Định Lý Cos – Wikipedia Tiếng Việt
Có thể bạn quan tâm
Lượng giác |
---|
|
Tham khảo |
|
Định lý |
|
Vi tích phân |
|
|
Trong lượng giác, Định lý cos (hay công thức cosine, luật cosine hoặc Định lý al-Kashi[1]) biểu diễn sự liên quan giữa chiều dài của các cạnh của một tam giác với cosin của góc tương ứng. Sử dụng các kí hiệu trong Hình 1, ta có thể phát biểu định lý cos dưới dạng công thức như sau:
Định lý cos được biểu diễn tương tự cho hai cạnh còn lại:
Định lý cos là trường hợp tổng quát của định lý Pythagoras khi mà định lý này chỉ đúng trong tam giác vuông, khi mà góc γ là một góc vuông, từ đó dẫn tới và khiến cho định lý cos suy biến trở thành định lý Pythagoras:
Định lý này được sử dụng để tính một cạnh chưa biết của tam giác - khi biết được hai cạnh còn lại và góc đối cạnh đó.
Ứng dụng
[sửa | sửa mã nguồn]Định lý cos được dùng trong phép đạc tam giác để giải một tam giác hoặc một đường tròn. Ví dụ trong Hình 3, định lý cos được dùng để tìm:
- cạnh thứ ba của một tam giác nếu đã biết hai cạnh còn lại và góc giữa chúng:
- ba góc nếu biết ba cạnh của tam giác
- cạnh thứ ba nếu biết hai cạnh còn lại và góc đối diện một trong hai cạnh đó:
Công thức thứ ba có được nhờ giải phương trình bậc hai a2 − 2ab cos γ + b2 − c2 = 0 với ẩn a. Phương trình này có hai nghiệm dương nếu b sin γ < c < b, một nghiệm dương nếu c ≥ b hoặc c = b sin γ, và vô nghiệm nếu c < b sin γ.
Chứng minh
[sửa | sửa mã nguồn]Sử dụng công thức tính khoảng cách
[sửa | sửa mã nguồn]Trong hệ tọa độ Descartes, cho tam giác ABC có ba cạnh a, b, c và γ là góc đối diện cạnh c với tọa độ ba đỉnh lần lượt là
Sử dụng công thức tính khoảng cách, ta có
do đó
Công thức này sử dụng được cả trường hợp tam giác nhọn và tam giác tù.
Sử dụng công thức lượng giác
[sửa | sửa mã nguồn]Hạ đường cao tương ứng với cạnh c như hình 4 ta có
(Công thức trên vẫn đúng nếu α hoặc β là góc tù, khi đó đường cao nằm ngoài tam giác và cos α hoặc cos β mang dấu âm). Nhân hai vế với c ta được
Tương tự ta có
Cộng vế theo vế hai phương trình sau ta có
Trừ vế theo vế phương trình đầu ta có
đơn giản còn
Sử dụng định lý Pytago
[sửa | sửa mã nguồn]Trường hợp tam giác tù. Euclid chứng minh đinh lý bằng cách áp dụng Định lý Pytago cho hai tam giác vuông trong Hình 5. Đặt CH = d và BH = h, trong tam giác AHB ta có
và trong tam giác CHB ta có
Khai triển đa thức phương trình đầu tiên:
thế phương trình thứ hai vào:
Đây là mệnh đề 12 của Euclid trong tập 2 của bộ Cơ sở.[2] Chú ý rằng
Trường hợp tam giác nhọn. Được chứng minh trong mệnh đề 13 của Euclid ngay sau mệnh đề 12: ông áp dụng Định lý Pytago cho hai tam giác vuông có được bằng cách kẻ đường cao tương ứng với một trong hai cạnh kề góc γ và đơn giản bằng nhị thức.
Cách khác trong trường hợp tam giác nhọn. Dựa vào Hình 6 ta có:
với lưu ý rằng
Cũng từ Hình 6 ta có:
Công thức này được dùng để tính một góc khi biết hai cạnh và góc xen giữa hai cạnh đó.
Sử dụng định lý Ptolemy
[sửa | sửa mã nguồn]Vẽ đường tròn ngoại tiếp tam giác ABC. Dựng tam giác ABD bằng tam giác ABC với AD = BC và BD = AC. Hạ đường cao từ D và C, cắt AB lần lượt tại E và F. Ta có:
Áp dụng định lý Ptolemy cho tứ giác nội tiếp ABCD:
Trong tam giác cân
[sửa | sửa mã nguồn]Trong tam giác cân, do nên , định lí cos trở thành:
hay
Sự tương đồng trong hình tứ diện
[sửa | sửa mã nguồn]Cho một tứ diện với α, β, γ, δ là diện tích bốn mặt của tứ diện đó. Ký hiệu các góc nhị diện là và tương tự, ta có[3]
Định lý cos trong hình học phi Euclid
[sửa | sửa mã nguồn] Bài chi tiết: Định luật cos (cầu) và Định luật cos (hyperbol)Xem thêm
[sửa | sửa mã nguồn]- Phép đạc tam giác
- Định lý sin
- Định lý tang
- Định lý cotang
- Công thức Mollweide
- Công thức nửa cạnh
- Đẳng thức lượng giác
Tham khảo
[sửa | sửa mã nguồn]- ^ Pickover, Clifford A. (2009). The math book. New York, NY. ISBN 978-1-4027-5796-9. OCLC 262694306.
- ^ Java applet version by Prof. D E Joyce of Clark University.
- ^ Casey, John (1889). A Treatise on Spherical Trigonometry: And Its Application to Geodesy and Astronomy with Numerous Examples. London: Longmans, Green, & Company. tr. 133.
Từ khóa » Công Thức Cosin Trong Tam Giác Thường
-
Định Lý Sin, Cos Và Công Thức Sin Cos Trong Tam Giác Chi Tiết Từ A - Z
-
Định Lí Cosin, định Lý Sin, Các Công Thức Tính Diện Tích Tam Giác - Mathvn
-
Định Lí Côsin Và Cách Vận Dụng định Lý Côsin Trong Tam Giác Cực Hay
-
Định Lí Sin, Định Lí Côsin, Diện Tích Tam Giác - Công Thức Học Tập
-
Cách Vận Dụng định Lý Côsin Trong Tam Giác
-
Định Lý Cosin Trong Tam Giác Thường Và Hệ Quả Của định Lý Cosin
-
Định Lý Sin, Cos Và Công Thức Sin Cos Trong Tam Giác Chi Tiết Từ A – Z
-
1. Định Lý Cosin (Định Lý Hàm Cos) - DINH LUAT
-
Các Hệ Thức Lượng Trong Tam Giác Thường, Và Tam Giác Vuông.
-
Định Lí Cosin, định Lý Sin, Các Công Thức Tính Diện Tích Tam Giác
-
Lý Thuyết Các Hệ Thức Lượng Trong Tam Giác Và Giải Tam Giác
-
Định Lý Và Công Thức Sin Cos Tan Lớp 9, Lớp 10, Lớp 11, Lớp 12
-
(Tổng Hợp) định Lý Hàm Cos Trong Tam Giác Các Công Thức Chi Tiết