Định Lí Pi-ta-go Và Cách Giải Các Dạng Bài Tập | Toán Lớp 7
Có thể bạn quan tâm
Định lí Pi-ta-go và cách giải các dạng bài tập - Toán lớp 7
I. LÝ THUYẾT:
1. Định lí Pytago:
Trong tam giác vuông, bình phương của cạnh huyền bằng tổng các bình phương của hai cạnh góc vuông.
∆ABC vuông tại A: BC2 = AB2 + AC2
2. Định lí Pytago đảo:
Nếu một tam giác có bình phương của một cạnh bằng tổng các bình phương của hai cạnh kia thì tam giác đó là tam giác vuông.
∆ABC có BC2 = AB2 + AC2 thì ∆ABC vuông tại A
II. CÁC DẠNG BÀI TẬP CƠ BẢN:
Dạng 4.1: Tính độ dài một cạnh của tam giác vuông khi biết độ dài hai cạnh.
1. Phương pháp giải:
- Sử dụng định lí Py- ta-go trong tam giác vuông
∆ABC vuông tại A: BC2 = AB2 + AC2
- Có trường hợp phải kẻ thêm đường vuông góc để tạo thành tam giác vuông.
2. Ví dụ minh họa:
Ví dụ 1: Cho tam giác ABC cân tại A. Kẻ BH vuông góc với AC (H nằm giữa A và C). Tính độ dài BC, biết HA = 1cm, HC = 8cm.
Giải:
GT | ΔABC, AB=AC BH⊥AC (H nằm giữa A và C) HA = 1cm, HC = 8cm |
KL | BC = ? |
Ta có AC = AH + HC = 1 + 8 = 9 cm
Lại có ∆ABC cân tại A nên AB = AC = 9 cm
Áp dụng định lí Py-ta-go cho Δ ABH vuông tại H ta có:
AB2 = AH2 + BH2 ⇒ BH2 = AB2 – AH2 = 92 – 12 = 80
Áp dụng định lí Py-ta-go cho Δ BCHvuông tại H ta có:
BC2 = BH2 + CH2 = 80 + 82 = 144
⇒ BC = 12
Vậy độ dài BC = 12 cm.
Ví dụ 2: Cho∆ABC vuông ở A có ABAC = 815, BC = 51. Tính AB, AC.
Giải:
Áp dụng định lý Py – ta – go cho ΔABC vuông tại A có: BC2=AB2+AC2
Có ABAC=815⇒AB8=AC15
⇒AB264=AC2225=AB2+AC264+225=BC2289=512289=9
⇒AB8=AC15=3
Suy ra: AB = 8 . 3 = 24; AC = 15 . 8 = 45
Vậy AB = 24; AC = 45.
Dạng 4.2: Sử dụng định lý Py - ta - go để nhận biết tam giác vuông.
1. Phương pháp giải:
- Tính bình phương các độ dài ba cạnh của tam giác.
- So sánh bình phương của cạnh lớn nhất với tổng các bình phương của hai cạnh kia.
- Nếu hai kết quả bằng nhau thì tam giác đó là tam giác vuông, cạnh lớn nhất là cạnh huyền.
2. Ví dụ minh họa:
Ví dụ 3: Cho tam giác ABC có AB = 8 cm, AC = 6 cm, BC = 10 cm. Hỏi tam giác ABC là tam giác gì?
Giải:
Ta có 62 =36, 82 = 64, 102 = 100
Mà 100 = 36 + 64 hay 102 = 82 + 62
Nên theo định lí Py - ta - go đảo, tam giác ABC là tam giác vuông tại A.
III. BÀI TẬP VẬN DỤNG:
Bài 1: Độ dài một cạnh góc vuông của một tam giác vuông cân bằng 3 cm. Độ dài cạnh huyền bằng?
A. 6 cm
B.12 cm
C. 18 cm
D. 3,5 cm
Bài 2: Ba số nào dưới đây có thể là độ dài ba cạnh của một tam giác vuông?
A. 4cm; 5cm; 6cm
B. 6cm; 6cm; 9cm
C. 5cm; 13cm;15cm
D. 20cm; 21cm; 29cm
Bài 3: Tam giác có độ dài ba cạnh bằng 4cm, 7cm, 8cm có là tam giác vuông không? Vì sao?
Bài 4: Cho tam giác ABC vuông tại A, ABAC=34. Biết BC = 20cm, tính các độ dài AB, AC.
Bài 5: Tính diện tích của tam giác ABC. Biết rằng AB = 12cm, AC = 16cm, BC = 20cm.
Bài 6: Cho tam giác ABC. Kẻ AH vuông góc BC (H nằm giữa B và C). Biết
BH = 9cm, HC = 16cm, HA = 12cm. Chứng minh tam giác ABC vuông tại A.
Bài 7: Cho các độ dài 6cm, 7cm, 8cm, 10cm, 24cm, 26cm. Ba độ dài nào có thể là độ dài các cạnh của tam giác vuông?
Bài 8: Tam giác ABC có góc A^ tù, C^=30o, AB=29, AC=40. Vẽ đường cao AH và tính BH.
Bài 9: Cho tam giác ABC cân tại A. Kẻ BH vuông góc với AC (H nằm giữa A và C). Biết HA = 7cm, HC = 18cm. Tính các độ dài BH và BC.
Bài 10: Cho tam giác ABC cân tại A. Trên cạnh AB lấy điểm D, trên cạnh AC lấy điểm E sao cho AD = AE. Gọi M là giao điểm của BE và CD.
Chứng minh rằng:
a) BE = CD
b) ΔBMD=ΔCME
c) AM là phân giác của BAC^.
Hướng dẫn giải:
Bài 1: Đáp án C.
Bài 2: Đáp án D.
Bài 3: Ta có 42 =16, 72 = 49, 82 = 64
Mà 16 + 49 = 65 ≠ 64
Nên theo định lí Py - ta - go đảo, tam giác có độ dài 3 cạnh 4m, 7m, 8m không là tam giác vuông.
Bài 4: Đặt AB = 3k, AC = 4k
Theo định lý Py-ta-go ta có:
AB2 + AC2 = BC2
⇒ (3k)2 + (4k)2 = 202
⇒ k = 4
Vậy AB =12cm; AC = 16cm.
Bài 5: Áp dụng định lý Py-ta-go đảo, ta biết được tam giác ABC vuông tại A.
SABC=12AB.AC=12.12.16=96cm2
Bài 6:
+) Áp dụng Py-ta-go cho hai tam giác vuông ABH và ACH được:
AB = 15; AC = 20
+) BC = 25
BC2 = AB2 + AC2 (252 = 152 + 202).
Theo định lý Py-ta-go đảo, tam giác ABC vuông tại A.
Bài 7: Ba độ dài độ dài các cạnh của tam giác vuông là (6; 8; 10), (10; 24; 26).
Bài 8:
Xét ΔAHC vuông ở H có C^=30o nên AH = 12AC = 20
Áp dụng định lý Py-ta-go vào tam giác vuông ABH ta được BH = 21.
Bài 9:
Tam giác ABC cân tại A nên:
AB = AC = HA + HC = 7 + 18 = 25cm
Áp dụng định lý Py-ta-go vào tam giác AHB vuông tại H ta có: BH = 24cm
Áp dụng Py-ta-go vào tam giác vuông BHC được BC = 30cm.
Bài 10:
a) ΔABE=ΔACD (c.g.c) suy ra BE = CD
b) Ta có ΔMDB=ΔMEC (g.c.g)
Do đó: MB = MC
c)ΔAMB=ΔAMC (c.c.c)
Suy ra: MAB^=MAC^. Hay AM là phân giác của góc BAC.
Xem thêm các dạng bài tập Toán lớp 7 có đáp án và lời giải chi tiết khác:
Tổng ba góc của một tam giác và cách giải các dạng bài tập
Hai tam giác bằng nhau và các trường hợp bằng nhau của hai tam giác – Toán lớp 7
Tam giác cân, Tam giác đều và cách giải các dạng bài tập
Các trường hợp bằng nhau của hai tam giác vuông và cách giải
Từ khóa » Bài Tập Về định Lí Py-ta-go đảo Có đáp án
-
Bài Tập Định Lí Pi-ta-go Chọn Lọc, Có đáp án | Toán Lớp 7
-
Phiếu Bài Tập định Lí Pitago Có đáp án Chi Tiết (word) - Icongchuc
-
Lý Thuyết Và Bài Tập định Lý Pytago đảo - Tin Công Chức - Icongchuc
-
Định Lý Pitago Lý Thuyết Và Bài Tập Về Định Lí Py-ta-go Lớp 7
-
Những Bài Tập điển Hình Về Định Lý Pi-ta-go Trong Tam Giác Vuông Có ...
-
Bài Tập Về Định Lý Pitago Trong Tam Giác Vuông Chọn Lọc
-
Định Lí Pi-ta-go - Chuyên đề Toán Học Lớp 7
-
18 Câu Hỏi Trắc Nghiệm Thuộc Bài Tập: Định Lý Pytago Có đáp án
-
Định Lí Py-ta-go - Các Dạng Toán Và Phương Pháp Giải Toán 7 Tập 1
-
Bài Tập định Lý Pytago Toán 7 Có Lời Giải
-
Giải Sách Bài Tập Toán 7 Bài 7: Định Lí Pi-ta-go
-
Chuyên đề định Lí Py-ta-go - Toán THCS