Định Lượng Acid Uric Trong Máu
Nguồn gốc và thải trừ:
Acid uric có nguồn gốc từ quá trình dị hóa các base purin (adenin và guanidin) của các acid nucleic.
Các nguồn chính tạo Acid uric trong cơ thể bao gồm:
1. Thức ăn chứa purin.
2. Từ nguồn acid uric nội sinh do quá trình thoái hóa biến các acid nucleic của cơ thể
Các con đường thải trừ chính của acid trong cơ thể bao gồm:
1. Qua nước tiểu
2. Qua đường tiêu hóa.
Tăng quá mức nồng độ acid uric trong huyết thanh có thể gây tình trạng lắng đọng chất này tại các khớp và mô mềm gây bệnh gout. Lượng acid uric trong nước tiểu tăng quá mức có thể bị kết tủa và hình thành sỏi urat trong hệ tiết niệu.
Bản chất của chất của xét nghiệm
Để chẩn đoán các bệnh lý gây biến đổi nồng độ acid uric.
Amoniac máu tăng cao trong các trường hợp:
Các nguyên nhân chính thường gặp là:
1. Tăng sản xuất acid uric
- Tăng acid uric máu tiên phát
- Phá hủy tổ chức
- Gia tăng chuyển hóa tế bào
- Thiếu máu do tan máu.
2. Giảm đào thải acid uric qua thận
- Suy thận. Tổn thương các ống thận xa.
- Nghiện rượu cấp.
- Dùng thuốc lợi tiểu.
- Nhiễm toan lactic.
- Suy tim ứ huyết
- Các thuốc gây giảm thải trừ acid uric qua nước tiểu: Aspirin, thuốc lợi tiểu, probenecid ( liều thấp), Phenylbutazon.
3. Các nguyên nhân khác
- Tăng bạch cầu đơn nhân nhiễm trùng cấp
- Nhiễm độc thai nghén và tiền sản giật.
- Suy cận giáp trạng, Suy giáp.
- Ngộ độc chì.
- Chấn thương.
Amoniac máu giảm trong các trường hợp:
Các nguyên nhân chính thường gặp là:
1. Hòa loãng máu.
2. Hội chứng tăng tiết hormon chống bài niệu (ADH)
3. Tổn thương các ống lượn gần.
4. Hội chứng Fanconi.
5. Các thuốc gây tăng thải acid uric qua nước tiểu: Benzbromaron, Allopurinol, Probenecid (với liều cao), Cortison, Sulfinpyrazon, Salicylic (với liều cao), Acid ascobic, Các thuốc gây độc cho tế bào để điều trị ung thư (cytotoxic drugs), Thuốc cản quang.
6. Bệnh Wilson
7. Thiếu enzym xanthin oxydase.
8. To đầu chi.
9. Bệnh Hodgkin.
Chỉ định xét nghiệm:
- Cơn đau quặn thận. Thận ứ nước. Suy thận không xác định được nguồn gốc.
- Viêm khớp. Đau khớp.
- Các bệnh máu.
- BN được điều trị bằng hóa trị liệu hoặc xạ trị.
- Xét nghiệm hữu ích trong theo dõi mức độ nặng và tiên lượng các bệnh nhân nhiễm độc thai nghén nặng với nguy cơ sản giật và tiền sản giật.
Trị số tham chiếu bình thường trong máu:
Nam giới: 202 – 416 µmol/l, nữ giới: 143 - 399 µmol/l
Cách lấy mẫu và chuẩn bị bệnh nhân:
- Mẫu máu lấy khoảng 2ml máu, chống đông bằng lithiheparin hoặc EDTA.
- Thời gian làm xét nghiệm mất 1 giờ.
- Trước khi làm bệnh nhân không cần chuẩn bị, không cần nhịn đói.
Khoa Sinh hóa - Bệnh viện TWQĐ 108
Từ khóa » đơn Vị Acid Uric
-
Axit Uric Là Gì? Chỉ Số Axit Uric Trong Máu Cao & Cách Xử Lý
-
Nhận Biết Chỉ Số Acid Uric Bình Thường - Vinmec
-
Mục đích Của Xét Nghiệm Acid Uric Trong Máu | Vinmec
-
Nồng độ Acid Uric Trong Máu Bao Nhiêu Là Bị Gout? | Medlatec
-
Chỉ Số Acid Uric (axit Uric) Là Gì? Chuyên Gia Phân Tích Giải đáp
-
Xét Nghiệm Acid Uric Và Chỉ Số Acid Uric Trong Máu Bạn Nên Biết?
-
Chỉ Số Acid Uric Bình Thường Là Bao Nhiêu
-
Acid Uric – Wikipedia Tiếng Việt
-
Acid Uric Trong Máu Cao: Nguyên Nhân, Triệu Chứng, điều Trị - Docosan
-
Bệnh Gút - Cẩm Nang MSD - Phiên Bản Dành Cho Chuyên Gia
-
Bệnh Gout Và Hội Chứng Tăng Acid Uric Máu | BvNTP
-
Liên Quan Tăng Acid Uric Máu Và Tỷ Lệ Mới Mắc Tăng Huyết áp ở Nam ...
-
Ý Nghĩa Của Chỉ Số Acid Uric Trong Xét Nghiệm Máu Và Hướng điều Trị
-
Khám Chữa Bệnh Phổ Biến Kiến Thức Y Khoa - Sở Y Tế Hà Nội