Định Lượng Glucose - Chỉ Số Quyết định Trong Chẩn đoán Tiểu đường
Có thể bạn quan tâm
Định lượng glucose trong máu là phương pháp xét nghiệm được chỉ định cho người nghi ngờ mắc bệnh tiểu đường, quyết định xem có mắc bệnh hay không . Vậy, định lượng glucose máu là gì, quan trọng như thế nào? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu tường tận qua bài viết hôm nay.
➤Tìm hiểu trước: Bệnh tiểu đường là gì?
Mục lục
- Định lượng glucose là gì?
- Vai trò của định lượng glucose trong quản lý bệnh tiểu đường
- Cách định lượng glucose trong máu
- Tại bệnh viện
- Tại nhà
- Ý nghĩa lâm sàng của chỉ số định lượng glucose máu
- Glucose máu giảm (<3,9 mmol/L)
- Glucose máu tăng(>6,4mmol/L)
- Chẩn đoán tiểu đường dựa trên định lượng Glucose trong máu
- Lưu ý khi thực hiện định lượng glucose máu
Định lượng glucose là gì?
Định lượng glucose là phương pháp xác định nồng độ glucose trong máu. Định lượng glucose máu sẽ cho kết quả khác nhau ở mỗi người và mỗi thời điểm khác nhau trong ngày.Định lượng glucose trong máu là một trong những chỉ số quan trọng giúp đánh giá tình trạng sức khỏe của người bệnh, đặc biệt là người mắc bệnh tiểu đường. Glucose (đường) là nguồn năng lượng chính cho cơ thể, nhưng nếu lượng glucose trong máu quá cao hoặc quá thấp, nó có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm.
Thông thường, chỉ số glucose máu lúc mới ngủ dậy vào buổi sáng sẽ dao động khoảng 70 mg/dl – 92 mg/dl (3,9 mmol/l – 5,0 mmol/l). Sau ăn 1 – 2 giờ, chỉ số này có thể tăng lên nhưng sẽ không vượt quá 120 mg/dl. Trường hợp cao hơn, rất có thể bạn đang bị rối loạn dung nạp đường hoặc đái tháo đường.
Vai trò của định lượng glucose trong quản lý bệnh tiểu đường
Với người bệnh tiểu đường, việc định lượng glucose thường xuyên giúp kiểm soát bệnh hiệu quả hơn. Người bệnh có thể tự theo dõi lượng đường trong máu để điều chỉnh thuốc, chế độ ăn uống và lối sống sao cho phù hợp, giúp người bệnh giữ mức glucose trong máu ổn định, tránh tình trạng tăng đường huyết quá cao hay hạ đường huyết quá thấp gây đe dọa đến tính mạng.
Nếu không theo dõi định lượng glucose, người bệnh dễ rơi vào tình trạng đường huyết không kiểm soát, dẫn đến các biến chứng như:
- Tổn thương thần kinh: Gây ra đau, tê, yếu ở tay và chân.
- Bệnh tim mạch: Nguy cơ đau tim và đột quỵ tăng cao.
- Tổn thương thận: Đường huyết cao gây suy giảm chức năng thận.
- Tổn thương mắt: Có thể dẫn đến mất thị lực.
Cách định lượng glucose trong máu
Định lượng glucose có thể được thực hiện tại bệnh viện hoặc tại nhà. Cụ thể:
Tại bệnh viện
Định lượng glucose máu thường được tiến hành tại bệnh viện bởi các kỹ thuật viên. Sau khi bác sĩ thăm khám, bệnh nhân sẽ được chỉ định thực hiện xét nghiệm định lượng đường huyết. Tiếp đó, bệnh nhân di chuyển đến khu vực được yêu cầu để lấy mẫu máu thực hiện xét nghiệm.
Có 2 phương pháp chính được sử dụng để định lượng glucose máu tại bệnh viện bao gồm: Phương pháp hóa học và enzyme. Tuy nhiên, phương pháp hóa học hiện nay ít được áp dụng bởi mất nhiều thời gian và tính đặc hiệu thấp.Phương pháp enzyme được áp dụng rộng rãi hơn bởi thời gian cho kết quả nhanh và độ đặc hiệu cao. Tại bệnh viện có thể định lượng glucose bằng 2 phương pháp enzyme là enzyme hexokinase, glucose oxidase:
- Định lượng glucose bằng phương pháp glucose oxydase được thực hiện bởi các máu hóa sinh bán tự động hoặc tự động. Ưu điểm của phương pháp định lượng bằng enzyme glucose oxydase là thời gian nhanh và chi phí thấp. Tuy nhiên, quá trình thực hiện còn thủ công nên kết quả dễ bị tác động. Thông thường, phương pháp này sẽ cho chỉ số glucose máu thấp hơn mức thực tế.
- Định lượng glucose máu bằng phương pháp sử dụng enzyme hexokinase: được áp dụng phổ biến tại các bệnh viện lớn có trang bị thiết bị máy móc tự động. Bởi ít sự can thiệp của con người nên định lượng bằng hexokinase cho kết quả chính xác hơn các phương pháp khác. Ưu điểm của phương pháp định lượng glucose máu bằng hexokinase là độ chính xác cao. Tuy nhiên, chi phí của xét nghiệm này cao hơn bởi giá thành hóa chất cao hơn.
Tại nhà
Sử dụng máy đo glucose cầm tay là cách nhanh chóng và tiện lợi nhất để theo dõi lượng đường huyết hàng ngày. Người bệnh có thể thực hiện bất cứ lúc nào, đặc biệt là trước và sau bữa ăn để kiểm tra hiệu quả của các loại thực phẩm đã ăn.
Máy đo đường huyết cầm tay thường áp dụng phương pháp định lượng glucose bằng enzyme Glucose dehydrogenase (GDH).. Ưu điểm của phương pháp này là cơ chế đơn giản, phản ứng nhanh nên được ứng dụng để đo đường ngay tại nhà. Tuy nhiên, bệnh nhân cần tìm hiểu kỹ loại máy đo đường để chắc chắn về độ chính xác của nó, kết quả định lượng này chỉ mang tính theo dõi để đưa ra đánh giá mà ít có giá trị chẩn đoán.
☛ Tìm hiểu thêm: Cách đọc các chỉ số tiểu đường chuẩn nhất
Ý nghĩa lâm sàng của chỉ số định lượng glucose máu
Dựa vào trị số thu được từ phương pháp định lượng glucose các bác sĩ có thể đưa ra kết luận về bệnh tiểu đường hoặc các rối loạn chuyển hóa đường. Cụ thể, các trị số được coi là bình thường khi định lượng glucose máu cho kết quả nằm trong khoảng 3,9 – 6,4 mmol/L. Tất cả các kết quả nằm ngoài khoảng này được cho là bất thường và định hướng đến một bệnh lý nào đó.
Glucose máu giảm (<3,9 mmol/L)
Glucose máu tăng cao thường xuất hiện trong các trường hợp:
- Tụt đường huyết do không cấp đủ đường cho cơ thể.
- Các bệnh u tụy khiến insulin tăng tiết bất thường.
- Thiểu năng tuyến thượng thận, tuyến giáp hoặc tuyến yên
- Các bệnh về gan như: thiểu năng gan, xơ gan
- Sau phẫu thuật cắt dạ dày
- Dùng quá liều thuốc điều trị tiểu đường.
Glucose máu tăng(>6,4mmol/L)
Chỉ số glucose máu tăng thường gặp trong các trường hợp:
- Mắc bệnh lý: tiểu đường, viêm tụy, các bệnh tại tuyến yên hoặc tuyến thượng thận.
- Bệnh nhân đang điều trị bằng các thuốc: ACTH hoặc corticoid
- Bệnh nhân nhiễm độc giáp nặng, bỏng, choáng, viêm màng não, stress quá mức….
Chẩn đoán tiểu đường dựa trên định lượng Glucose trong máu
Glucose máu tăng cao xuất hiện phổ biến nhất ở nhóm bệnh nhân mắc tiểu đường. Để đưa ra kết luận cuối cùng, bác sĩ thường chỉ định cho bệnh nhân thực hiện định lượng glucose máu lúc đói. Nếu kết quả định lượng glucose máu trên 7mmol/L, bệnh nhân được kết luận mắc tiểu đường. Trường hợp kết quả định lượng trong khoảng 6,4 – 7 mmol/L, bệnh nhân được xác định là rối loạn chuyển hóa đường (hay tiền tiểu đường).
Những trường hợp bệnh nhân được chẩn đoán là tiểu đường cần tiến hành điều trị theo phác đồ được bác sĩ chỉ định. Những bệnh nhân tiền tiểu đường cần tiến hành điều chỉnh chế độ ăn uống sinh hoạt để tránh bệnh tiến triển thành tiểu đường.
➤ Nếu bạn quan tâm đến cách xác định bệnh lý tiểu đường thì hãy đọc chi tiết nhất trong bài viết: Phương pháp chẩn đoán bệnh tiểu đường
Lưu ý khi thực hiện định lượng glucose máu
Để định lượng glucose cho kết quả chính xác nhất, bạn cần lưu ý một số thông tin sau:
- Nếu được chỉ định làm định lượng glucose máu lúc đói, bệnh nhân cần nhịn ăn ít nhất 8 tiếng đồng hồ. Trong thời gian này, bạn chỉ được uống nước lọc hoặc nước đun sôi để nguội.
- Trường hợp được chỉ định định lượng glucose máu ở thời điểm bất kỳ, bệnh nhân không cần nhịn ăn, uống mà vẫn thực hiện xét nghiệm bình thường.
- Trước khi tiến hành xét nghiệm bệnh nhân cần giữ tâm lý thoải mái. Những người bị căng thẳng, stress kéo dài có thể tăng đường máu tạm thời gây sai lệch kết quả xét nghiệm.
- Bệnh nhân cần thông báo cho bác sĩ về các loại thuốc đang sử dụng. Trên thực tế, có rất nhiều loại thuốc làm ảnh hưởng đến kết quả định lượng glucose máu như: thuốc chống viêm corticoid, thuốc giảm đau, thuốc lợi tiểu, thuốc tránh thai, thuốc giảm trầm cảm,….
- Trước thời điểm thực hiện định lượng glucose, bệnh nhân cần duy trì chế độ ăn uống, sinh hoạt như bình thường. Tránh kiêng khem quá mức sẽ làm sai lệch kết quả xét nghiệm.
- Những trường hợp được chỉ định tự định lượng glucose máu ở nhà bằng máy đo đường cá nhân cần thực hiện đúng hướng dẫn của bác sĩ về kỹ thuật đo, thời điểm đo trong ngày.
- Nếu có thể, bạn nên lựa chọn những trung tâm y tế lớn được trang bị đầy đủ máy móc thiết bị. Như vậy, kết quả định lượng glucose máu sẽ có độ chính xác cao hơn.
Lời kết
Định lượng glucose máu là xét nghiệm quan trọng để chẩn đoán tiểu đường và các bệnh lý khác. Các bác sĩ khuyến nghị bệnh nhân nên thực hiện định kỳ tại bệnh viện để có thể theo dõi được tình trạng sức khỏe của mình. Người tiểu đường type 1 nên kiểm tra lượng đường huyết 4-6 lần mỗi ngày, trong khi bệnh nhân tiểu đường type 2 có thể đo ít hơn bằng máy đo cá nhân. Những vấn đề liên quan kết quả xét nghiệm, bệnh nhân nên trao đổi trực tiếp với các bác sĩ để được tư vấn cụ thể.
Nguồn tham khảo
https://www.ncbi.nlm.nih.gov/books/NBK248/
Từ khóa » Nguyên Lý Xét Nghiệm Glucose Máu
-
Vai Trò Của định Lượng Glucose Trong Máu | Vinmec
-
ĐỊNH LƯỢNG GLUCOSE - Health Việt Nam
-
Xét Nghiệm Glucose Huyết Tương Lúc đói Là Gì? | Vinmec
-
Định Lượng Glucose | BvNTP - Bệnh Viện Nguyễn Tri Phương
-
[DOC] Quy Trình định Lượng Glucose Trên Máy Hóa Sinh Tự động Au680
-
Xét Nghiệm đường Máu Và Những Thông Tin Cần Biết
-
Quy Trình Xét Nghiệm Hóa Sinh (Trang 2)
-
Xét Nghiệm đường Máu Và Những Thông Tin Cần Biết | TCI Hospital
-
6 Xét Nghiệm để Chẩn đoán Phát Hiện đái Tháo đường.
-
Xét Nghiệm Glucose Trong Máu Và Nước Tiểu
-
Các Yếu Tố ảnh Hưởng đến Xét Nghiệm Glucose Máu
-
Hạ đường Huyết - Rối Loạn Nội Tiết Và Chuyển Hóa - Cẩm Nang MSD
-
Nhiễm Glucose Niệu ở Thận - Phiên Bản Dành Cho Chuyên Gia