Định Lượng CEA Và ý Nghĩa Các Chỉ Số CEA Trong Máu
Có thể bạn quan tâm
Định lượng CEA được sử dụng trong việc chẩn đoán và theo dõi điều trị một số bệnh ung thư, nhất là ung thư đại trực tràng. Vậy định lượng CEA là gì và các chỉ số CEA trong máu nói lên điều gì sẽ được chúng tôi cung cấp trong bài viết dưới đây.
Menu xem nhanh:
- 1. Định lượng CEA là gì?
- 2. Mục đích của việc kiểm tra định lượng CEA
- 3. Khi nào cần làm xét nghiệm CEA?
- 4. Ý nghĩa các chỉ số CEA trong máu
1. Định lượng CEA là gì?
Định lượng CEA là một kháng nguyên có thể tìm thấy trong máu nhằm chẩn đoán sớm ung thư đại trực tràng và các loại ung thư khác ở những người đã được chẩn đoán mắc ung thư.
2. Mục đích của việc kiểm tra định lượng CEA
Định lượng CEA giúp:
- Theo dõi hiệu quả điều trị, tiên lượng và đánh giá tái phát ung thư đại trực tràng.
- Định lượng CEA cũng được sử dụng như là chất chỉ điểm các bệnh ung thư khác như ung thư tuyến giáp thể tủy, phổi, tuyến tụy, dạ dày…
- CEA trong chất dịch có thể giúp xác định xem ung thư đã xâm lấn tới vị trí nào khác trong cơ thể hay chưa.
- Xét nghiệm CEA trong máu được khuyến khích thực hiện để tìm dấn ung thư ở những người bệnh khi không có triệu chứng.
3. Khi nào cần làm xét nghiệm CEA?
- Xét nghiệm CEA thường được chỉ định trong những trường hợp nghi ngờ mắc ung thư đại trực tràng.
- Xét nghiệm này cũng được chỉ định thực hiện ở những bệnh nhân đã mắc các bệnh ung thư khác như ung thư dạ dày, ung thư vú, ung thư phổi… nhằm đánh giá hiệu quả điều trị và phát hiện tái phát.
4. Ý nghĩa các chỉ số CEA trong máu
Ở người bình thường, chỉ số CEA từ 0-5ng/ml. Tỷ lệ các bệnh nhân ung thư có tăng CEA > 5ng/ml tùy theo các bệnh ung thư khác nhau. Cụ thể:
- Trong ung thư đại trực tràng, độ nhạy của CEA là 50%, độ đặc hiệu là 90%.
- Trong ung thư vú chưa di căn, mức độ CEA chỉ tăng ở 10% các trường hợp. Cần kết hợp với xét nghiệm CA 15-3 để theo dõi và tiên lượng ung thư vú.
- Trong các ung thư khác như ung thư biểu mô dạ dày, thực quản, tụy, phổi, buồng trứng… mức độ CEA chỉ tăng khi ung thư tiến triển, tỷ lệ tăng là khoảng 50 – 70% số các trường hợp.
- Mức độ CEA cũng có thể tăng ở một số bệnh lành tính như viêm phổi, viêm gan, xơ gan, viêm loét dạ dày tá tràng…
- Định lượng CEA chỉ giảm sau khi các khối u sản xuất CEA đã được cắt bỏ. Chỉ số CEA gia tăng đều đặn có thể chứng to khối u tái phát trở lại.
Tuy nhiên, các chỉ số CEA khi được sử dụng để chẩn đoán bệnh ung thư không có giá trị tuyệt đối. Người bệnh cần phải kết hợp với các xét nghiệm, kiểm tra khác để chẩn đoán đúng bệnh.
Khoa Ung bướu – bệnh viện Thu Cúc có đội ngũ bác sĩ chuyên khoa giàu kinh nghiệm cùng với hệ thống trang thiết bị y tế, máy móc hiện đại, phòng xét nghiệm đạt tiêu chuẩn an toàn sinh học cấp 2… sẽ giúp thực hiện xét nghiệm nhanh chóng, kết quả chính xác. Ngoài ra, người bệnh không phải lo lắng về chi phí xét nghiệm vì bệnh viện có áp dụng thanh toán bảo hiểm y tế và bảo hiểm phi nhân thọ, giúp hỗ trợ tối đa phí khám bệnh cho người bệnh.
Từ khóa » Cách Tính Chỉ Số Cea
-
Các Chỉ Số Xét Nghiệm định Lượng CEA Trong Máu | Vinmec
-
Ý Nghĩa Của định Lượng CEA Tìm Dấu ấn Ung Thư | Vinmec
-
Xét Nghiệm CEA Giúp Chẩn đoán, Tiên Lượng Ung Thư đại Trực Tràng
-
Xét Nghiệm CEA - Quy Trình Thực Hiện Và Cách đọc Kết Quả
-
Giá Trị Của Xét Nghiệm định Lượng CEA Trong Máu
-
CEA-Xét Nghiệm “vàng” Trong Chẩn đoán Sớm Và Theo Dõi Hiệu Quả ...
-
Chỉ Số CEA Trong Máu Là Gì, Có ý Nghĩa Như Thế Nào?
-
Xét Nghiệm CEA Là Gì? Những Điều Cần Biết Về Xét Nghiệm CEA
-
[Giải đáp Từ Chuyên Gia] Chỉ Số CEA Bao Nhiêu Là Nguy Hiểm?
-
Xét Nghiệm CEA Trong Ung Thư đại Trực Tràng
-
Các Chỉ Số Xét Nghiệm định Lượng CEA Trong Máu
-
CEA: DẤU ẤN CÁC UNG THƯ BIỂU MÔ, ĐẶC BIỆT LÀ UNG THƯ ...
-
Tìm Hiểu Các Chỉ Số Xét Nghiệm Máu Trong Ung Thư đại Tràng
-
XÉT NGHIỆM ĐỊNH LƯỢNG CEA