK 515- Doanh thu tài chính (số tiền lãi của kỳ đáo hạn)
Có TK 138- Phải thu khác (1381) (tiền lãi đã ghi vào thu nhập của các kỳ trước nhận tiền vào kỳ này).
3.2. Phải thu về cổ tức, lợi nhuận được chia
3.2.1. Khi đơn vị nhận được thông báo chia cổ tức, lợi nhuận từ các hoạt động đầu tư vào đơn vị khác
Nợ TK 138- Phải thu khác (1382)
Có TK 515- Doanh thu tài chính.
3.2.2. Khi thu được cổ tức/lợi nhuận bằng tiền
Nợ các TK 111, 112
Có TK 138- Phải thu khác (1382).
3.2.3. Nếu thu nhập từ cổ tức/lợi nhuận được giữ lại để bổ sung vào các khoản đầu tư tài chính
Nợ TK 121- Đầu tư tài chính
Có TK 138- Phải thu khác (1382).
3.3. Phải thu các khoản phí và lệ phí
3.3.1. Khi xác định được chắc chắn các khoản phí và lệ phí phải thu
Nợ TK 138- Phải thu khác (1383)
Có TK 337- Tạm thu (3373).
3.3.2. Khi thu được bằng tiền
Nợ các TK 111, 112
Có TK 138- Phải thu khác (1383).
3.4. Các khoản phải thu khác
3.4.1. Trường hợp nguyên liệu, vật liệu, công cụ, dụng cụ, sản phẩm, hàng hóa và tiền mặt tồn quỹ,… phát hiện thiếu khi kiểm kê, chưa xác định rõ nguyên nhân, chờ xử lý
Nợ TK 138- Phải thu khác (1388)
Có các TK 111, 112, 152, 153, 155, 156.
3.4.2. Khi cho mượn tiền, nguyên liệu, vật liệu, công cụ, dụng cụ, hàng hóa có tính chất tạm thời
Nợ TK 138- Phải thu khác (1388)
Có các TK 111, 112, 152, 153, 155, 156.
3.4.3. Trường hợp phát sinh các khoản đã chi hoạt động năm nay nhưng không được duyệt phải thu hồi
Nợ TK 138- Phải thu khác (1388)
Có TK 611- Chi phí hoạt động.
– Khi thu hồi, ghi:
Nợ các TK 111, 112
Có TK 138- Phải thu khác (1388).
3.4.4. Trường hợp phát sinh các khoản đã chi hoạt động các năm trước đã duyệt quyết toán nhưng bị cơ quan thanh tra, kiểm toán xuất toán phải nộp trả NSNN
Nợ TK 138- Phải thu khác (1388)
Có TK 333- Các khoản phải nộp nhà nước (3338).
– Khi thu hồi, ghi:
Nợ các TK 111, 112
Có TK 138- Phải thu khác (1388).
– Khi nộp NSNN, ghi:
Nợ TK 333- Các khoản phải nộp nhà nước (3338)
Có các TK 111, 112.
3.4.5. Khi thu các khoản phải thu khác bằng tiền, nguyên liệu, vật liệu hoặc hàng hóa
Nợ các TK 111, 112, 152, 153, 155, 156
Có TK 138- Phải thu khác (1388).
3.4.6. Tài sản cố định hình thành bằng nguồn NSNN; nguồn viện trợ, vay nợ nước ngoài; nguồn phí được khấu trừ, để lại phát hiện thiếu khi kiểm kê chưa xác định rõ nguyên nhân, chờ xử lý
– Trong thời gian chờ quyết định xử lý, kế toán căn cứ vào kết quả kiểm kê để ghi giảm TSCĐ, ghi:
Nợ TK 138- Phải thu khác (giá trị còn lại)
Nợ TK 214- Khấu hao và hao mòn lũy kế TSCĐ (giá trị hao mòn)
Có TK 211- TSCĐ hữu hình (nguyên giá).
– Khi có quyết định xử lý, căn cứ từng trường hợp cụ thể, ghi:
Nợ các TK 111, 112, 334, 611, 612, 614….
Có TK 138- Phải thu khác (1388).
Đồng thời, ghi:
Nợ TK 366- Các khoản nhận trước chưa ghi thu (36611, 36621, 36631) (giá trị còn lại)
Có các TK 511, 512, 514 (giá trị còn lại),
3.4.7. TSCĐ hữu hình hình thành từ các quỹ phát hiện thiếu khi kiểm kê
– Trong thời gian chờ quyết định xử lý, kế toán căn cứ vào kết quả kiểm kê để ghi giảm TSCĐ, ghi:
Nợ TK 138- Phải thu khác (1388) (giá trị còn lại)
Nợ TK 214- Khấu hao và hao mòn lũy kế TSCĐ (giá trị hao mòn)
Có TK 211- TSCĐ hữu hình (nguyên giá).
– Khi có quyết định xử lý, căn cứ từng trường hợp cụ thể:
Nợ các TK 111, 112, 334…
Có TK 138- Phải thu khác (1388)
Đồng thời, ghi:
Nợ TK 431- Các quỹ (43122,43142) (số đã thu hồi được)
Có TK 431-Các quỹ (43121, 43141) (số đã thu hồi được).
– Trường hợp không thu hồi được, nếu được phép giảm quỹ, căn cứ quyết định xử lý, ghi:
Nợ TK 431- Các quỹ (43122, 43142)
Có TK 138- Phải thu khác (1388).
3.4.8.TSCĐ hữu hình thuộc nguồn vốn kinh doanh hoặc nguồn vốn vay phát hiện thiếu khi kiểm kê chưa rõ nguyên nhân
– Căn cứ vào kết quả kiểm kê để ghi giảm TSCĐ:
Nợ TK 138- Phải thu khác (1388) (giá trị còn lại)
Nợ TK 214- Khấu hao và hao mòn lũy kế TSCĐ (giá trị hao mòn)
Có TK 211- TSCĐ hữu hình (nguyên giá).
– Khi có quyết định xử lý phần giá trị còn lại của TSCĐ thiếu, căn cứ vào quyết định xử lý để ghi vào các tài khoản liên quan, ghi:
Nợ các TK 111, 112, 334,…
Có TK 138- Phải thu khác (1388).
Từ khóa » Khoản Phải Thu Khác
-
Cách Hạch Toán Khoản Phải Thu Khác - Tài Khoản 138
-
Cách Hạch Toán Phải Thu Khác - Tài Khoản 138 Theo TT 200
-
Hệ Thống Tài Khoản - 138. Phải Thu Khác. - Báo Cáo Tài Chính
-
Phải Thu Khác (Other Receivables) Trong Kế Toán Là Gì? - VietnamBiz
-
KẾT CẤU VÀ NỘI DUNG TÀI KHOẢN 138 – PHẢI THU KHÁC
-
Hạch Toán Phải Thu Khác. - Đào Tạo Tin Học KEY
-
Cách định Khoản Tài Khoản 138 Phải Thu Khác
-
Hạch Toán Phải Thu Khác Theo TT 200
-
Phương Pháp Hạch Toán Kế Toán Tài Khoản 138 - Phải Thu Khác
-
Cách Hạch Toán Tài Khoản 138 - Phải Thu Khác Theo Thông Tư 133
-
Làm Thế Nào Khi Xem Chỉ Tiêu Các Khoản Phải Thu Khác Khác Với Tổng ...
-
[PDF] DANH MỤC HỆ THỐNG TÀI KHOẢN KẾ TOÁN
-
[PDF] BÀI 4: KẾ TOÁN CÁC KHOẢN PHẢI THU - Topica
-
Hướng Dẫn Kế Toán áp Dụng đối Với DN Môi Giới Bảo Hiểm