Định Lượng Giấy Là Gì? Định Nghĩa Dễ Hiểu Nhất Về định Lượng Giấy

Nếu bạn đã từng phải tự tay đi đặt các sản phẩm in ấn, quảng cáo hoặc bao bì,… bạn sẽ được ít nhiều các bên cung cấp tư vấn về định lượng giấy (đơn vị là GSM hoặc G/m2). Vậy định lượng giấy là gì? nó ảnh hưởng như thế nào đến các sản phẩm. Hãy đọc bài viết sau của Vietpacking để tìm hiểu thêm.

>>>> XEM NGAY: Giấy carton là gì? Thành phần – Phân loại – Ưu điểm [A-Z]

1. Định lượng giấy là gì? (GSM là gì?)

Định lượng giấy (GSM) là cụm từ được viết tắt theo tiếng Anh là “Grams per Square Meter” dịch là Gram trên mỗi mét vuông, chỉ số GSM hay g/m2 của tờ giấy càng cao thì nó sẽ càng nặng đồng nghĩa với việc tờ giấy đó sẽ có độ dày và cứng hơn.

Vậy giấy có GSM bằng nhau thì có dày như nhau?

Theo lý thuyết, gram trên mỗi mét vuông càng cao thì càng dày và cứng nhưng điều này không hẳn là đúng, vì nó còn phụ thuộc vào loại bột giấy và keo hỗn hợp được sử dụng để sản xuất ra các tấm giấy đó, những loại giấy sử dụng bột giấy nặng sẽ có độ dày mỏng hơn, ngược lại bột giấy nhẹ sẽ làm cho tấm giấy dày hơn – giả sử rằng chúng cùng gram nặng bằng nhau trên mỗi mét vuông. Điều này bạn có thể liên tưởng như việc so sánh 1 kg và 1 kg bông cho dễ hiểu.

>>>> CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM: Cơ sở cung cấp giấy kraft cuộn giá tốt tại TpHCM

2. Định lượng giấy thường phân theo các định mức nào?

Thường trên các loại giấy, định lượng giấy thường được chia phổ biến từ 70 – 300 gsm, cách nhau mỗi 10 gsm.

  • Với Giấy Fort, các định lượng phổ biến thường là 60gsm, 70gsm, 80gsm, 100gsm và 120gsm.
  • Với Giấy Couche, thì thường là 80gsm, 100gsm, 120gsm, 150gsm, 180gsm, 200gsm, 250gsm, 280gsm và 300gsm.

Tùy theo ngành nghề lĩnh vực, công dụng hoặc loại giấy, chúng sẽ được chia ra và phân loại để phù hợp nhất.

Có loại giấy nào dày hơn không?

Cũng có loại giấy với định lượng giấy dày hơn các tiêu chuẩn, chúng được gọi là giấy bồi. Để có được loại giấy ngày thay vì đưa vào quy chuẩn định lượng hay sản xuất đại trà người ta sử dụng phương pháp bồi bằng keo để dính 2 hoặc 3 tờ giấy với định lượng dưới 300gsm với nhau để trông chúng như là một tấm giấy thông thường.

  • Bảng tra định lượng giấy
định lượng giấy
Bảng tra định lượng các loại giấy tham khảo

Chú ý: C ở đầu các chỉ số là ký hiệu của giấy Couche, tương tự D là Duplex, B là Bristol,…

>>>> GỢI Ý:

  • Ý nghĩa và hiệu quả của màu sắc trong thiết kế bao bì
  • RRP là gì? Tầm quan trọng của rrp trong kinh doanh, bán lẻ

3. Cách tính định lượng giấy

Công thức chuẩn (lý thuyết toán học): GSM = gram/ m2

Để chuẩn hơn trong quá trình đo đạt, có thể cắt giấy theo kích thước 10 x 20 cm hoặc dùng giấy với kích thước A4 tiêu chuẩn. Vì là đơn vị m2 nên bạn phải tính diện tích 1 tờ giấy đó: 10 x 20 = 200 cm2 hay 0.02 m2. Dùng cân tiểu ly để đo khối lượng tờ giấy trong trường hợp này lấy ví dụ là 10 gam.

Tính định lượng giấy: GSM = gram/ m2

=> GSM = 10/ 0.02 = 500 vậy định lượng giấy là 500 gsm.

Lưu ý, do các chỉ số về khối lượng khá nhỏ, chưa kể giấy có khả năng đã chịu một số tác nhân bên ngoài như đã in, nhiệt độ, độ ẩm, giãn nỡ… nên khả năng sai số là có.

4. Vai trò định lượng giấy khi sản xuất bao bì giấy

Định lượng giấy đóng vai trò quyết định đến chất lượng và độ cứng các loại hộp giấy, thùng carton. Tùy theo sản phẩm, định lượng giấy luôn được giữ ở mức tối thiểu để đảm bảo độ bền và chịu lực.

Trong quá trình sản xuất thùng carton, hộp carton. Ngoài các tiêu chuẩn về quy cách, kiểu dáng, thì định lượng giấy carton cũng là một trong các yếu tố quan trọng cần lưu ý, điều này ảnh hưởng rất lớn trong quá trình vận chuyển, xuất khẩu hàng hóa, đảm bảo hàng hóa được bảo quản nguyên vẹn. Với mỗi doanh nghiệp, việc lựa chọn quy cách, định lượng và các tiêu chuẩn của thùng carton gần như là khác nhau, cần phải được tư vấn chuyên môn, để có được chất lượng tốt nhất nhưng vẫn đảm bảo tối ưu được chi phí.

định lượng giấy
So sánh định lượng thùng carton ở mức 150 gsm và 125 gsm

Ví dụ, các sản phẩm thùng hộp carton định lượng thường được dùng là 125gsm, nếu sử dụng trong lĩnh vực logistics thì cao hơn thường là 150gsm, trong nhiều trường hợp để giảm giá thành, một số đơn vị sản xuất dùng giấy 115gsm, và đương nhiên với định lượng này độ cứng sẽ rất yếu, giấy mềm, thùng gần như rã ngay khi gặp nước.

>>>> THAM KHẢO NGAY: Giấy tấm carton là gì? Ứng dụng thực tiễn trong cuộc sống

Ngoài ra, với các loại hộp giấy nhỏ in Offset như hộp đựng thuốc, mỹ phẩm,… cũng thường dùng giấy Ivory hoặc Ford với định lượng trung bình tầm 300gsm để đảm bảo độ cứng tối thiểu, bảo quản trực tiếp các sản phẩm bên trong.

Bài viết trên đây đã giớ thiệu và định nghĩa cho quý bạn đọc về định lượng giấy. Hi vọng với những thông tin hữu ích trên quý bạn đọc có thể trang bị cho mình nhiều kiến thức về bao bì giấy. Nếu bạn có nhu cầu đặt in bao bì giấy thì hãy tham khảo dịch vụ làm thùng carton theo yêu cầu tại Vietpacking ngay hôm nay. 

Thông tin liên hệ:

  • Địa chỉ: 94/1 KP6, đường Thạnh Xuân 13, P.Thạnh Xuân, Quận 12, TPHCM
  • Website: https://vietpacking.vn/
  • Hotline: 0837 88 99 11 – 0939 000 333

>>>> BÀI VIẾT LIÊN QUAN:

  • Shipping mark là gì? Ý nghĩa trong vận chuyển hàng quốc tế
  • Nẹp giấy cứng là gì? Ứng dụng thanh nẹp giấy chữ V
5/5 - (1 bình chọn)

Từ khóa » G/m2 Na G/cm2