Định Luật Murphy, Tại Sao Khi Một điều Tồi Tệ Có Thể Xảy Ra, Nó Lại ...
Có thể bạn quan tâm
ĐỊNH LUẬT MURPHY – KHI MỘT ĐIỀU TỒI TỆ CÓ THỂ XẢY RA, NÓ SẼ XẢY RA (Edward + Alice)
Bạn đang kẹt ở 8 làn đường với hàng trăm phương tiện nối đuôi nhau. Bạn rất muốn về nhà nhưng rồi nhận ra rằng có một điều khiến bạn thực sự mất tinh thần, đó là các làn đường khác dường như đang di chuyển, ngoại trừ làn của bạn. Bạn quyết định đổi làn. Nhưng khi vừa mới chuyển, những chiếc xe ở làn đường mới tự nhiên khựng lại. Trong thời điểm bế tắc đó, bạn thấy các làn đường khác trên đường cao tốc (bao gồm cả làn đường vừa rồi bạn vừa rời khỏi nữa) lại đang di chuyển, ngoại trừ làn đường mới của bạn.
“Anything that can go wrong will go wrong!”
Chúc mừng bạn đã đến với thế giới của định luật Murphy. Thuật ngữ này có nghĩa là nếu một việc đã có diễn biến xấu thì nó sẽ diễn biến đúng như thế. Và điều đó có thể đúng. Đây không phải là một thế lực ma quái nào đang ám ảnh bạn cả mà trên thực tế, chính chúng ta mới là người khiến cho định luật Murphy xảy ra. Khi mọi thứ diễn ra suôn sẻ, sự tác động ấy là rất nhỏ. Sau cùng, ta khẳng định rằng mọi thứ phải đạt được theo đúng những gì mình mong muốn. Đến khi mọi thứ trở nên tồi tệ, ta lại tìm kiếm lý do.
Đơn cử là việc đi bộ. Đã bao lần bạn chạm đích và tự nhủ rằng “Ôi, mình đã làm được rồi”? Nhưng chẳng may bạn lỡ vấp phải vỉa hè và trầy cả đầu gối, chắc chắn bạn sẽ tự hỏi tại sao điều này xảy ra với mình.
Định luật Murphy dần trở thành thứ ăn sâu vào chúng ta khi quá tập trung đến điều tiêu cực và xem nhẹ sự tích cực. Nó tác động đến ta giống như chọc gậy vào tổ kiến lửa vậy. Hoạt động bằng cách sử dụng xác suất dựa trên tính toán tỷ lệ, định luật này có khả năng dự đoán một điều gì đó chắc chắn sẽ xảy ra.
Không những thế, nó cũng nắm được khả năng tưởng tượng của con người. Đã có rất nhiều đầu sách cũng như các trang web viết về vấn đề này và các nhánh nhỏ của nó nữa. Tên của định luật Murphy cũng được sử dụng khá rộng rãi trong các ban nhạc, trong tựa đề của một bộ phim hành động, ở quán rượu hay cả các cửa hàng ăn của người Ai-len trên khắp thế giới.
Định luật Murphy vẫn còn là một khái niệm mới lạ trong những năm ở giữa cuối thế kỉ. Vào năm 1928, ảo thuật gia Adam Hull Shirk – tác giả của cuốn “On Getting Out of Things” về các thủ thuật làm ảo thuật – có chỉ ra 9/10 thủ thuật sẽ thường xuyên bị thất bại. [nguồn: American Dialect Society]. Ngay cả trước đó, nó đã từng được gọi là định luật Sod và nó chứng minh mọi thứ không thuận lợi có thể xảy ra thì sẽ luôn như vậy. Nhưng thực chất, định luật Murphy vẫn có liên quan đến định luật Sod ở nước Anh. [nguồn: Murphy’s Laws].
SỰ RA ĐỜI CỦA ĐỊNH LUẬT MURPHY – ĐẠI ÚY EDWARD A. MURPHY JR LÀ AI?
Murphy là một người có thật. Ông chính là Đại úy Edward A. Murphy Jr. kiêm kỹ sư phục vụ trong lực lượng không quân, từng sống ở Mỹ và qua đời vào năm 1990. Mặc dù là một phần của các cuộc thử nghiệm dự án cơ khí quân sự trong suốt cuộc đời sự nghiệp của mình, ông chỉ may mắn được trực tiếp tham gia có duy nhất một dự án nghiên cứu và từ đó mở ra một con đường mới cho việc phát hiện ra định luật này của ông.
Vào năm 1949, tại căn cứ không quân Edward ở California (Mỹ), các sĩ quan đang thực hiện thử nghiệm dự án MX981 để xác định lần cuối xem tỉ số gia tốc trọng trường (G) mà một người có thể chịu đựng được là bao nhiêu. Họ hy vọng rằng nghiên cứu của họ sẽ được áp dụng trong các thiết kế máy bay sau này.
Đại tá John thử nghiệm tàu tên lửa Gee Whiz tại căn cứ không quân Edward (Mỹ)
Để mô phỏng sự tác động của va chạm máy bay, họ đã sử dụng tàu tên lửa mang tên Gee Whiz. Tàu bay với tốc độ hơn 200 dặm/giờ dưới chặng đường dài nửa dặm, rồi đột ngột dừng lại trong chưa đầy 1 giây. Vấn đề là ở chỗ, thay vì chỉ cần tìm tỉ số gia tốc mà một người có thể chịu đựng được thì họ lại cần một người thật để thử nghiệm điều đó. Đại tá John Paul Stapp – chuyên gia nghiên cứu vật lý cho lực lượng không quân – lúc ấy tình nguyện làm người thử nghiệm. Trong suốt các chuyến bay vắt kiệt thể chất diễn ra vài tháng trời ấy, Stapp bị chấn thương rất nặng. Ông bị gãy xương, chấn động và vỡ mạch máu trong mắt, tất cả chỉ vì hy sinh cho khoa học.
Murphy có nảy ra một ý tưởng: đặt một bộ cảm biến ở đai cố định giáo sư Stapp vào tàu tên lửa. Những máy cảm biến này có tác dụng đo đạc chính xác số liệu của lực gia tốc trọng trường khi tàu tên lửa bị dừng đột ngột, như vậy dữ liệu phần nào sẽ rõ ràng hơn.
Có vài lời đồn xung quanh sự kiện xảy ra ngày hôm đó, về người nào đóng góp những gì vào công cuộc cho ra đời định luật Murphy. Và kết quả cuối cùng gần như là xấp xỉ.
Trong lần thử đầu tiên, sau khi Murphy lắp các thiết bị cảm biến này vào các đai cố định, họ không thu về bất cứ một kết quả nào. Mọi bộ cảm biến đều không được lắp đặt đúng cách. Mỗi bộ đều có 2 đường lắp đặt và cả hai đều bị lắp sai.
Khi Murphy tìm hiểu nguyên nhân, ông cứ lẩm bẩm khiển trách lỗi là do các nhà kỹ thuật. Ông nói: “Nếu có hai cách để làm thứ gì đó, mà một trong hai cách dẫn đến hậu quả tệ hại, thì chắc chắn hắn ta sẽ làm theo cách tệ hại đó” [nguồn: Improbable Research].
Không lâu về sau, Murphy quay trở lại trường sân bay Wright nơi ông ấy đóng quân. Nhưng Stapp, người đàn ông hài hước với trí thông minh sáng suốt của mình, đã nhận ra tính chất chung trong câu nói của Murphy. Trong một buổi họp báo, ông ấy đã nói mọi kết quả số liệu an toàn chính xác mà đội nghiên cứu thu được đều dựa vào sự nhận thức về định luật Murphy, có nghĩa là: “Nếu một việc đã có diễn biến xấu thì nó sẽ diễn biến đúng như thế” [nguồn: The Jargon File].
Từ đó, định luật Murphy xuất hiện dày đặc trên các ấn phẩm hàng không vũ trụ và không lâu sau trở thành một vấn đề phổ biến trong các sách báo vào những năm 1970. Cho đến nay, định luật Murphy đã được ứng dụng và mở rộng ở rất nhiều khía cạnh.
DIỄN GIẢI VÀ HỆ QUẢ CỦA ĐỊNH LUẬT
Định luật Murphy gần như nắm rõ được một cái nhìn bi quan, chán nản về thế giới. Nhưng từ khi câu chuyện về cuộc thử nghiệm tàu tên lửa được lan truyền từ căn cứ lực lượng không quân Edward, nhiều nhà thông thái đã tự đưa ra những giả thiết và quan điểm cho định luật của riêng mình.
Một số rất nổi tiếng, ví dụ như nguyên lý Peter chỉ ra rằng ai cũng sẽ đến lúc được đề bạt vào một vị trí mà trong đó họ không còn đủ năng lực thực hiện nữa, từ đó họ không thể thăng tiến hơn nữa. Hay bình luận của O’Toole về định luật Murphy, cho rằng Murphy là người lạc quan. Có hàng ngàn những quy tắc, định luật, nguyên lý và cả những lời bình phẩm ra đời từ khi có sự xuất hiện của định luật Murphy. Một số mang tính hài hước, một số lại rất uyên bác và số khác chỉ đơn giản tầm thường. Có một vài là định luật cổ đáng tin cậy như:
- Ranh giới của Barth (Barth’s Distinction) – Có 2 kiểu người trên thế giới đó là người phân biệt giai cấp, tầng lớp và người không làm việc đó.
- Định luật của Acton (Acton’s Law) – Quyền lực tuyệt đối sẽ dẫn đến tha hóa tuyệt đối.
- Định luật Boob (Boob’s Law) – Bạn luôn thấy thứ gì đó ở nơi cuối cùng bạn tìm kiếm.
- Định luật Clarke (Clarke’s Third Law) – Bất kỳ kỹ thuật tiên tiến nào, thoạt nhìn cũng không khác gì ma thuật.
- Điều luật Franklin (Franklin’s Rules) – May mắn là khi anh ta không mong đợi gì, vì như vậy anh ta sẽ không thất vọng.
- Định luật Issawi (Issawi’ s Law of the Path of Progress) – Một lối tắt chính là quãng đường dài nhất giữa 2 điểm.
- Định luật Mencken (Mencken’s Law) – Ai làm được sẽ thành công. Ai không làm được hãy đi dạy.
- Định luật Patton (Patton’s Law) – Kế hoạch tốt của ngày hôm nay sẽ hay hơn kế hoạch hoàn hảo của ngày mai.
Mỗi điều trên giải thích cho mỗi khía cạnh khác nhau của vũ trụ và được đặt trong một hình thức khá dễ hiểu (và có thể xen chút hài hước). Mặc dù vậy, định luật Murphy vẫn được coi là cha đẻ của mọi định luật.
THUYẾT ĐỊNH MỆNH VÀ SỰ HẤP DẪN CỦA ĐỊNH LUẬT MURPHY
Tại sao định luật này là khái niệm mang tính vũ trụ và có thể nắm trọn toàn bộ cuộc sống của ta?
Hãy tưởng tượng, khi phải cắm phích cắm hai đầu theo một hướng chuẩn vào ổ điện, ta chỉ có 50% khả năng làm đúng cách thôi, còn lại là làm sai cách. Có lẽ lý giải phù hợp nhất cho việc chúng ta hấp dẫn định luật Murphy đến với mình là ý thức cơ bản của thuyết định mệnh.
Thuyết định mệnh (Fatalism) là một quan niệm cho rằng chúng ta đều bất lực trước tác động của số mệnh. Nó nói mọi việc xảy đến với ta đều không thể tránh được, giả sử như việc bị trầy xước đầu gối. Bên cạnh đó còn có một quy luật vũ trụ bí ẩn nào đó đang đứng sau điều khiển chúng ta.
Trái với thuyết định mệnh, chủ nghĩa tự do ý chí (Free will) thì đưa ra ý kiến rằng con người có quyền và được lựa chọn tự do ý chí, và mọi hệ quả của lựa chọn đó đều do chính mình.
Có lẽ, sự kết nối của chúng ta với định luật Murphy chính là sự xung đột giữa thuyết định mệnh và chủ nghĩa tự do ý chí. Hay nói cách khác, định luật Murphy phản ánh sự dại khờ của chính bản thân ta. Nếu có cơ hội làm sai điều gì đó, ta sẽ phải mất khoảng nửa thời gian để làm vậy, mà đấy lại là sự lựa chọn của chúng ta. Mặt khác, định luật này cũng tiết lộ về sự mất kiểm soát của ta, giống như trong trường hợp lúc nào cũng như bị mắc kẹt ở làn đường tắc nghẽn nhất.
Định luật Murphy chẳng chứng minh hay giải thích về một điều gì đó. Nó chỉ đơn giản nhấn mạnh ý “điều đó sẽ tiếp tục diễn biến sai”. Nhưng ta lại quên mất một điều là trong khi ta còn mải cân nhắc, suy nghĩ về định luật Murphy thì vẫn còn rất nhiều năng lượng khác cũng đang vận động.
Định luật Murphy có một tên gọi khác là “định luật bánh bơ”. Sở dĩ cái tên này đến từ nhà văn Rudyard Kipling – tác giả của cuốn “Câu chuyện rừng xanh” (The Jungle Book) – đã khẳng định cho dù bạn đánh rơi miếng bánh mì bao nhiêu lần, thì mặt bánh phết bơ sẽ luôn rớt xuống sàn. Đây là một trong những quan điểm hiếm hoi mà ta có thể liên hệ được với thực tại đó là: cuộc sống đôi lúc thật khó khăn đến mức nực cười.
Phải công nhận sự thật rằng phần mặt bánh phết bơ luôn nặng hơn bên còn lại. Điều này đã phản ánh về sự tác động của trọng lực làm mặt bánh nặng hơn sẽ luôn rơi xuống đất mà không phải lúc nào nó cũng sẽ rơi ở mặt ngược lại với lý do tương tự. Dù sao thì hiển nhiên mặt bánh phết bơ vẫn luôn nặng hơn mặt bánh bên kia. Vì thế, dự đoán và quan điểm của Kipling là đúng.
NGĂN NGỪA ĐỊNH LUẬT MURPHY – LÀM THẾ NÀO ĐỂ MỌI THỨ TRỞ NÊN AN TOÀN VÀ XÁC THỰC HƠN?
Định luật Murphy và Định luật động nhiệt học (The Law of Entropy)
Định luật Murphy thực chất được hỗ trợ bởi một định luật tự nhiên xác thực đó là sự mất trật tự của hệ thống (Entropy).
Định luật này được sử dụng thường xuyên trong nghiên cứu về nhiệt động lực học nhằm giải thích nguyên nhân năng lượng chuyển hóa từ dạng này sang dạng khác. Nó chứng minh rằng trong vũ trụ của chúng ta, các hệ thống thường đi đến cái kết của sự mất trật tự và hỗn độn. Được biết với cái tên định luật 2 nhiệt động lực học và bổ sung cho định luật Murphy, Entropy khẳng định rằng mọi thứ có thể diễn biến sai thì sẽ tiếp tục như vậy.
Trong khi phần đông chúng ta rất coi trọng định luật này bởi nó đã giải thích cho ta hiểu về sự bất lực của chính bản thân ta trong một vài hoàn cảnh ngẫu nhiên, một số ít khác lại xem như đây là một công cụ, là một phương trình thuật toán mà họ có thể dự đoán được khả năng tồi tệ đó. Đó chính là Joel Pel, một kỹ sư y sinh tại Đại học Anh Columbia, người đã tạo ra một công thức nhằm dự đoán được khả năng xảy ra của định luật Murphy.
Công thức này sử dụng một hằng số bằng 1, một yếu tố là hằng số biến thiên, cùng một vài biến số khác. Trong đó, Pel quy ước:
- Tầm quan trọng của sự việc (the importance of the event) là I
- Sự phức tạp của các hệ thống liên quan (the complexity of the system involved) là C
- Tính khẩn cấp cần có để hệ thống hoạt động (the urgency of the need for the system to work) là U
- Tần số hệ thống được áp dụng (the frequency the system is used) là F.
Trong bài văn viết cho trang Science Creative Quarterly, anh ấy lấy ví dụ về dự đoán khả năng xảy ra của định luật Murphy khi người lái xe cần điều khiển chiếc Toyota Tercel về đến nhà cách gần trăm cây số dưới trời mưa bão mà không có bộ ly hợp. Sử dụng phương trình trên, kết quả Pel đưa ra là bằng 1, nghĩa là hộp số chắc chắn sẽ rơi ra trong mưa bão. Trong khi ai đã quen với dòng Tercel này sẽ thấy được điều đó thì bằng cách nào đó, công thức toán học kia cũng có thể trấn an cho ta rằng định luật này có thể tính toán được. [nguồn: Science Creative Quarterly].
Định luật Murphy cũng nhắc nhở cho các kỹ sư, người lập trình máy tính và các nhà khoa học về một sự thật hiển nhiên: hệ thống hư hỏng. Trong một vài trường hợp, hệ thống hư hỏng báo hiệu rằng cuộc thử nghiệm đó sẽ còn lặp lại nhiều hoặc sẽ làm hao tốn rất nhiều kinh phí đầu tư.
NASA đã phải nghiền ngẫm điều này rất kỹ lưỡng. Các cơ quan hàng không cũng từng có không ít những thất bại tỉ lệ nghịch với tỉ số kết quả thành công, làm tiêu tốn rất nhiều tiền bạc chi phí. Trớ trêu thay, cũng trong trường hợp với tàu bay không người lái, sẽ có một bộ cảm biến luôn có hai hướng kết nối và cả hai đều không đúng, tương tự y hệt với cuộc thử nghiệm gốc Gee Whiz. Khi bộ cảm biến đã hoạt động sai, chiếc dù có nhiệm vụ làm chậm quá trình rơi của tàu lại cũng không hề hoạt động nốt, khiến cho tàu đâm thẳng xuống sa mạc và vỡ tan [nguồn: MSNBC].
Trong trường hợp đó, kết hợp với nhận thức về Luật Murphy, các nhà thiết kế đã rút ra kinh nghiệm và tiến hành lắp đặt một “chế độ an toàn” (fail-safes). Có rất nhiều phương thức áp dụng fail-safes xung quanh ta. Một số hệ thống sử dụng phương pháp giới hạn lựa chọn để giảm thiểu sai sót, chẳng hạn như kích thước chạc không cân xứng của một phích cắm điện. Một số khác là thuyết cơ giới nhằm ngăn ngừa các vấn đề xấu có nguy cơ trở nên tệ hơn, ví dụ như ở máy cắt cỏ có cái tay cần, phải giữ cái cần xuống thì thợ cắt cỏ mới làm được. Nếu người vận hành máy cắt tháo cần ra, máy sẽ ngừng chạy.
Chế độ an toàn ấy được gọi là một “idiot-proof – minh chứng rõ ràng đến mức dù ngu ngốc cũng hiểu được”. Hãy hiểu rằng định luật Murphy sẽ không ngừng tác động vào mọi thứ, kể cả khi nó được bảo vệ tuyệt đối nhằm tránh sự sai sót hay hiểm họa nào xảy ra. Điều này làm ta liên hệ đến một định luật liên quan khác đó là định luật Grave, rằng nếu bạn làm một điều gì đó là một “idiot-proof” thì thế giới sẽ có những người “ngu ngốc tuyệt vời” hơn.
*Bài dịch độc quyền tại Tâm lý học ứng dụng
Người dịch: Alice
Biên tập: Edward
*Nguồn: https://people.howstuffworks.com/murphys-law.htm
Chia sẻ ý kiến của bạn:
Bài viết liên quan:
Từ khóa » định Lý Murphy
-
"Định Luật" Murphy: Trong Cái Rủi Có Cái Xui - Vietcetera
-
Murphy: định Luật Bánh Bơ - Tâm Lý Học Tội Phạm
-
Vietcetera - Định Luật Murphy - Trong Cái Rủi Có Cái Xui.... - Facebook
-
Tìm Hiểu Về Định Luật Murphy - Việc Xấu Luôn Có Cơ May Cao Hơn?
-
Định Luật Murphy: Nếu Một điều Xấu CÓ THỂ Xảy Ra, Nó SẼ Xảy Ra
-
Định Luật Murphy Là Gì? Học Hỏi được Gì Qua định Luật Murphy
-
Định Luật Murphy (Bánh Bơ) - Trong Cái Rủi Có Cái Không Vui!
-
Định Luật Murphy Là Gì? Trong Cái Rủi Có Cái Xui - Sau Giờ Hành Chính
-
Định Luật Murphy Là Gì? Cách áp Dụng định Luật Này Vào Cuộc Sống
-
Định Luật Murphy - Giải đáp Tại Sao Bạn Luôn Gặp “vận đen”
-
Định Luật Murphy đối Với Một Developer - Viblo
-
Những điều Cần Biết Về định Luật Murphy - Spiderum
-
Giải Mã định Luật Murphy Bạn Nhất định Phải Biết
-
Định Luật Murphy Là Gì? Những điều Cần Biết Về định Luật Này - JobsGO