Định Lý Talet Nội Dung Căn Bản Và Bài Tập Vận Dụng

Mục lục 1 Tổng quan về chương trình Hình học lớp 8 2 Giới thiệu về định lý Talet và các hệ quả 3 Bài tập ví dụ về định lý talet 4 Ví dụ 1 5 Ví dụ 2 5.1 Định lý talet nội dung căn bản và bài tập vận dụng

Tổng quan về chương trình Hình học lớp 8

Định lý Talet là định lý duy nhất được học trong chương trình hình học lớp 8. Sau khi đã học về chương Tứ giác (hình thang, hình bình hành, hình chữ nhật, hình thoi, hình vuông,.…), làm quen với các khái niệm đường trung bình, tâm đối xứng, trục đối xứng,… chúng ta sẽ bắt đầu học một chương mới có tên là Tam giác đồng dạng. Và mở đầu là định lý Talet rất quen thuộc và hữu dụng trong các bài tập chứng minh.

Thông báo:  Giáo án, tài liệu miễn phí, và các giải đáp sự cố khi dạy online có tại Nhóm giáo viên 4.0 mọi người tham gia để tải tài liệu, giáo án, và kinh nghiệm giáo dục nhé!

Nhờ vào định lý Talet, chúng ta sẽ được tiếp cận với các cách chứng minh 2 tam giác đồng dạng. Từ đó có thể dễ dàng giải quyết các bài toán hình học phức tạp.

Giới thiệu về định lý Talet và các hệ quả

Trong Hình học, định lý này được áp dụng rất phổ biến. Đây là định lý rất đơn giản nhưng vô cùng quan trọng. Nó giúp cho chúng ta dễ dàng giải quyết được các bài tập hình học từ dễ đến khó. Định lý này nói về mối quan hệ tỷ lệ giữa các đoạn thẳng trên hai cạnh của một tam giác bị chắn bởi một đường thẳng song song với cạnh thứ ba.

Có thể bạn quan tâm: Hình bình hành - Định nghĩa, dấu hiệu nhận biết, các dạng toán thường gặp

Từ định lý thuận, ta có thể suy ra định lý đảo và ba hệ quả của nó. Đối với các bài toán lớp 8, lớp 9 thì khái niệm này và các trường hợp đồng dạng của tam giác là những trợ thủ đắc lực nhất để giải toán. Vậy nên hãy nắm rõ nội dung và cách áp dụng những công cụ này nhé!

Dưới đây là nội dung của định lý Talet, những điều cần lưu ý và kèm theo những bài tập áp dụng và có lời giải chi tiết. Giúp chúng ta nắm chắc kiến thức về chương này.

Bài tập ví dụ về định lý talet

Ví dụ 1

Cho hình thang ABCD với AB song song với CD có AB = 14cm , CD = 35 cm, AD = 17,5 cm. Trên cạnh AD lấy điểm M sao cho DM = 5 cm. Qua M vẽ đường thẳng song song với AB sao cho cắt BC tại N. Hãy tính độ dài MN

Bài giải

Gọi K là giao điểm của AC và MN

Suy ra KM song song với CD.

Theo định lí Talet ta có:

AM/ AD = MK/ CD

Suy ra MK = AM. CD/ AD

Trong đó CD = 35 cm, AD = 17,5 cm và AM = AD – DM = 12,5 cm

Suy ra MK = 25 cm

Tương tự, ta có NK song song với AB, theo định lí talet ta có:

NK/ AB = CK/ AC (1)

Ta lại có CK/ AC = DM/ DA (do MI song song CD)

Suy ra CK/ AC = 5/17,5 = 2/7

Có thể bạn quan tâm: Chuyên đề bất đẳng thức lớp 8 hay lạ khó

Thế vào (1) ta được: NK/ AB = 2/7

hay NK/14 = 2/7

Suy ra NK = 4 cm

Vậy độ dài MN = MK + NK = 29 cm

Ví dụ 2

Cho hình thàng cân ABCD với AD song song với BC. Kẻ đường cao BM cắt đường chéo AC tại N. Hai đường thẳng AB và CD cắt nhau tại K. Tính độ dài đoạn BK, biết rằng AB = 20cm và AN/NC = 2/3

Bài giải

Ta có AM song song với BC

Suy ra AM/ BC = AN/ NC = 2/3

Do ABCD là hình thang cân và BM vuông góc với AD

Suy ra AD = BC + 2.AM

Suy ra AD/BC = (BC + 2.AM)/ BC = BC/ BC + 2.AM/ BC

hay AD/ BC = 1 + 2. 2/3 = 7/3

Ta có AB cắt CD tại M Suy ra MAD là tam giác

Trong tam giác MAD có BC song song với AD

Theo định lí Talet, ta có BM/AM = BC/AD = 3/7

mà AM = BM + AB = BM + 20

Suy ra BM/( BM + 20) = 7/3

Suy ra BM = 15 cm

Vậy độ dài BM =  15cm

Tải tài liệu miễn phí ở đây Icon

Định lý talet nội dung căn bản và bài tập vận dụng

1 Tập tin 3.76 MB Tải về máy

Sưu tầm: Lê Anh

Đánh giá post này

Từ khóa » định Lý Thales Lớp 8