Định Lượng Chỉ Số T3 đánh Giá Chức Năng Tuyến Giáp Như Thế Nào?

1. Vai trò của hormon tuyến giáp T3

Tuyến giáp là một cơ quan quan trọng thuộc hệ thống nội tiết. Tuyến giáp tiết ra 3 loại hormon chính là T3, T4, calcitonin tham gia vào quá trình trao đổi chất, giúp cơ thể tăng trưởng và phát triển.

Hormon giáp T3 tồn tại trong máu dưới 2 dạng: Dạng tự do (FT3) và dạng gắn với protein huyết tương (chiếm trên 99%). Định lượng T3 toàn phần là bao gồm cả 2 chỉ số trên. Tuy nhiên, xét nghiệm định lượng FT3 ngày càng được bác sĩ lâm sàng chỉ định nhiều hơn T3 toàn phần vì ít bị tăng giả hơn.

Xét nghiệm định lượng FT3 ngày càng được bác sĩ lâm sàng chỉ định nhiều hơn.

Xét nghiệm định lượng FT3 ngày càng được bác sĩ lâm sàng chỉ định nhiều hơn.

2. Vậy xét nghiệm định lượng T3 giúp đánh giá chức năng giáp như thế nào?

Tuyến giáp sản xuất ra hormon T3 dưới sự kiểm soát chặt chẽ của hormon kích thích TSH. Nếu T3 trong máu thấp không thể đáp ứng nhu cầu trao đổi liên tục của cơ thể, TSH sẽ tăng lên để kích hoạt tuyến giáp sản xuất thêm T3. TSH cũng sẽ giảm khi nồng độ T3 tăng lên.

Dưới sự điều hòa và kiểm soát của TSH, nếu tuyến giáp không có đáp ứng hoặc đáp ứng rất ít, nồng độ T3 trong máu chưa thể về lại giới hạn bình thường. Chính vì vậy thông qua xét nghiệm định lượng T3, bác sĩ có thể đánh giá được chức năng tuyến giáp bị suy hay tăng cường hoạt động.

Tuyến giáp sản xuất ra hormon T3 dưới sự kiểm soát chặt chẽ của hormon kích thích TSH.

Tuyến giáp sản xuất ra hormon T3 dưới sự kiểm soát chặt chẽ của hormon kích thích TSH.

3. Khi nào cần xét nghiệm T3?

Xét nghiệm chỉ số T3 thường được chỉ định sau khi có kết quả bất thường về chỉ số kích thích tuyến giáp TSH. Khi người bệnh có triệu chứng của cường giáp như: Sợ nóng, vã mồ hôi nhiều, mệt mỏi… xét nghiệm định lượng nồng độ T3 thực sự cần thiết nhằm:

- Đánh giá chức năng tuyến giáp.

- Chẩn đoán các trường hợp cường giáp do rối loạn hormon T3, bao gồm: Cường giáp, suy tuyến yên, suy giáp nguyên phát hoặc thứ phát, liệt chu kỳ nhiễm độc giáp…

4. Kết quả xét nghiệm nồng độ T3 trong máu

a. Nồng độ T3 bình thường

Chỉ số T3 toàn phần ở người khỏe mạnh bình thường là từ 1,1-2,7 nmol/L.

Chỉ số FT3 (T3 tự do lưu hành trong máu): 3,5-7,8 pmol/L.

Chỉ số FT3, T3 thường được xem xét cùng với các chỉ số đánh giá chức năng tuyến giáp khác như FT4 và TSH để đưa ra được những kết luận chính xác và khách quan nhất.

b. Chỉ số T3 tăng cao có nguy hiểm không?

Chỉ số T3 tăng cao gợi ý mắc một số bệnh về rối loạn tuyến giáp như:

- Bệnh Graves (Basedow)

- Chứng cường giáp

- Viêm tuyến giáp thể không đau

- Liệt chu kỳ nhiễm độc giáp

- Bướu nhân độc tuyến giáp.

c. T3 giảm có thể là dấu hiệu của bệnh nào?

Chỉ số T3 có thể giảm khi một người bị ốm trong một thời gian dài. Tình trạng thiếu ăn cũng gây giảm hormon giáp T3. Tuy nhiên, sau khi loại trừ hết nguyên nhân ngoài bệnh về rối loạn tuyến giáp, chứng suy giáp sẽ bị hướng đến đầu tiên.

Bình thường, chỉ số T3 sẽ tăng hay giảm cùng với nồng độ T4 trong máu, do đó các xét nghiệm định lượng hormon giáp thường được chỉ định kèm với nhau để đánh giá chức năng giáp.

Chỉ số T3 có thể giảm khi một người bị ốm trong một thời gian dài.

Chỉ số T3 có thể giảm khi một người bị ốm trong một thời gian dài.

Xét nghiệm T3 là một chỉ số quan trọng, góp phần chẩn đoán nhanh chóng các bệnh lý về tuyến giáp. Khi có những dấu hiệu nguy ngờ mắc bệnh liên quan đến rối loạn chức năng tuyến giáp, bạn nên đến bệnh viện để được thăm khám ngay và chỉ định xét nghiệm phù hợp.

Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về xét nghiệm máu đánh giá chức năng tuyến giáp cần được IVIE - Bác sĩ ơi giải đáp cũng như cách thức đặt lịch xét nghiệm thông qua ứng dụng, vui lòng liên hệ với chúng tôi qua hotline: 19003367 để được tư vấn hỗ trợ.

Từ khóa » T3 Trong Máu