Dính Mắc - Tự Hiểu Mình's Blog

Tự hiểu mình's Blog

Sống không làm khổ mình, khổ người và khổ chúng sanh

  • Home
  • Giới Thiệu
  • Tải Sách
  • Đọc Sách
  • Phật Giáo
  • Triết Học
  • Liên Kết
  • Lượm Lặt
Dính mắc Hãy nhớ lại trong quá khứ khi bạn đang yêu một ai đó, hay ao ước thực hiện một điều gì, một vật gì tâm bạn thế nào? Có phải nó thường xuyên bị hình ảnh đó chế ngự trong tâm không? Chính vì nó dính chặt vào tâm bạn và bạn bị mắc kẹt vào nó nên gọi là dính mắc. Dính mắc tạo khổ như thế đó, khi vô minh hoàn toàn bạn bảo bạn thích như thế, bạn thích có ai đó, có cái gì đó để nhớ về, để mơ ước… Đó là dính mắc vào cái mình ưa thích. Ôi khổ thay! Thế còn ngược lại bạn có nhớ khi bạn xung đột với ai đó, cha mẹ, bạn bè hay đồng nghiệp. ...bạn cảm thấy thế nào không? Tâm bạn cũng thường xuyên nhớ về đối tượng đó làm cho nó bức bối, khó chịu thậm chí lúc nào bạn cũng nghĩ đến sự trả thù, bạn bị dính mắc vào nó. Đó là sự dính mắc vào cái mình ghét. Ôi khổ thay! Vậy bạn đã bao giờ tự hỏi tại sao mình lai bị dính mắc như thế chưa? Nếu tâm bạn không tưởng cái này là hay, là tốt…thì đâu có chuyện bạn ưa cái này, bạn muốn giữ, muốn có điều này. Và khi đó làm gì có cái đối kháng là xấu, là dở để bạn không ưa, bạn muốn chối bỏ. Tưởng là cái gì? Là ảo tưởng của bản ngã. Là vọng tưởng. Là vô minh thôi. Nó, chính nó là tà kiến, là gốc rễ sinh khổ đau đấy, bạn có thấy như thế không? Như thế chính tà kiến này sinh tâm phân biệt, nên mới có 4 cặp=4x2=8 pháp thế gian: vui sướng-buồn khổ, được-mất, khen-chê, vinh-nhục. Và bạn bị dính mắc vào nó, hay nói cách khác tâm bạn không ngừng tìm kiếm để có được 4 pháp bạn thích và không ngừng chối bỏ hay muốn chấm dứt 4 pháp bạn không thích. Và nếu không có chánh kiến mà Đấng giác ngộ chỉ ra cho bạn, bạn sẽ mắc kẹt trong cái vòng luẩn quẩn ấy, bạn cứ chạy hết việc đuổi hình, bắt bóng theo tâm ưa thích đến việc dẹp đi, vứt bỏ, chặn lại, chấm dứt cái bạn không ưa thích, như con dã tràng suốt một đời vất vả, rộn ràng mà chẳng nên chuyện gì. Thật là đáng thương thay! Vậy làm sao để không dính mắc tội nghiệp như thế, bạn phải có chánh kiến thôi, chánh kiến đến từ việc đọc, nghe, bàn luận trao đổi pháp (văn tu). Chánh kiến ở lại trong tâm bạn nhờ bạn luôn nhớ đến nó, luôn suy tư (tư tu) về nó mỗi khi chính bạn hay người khác mà bạn biết đang bị dính mắc vào điều gì để nhắc nhở bạn như thế là thái độ sai lầm, sai lầm này khiến mình hay người đau khổ, mất đi sự ung dung, thanh thản, hay sự bình an tự nhiên của tâm hồn. Như nếu chỉ dừng lại ở đó thì bạn vẫn cứ suốt ngày bị nó quấy rầy, làm khổ, vậy bạn phải tu hành thật sự. Thật may cho bạn là khi Đấng giác ngộ thấy ra điều ấy, Ngài đã nhiệt tâm chỉ dạy cho bạn cách để bạn thoát ra khỏi nó bằng sự thực hành chánh niệm-tỉnh giác, tức là trở về ngay nơi chính mình, nơi thân tâm mình đang là ngay trong thực tại để thấy nó đúng như nó đang là, để biết mình, để hiểu mình, để biết sự thật đây là khổ, khổ này do bởi sự dính mắc, dính mắc này do bởi ảo tưởng này, vô minh này, bạn sẽ thấy khổ này sinh từ đâu, diệt do đâu. Nhưng đó là việc của tâm khai mở, không phải việc bạn ngồi đó mà nghĩ đến nữa. Trí tuệ, sự hiểu biết chân thực, giác ngộ…đều là một, chỉ khác nhau cách nói thôi, nó tự đến. Còn công việc của bạn là hành thiền, là tập sống chánh niệm hay tập luôn biết mình. Đức Phật dạy có 4 nơi để bạn trở về với chính mình là Thân, Thọ, Tâm, Pháp. Hay ngắn gọn nữa thì tu hành là làm gì biết đấy (niệm thân), cảm nhận thế nào biết thế ấy (niệm thọ), tâm đang thế nào biết thế ấy, ở đây nói trạng thái tâm (tham, sân, si). Trước mắt cứ nói đến 3 nơi đó cho dễ hiểu đã, còn niệm pháp thế nào đó là việc sau này trí tuệ tự nó biết. Nhưng như thế thôi chưa đủ, vì nói thì đơn giản thế nhưng tâm chúng ta xưa nay vô minh hay hiểu sai, biết sai chồng chất, phản ứng sai chồng chất hết cái này đến cái khác nên khi tu hành nó có đơn giản hành như thế đâu. Nó lại mắc sai lầm theo thói quen cũ mà bạn không dễ gì nhận ra. Nó lại bắt đầu không thấy cái đang là chỉ là pháp, là đối tượng cho nó nhận biết, mà nó bắt đầu tưởng thế này, thế kia (ảo tưởng, tâm si, vô minh, vọng tưởng) xen vào liên tục. Chẳng hạn khi nó thấy chánh niệm làm tâm nhẹ nhàng, không trói buộc vướng mắc gì, làm cái gì cũng thấy thư thái, chủ động, không lo sợ, tâm khinh an, hỉ xả thì lập tức ảo tưởng đắc, hay ngộ, hay chứng một cái gì đó lại xen vào, hay nói đơn giản nữa thì nó lại nhận nhầm cái trạng thái ấy là mình, nên nó tưởng cái đó là hay, là tôt, nó đã vô hình muốn giữ mãi, đạt được mãi cái trạng thái đó, tức là nó bị dính mắc vào trạng thái tâm đó mà nó không nhận ra, thế là vô minh đấy. Hay ngược lại, khi có những điều xảy đến với nó không như cái muốn (cái muốn ấy là một ảo tưởng do tâm tưởng ra điều đó là hay là tốt- 4 pháp thế gian nó ưa thích) tâm sân lên, bất toại nguyện, nó rơi vào tình trạng bất mãn với thực tại, muốn thay đổi thực tại, muốn chất dứt thực tại, hoặc không thì nó chạy trốn thực tại…đó là vô minh đấy. Thế là dính mắc đấy. Nhưng dính mắc theo kiểu bị phiền não thì còn dễ thấy, chứ khi dính mắc theo kiểu ngược lại còn gọi là tham ái thì khó thấy đấy, chỉ đến khi tham ái ấy bị không thỏa mãn thì nó mới nhận ra vì sao lại thế vì có tham ái nên mới có bất toại nguyện mà thôi. Vậy tham ái (ái dục) là nguyên nhân gốc + vô minh (hiểu biết sai lầm) là nguyên nhân của mọi khổ đau trong tâm. Vậy nên trong khi tu hành nếu không tỉnh giác, không tự dò xét thái độ quan sát chính mình khi bạn trở về chính bạn mà biết mình ấy thì bạn có thể tưởng mình liên tục chánh niệm nhưng lại không hề biết đang có dính mắc (đang có tâm si, tâm sân, hay tâm tham xen vào thái độ quan sát). Thử kiểm tra lại mình xem trong bạn có phải luôn có một cái một cái gì đó định trước thế này là tốt hay xấu không? Chẳng thế nên khi tâm sân bạn liền cho đó là xấu và muốn dẹp bỏ nó, chấm dứt nó càng nhanh càng tốt, hay khi đang thích sự một mình vì cho rằng đó là môi trường tốt nhất cho sự tu hành nên bỗng nhiên hoàn cảnh thay đổi bạn phải ở trong môi trường đông người, ồn ào, giao tiếp nhiều thì nó muốn thay đổi vì cho rằng như thế là xấu không? …Điều này thật khó phải không bạn, nó chỉ đúng trong ví dụ về vô minh, về ảo tưởng sinh tâm phân biệt thôi, chứ nó sẽ không đúng khi bạn đang hoàn toàn biết mình, có chánh niệm, tỉnh giác thấy rõ điều này làm hại mình nên tự né tránh trong khả năng có thể và chấp nhận khi không thể làm gì tốt hơn được nữa, ở cái ý sau không có phiền não, không có vô minh mà chỉ có trí tuệ làm việc đó, không có ai là bạn cố gắng thay đổi hoàn cảnh cả. Mình biết rằng dù có nói gì đi nữa thì sự tu hành vốn vô cùng đơn giản nhưng cũng không dễ dàng chút nào bởi thói quen vô minh, ái dục sẽ luôn xuất hiện. Vậy nên được trao đổi về những gì đang xảy ra với bậc thiện tri thức sẽ làm tăng trưởng chánh kiến, trí tuệ khai mở, thực hành dễ dàng hơn…Nếu bạn tin lời Đức Phật là chẳng có ai cả, vạn pháp vô ngã thì làm gì có ai mà phải ngại ngùng, phải lo sợ bị đánh giá là tu kém hay thiếu trí tuệ… chỉ có một thực tại đang là cảm thấy như có cái gì đó không ổn, không buông xả được, có cái gì đó vướng mắc cần làm sáng tỏ cần được trao đổi, bàn luận với một người đã thấy ra điều đó để nói cho bạn rõ mà thôi. Và ngược lại chẳng có ai để ảo tưởng về mình hay, mình giỏi, mình tu tốt, mình có trí tuệ …rồi sinh ngã mạn, cống cao. Sẽ chỉ có những thiện tâm tự nhiên sinh ra mong muốn được giúp cho người hữu duyên thấy ra cái dính mắc, cái nhân nào đang tạo khổ nơi chính họ, do chính họ tự mình thấy ra mà thôi. Nguyện cầu Ân Đức Tam Bảo hộ trì cho người hành pháp thấy được sự thật ngay nơi chính mình trong tất cả các pháp, thoát dần khỏi cái khổ của sự dính mắc, phân biệt. Nguyện cầu cho người hành pháp trí tuệ luôn tăng trưởng và các thiện bạn hữu luôn giúp nhau tự giác giác tha, tự lợi lợi tha. Cho chánh pháp được truyền bá rộng rãi và ngày càng có nhiều người biết nương nhờ Pháp Bảo mà thoát khỏi khổ đau, phiền não. Nguồn: my.go.vn
    Share Me
  • Tweet
  • Share
  • Share
  • Share
  • Share
Previous Post Next Post

Welcome to MyBlog

(Loading...)

Bài đọc nhiều

  • Sách của Thầy Thích Thông Lạc Sách của Thầy Thích Thông Lạc
  • Sách của Friedrich Nietzsche Sách của Friedrich Nietzsche
  • Sách của Krishnamurti Sách của Krishnamurti
  • Sách của Eckhart Tolle Sách của Eckhart Tolle
  • Sách của Osho Sách của Osho
  • Sách của Dostoievski Sách của Dostoievski
  • Các học thuyết tâm lý nhân cách Các học thuyết tâm lý nhân cách
  • Tự do đầu tiên và cuối cùng - J. Krishnamurti Tự do đầu tiên và cuối cùng - J. Krishnamurti
  • Bút ký dưới hầm -  Dostoievski Bút ký dưới hầm - Dostoievski
  • Nhật ký cuối cùng - Krishnamurti Nhật ký cuối cùng - Krishnamurti

Bài đọc khác

Từ khóa » Sự Dính Mắc