Dính Máu Của đối Tượng Nhiễm HIV, 8 Chiến Sĩ Công An Có Nguy Cơ ...
Có thể bạn quan tâm
Theo đó, sự việc xảy ra ngày 06/6/2018, khi Phòng Cảnh sát điều tra tội phạm về trật tự xã hội (PC45), Công an tỉnh Hưng Yên bắt quả tang đối tượng Tạ Văn Lý (sinh năm 1976, trú tại xã Phùng Hưng, huyện Khoái Châu, Hưng Yên) đang có hành vi tàng trữ trái phép chất ma túy tại Quốc lộ 39A.
Sau khi khám nhà đối tượng tên Huyền bán ma túy cho Lý, anh trai của Huyền là Nguyễn Văn T (là người nhiễm HIV) đã hết sức manh động, sử dụng dao tự cứa vào tĩnh mạch trên cổ tay mình cho chảy máu, rồi cầm dao xông vào lực lượng công an đang làm nhiệm vụ.
Trong quá trình trấn áp đối tượng, 8 cảnh sát bị phơi nhiễm HIV do bị thương, xây xát, dính máu khi băng bó cho đối tượng.
TS Cảnh cho biết, các đồng chí công an có nguy cơ phơi nhiễm HIV do tiếp xúc trực tiếp với máu hoặc các dịch cơ thể của người nhiễm HIV dẫn đến nguy cơ lây nhiễm HIV. Nguy cơ phơi nhiễm HIV phụ thuộc vào nhiều yếu tố.
Đó là nếu khi tiếp xúc với máu và chất dịch cơ thể của người nhiễm HIV bắn vào, nếu bắn vào các vùng da hay niêm mạc của các chiến sĩ công an bị xây xát, tổn thương thì có nguy cơ. Vùng da niêm mạc tổn thương càng rộng thì nguy cơ cao hơn. Nếu máu và dịch cơ thể của người nhiễm HIV đó bắn vào vùng da lành thì không có nguy cơ.
Nguy cơ này cũng phụ thuộc vào việc sơ cứu, rửa vết thương sau đó. Nếu tổn thương da chảy máu mà rửa ngay ngay vết thương dưới vòi nước hay rửa kỹ bằng xà phòng và nước sạch thì nguy cơ cũng giảm đi rất nhiều.
Nguy cơ lây nhiễm HIV cũng phụ thuộc vào tình trạng nhiễm HIV của người gây phơi nhiễm. Với trường hợp này, đối tượng gây phơi nhiễm đang được điều trị bằng thuốc kháng vi rút (ARV) từ năm 2010. Kết quả xét nghiệm tải lượng vi rút gần đây nhất của đối tượng này cuối năm 2017 là 164 bản sao/ml máu, tức là tải lượng vi rút trong máu của bệnh nhân T là rất thấp. Các nghiên cứu cho thấy, khi một người nhiễm HIV được điều trị ARV và đạt tải lượng vi rút thấp thì nguy cơ lây nhiễm HIV sang người khác cũng thấp.
Nguy cơ lây nhiễm HIV cũng phụ thuộc vào việc điều trị thuốc kháng vi rút sau phơi nhiễm: Hiện nay, Bộ Y tế khuyến cáo điều trị sau phơi nhiễm với HIV bằng thuốc ARV càng sớm càng tốt. Tối ưu nhất trong vòng 6 giờ đầu và không quá 72 giờ sau phơi nhiễm. Theo báo cáo của tỉnh Hưng Yên cả 8 chiến sĩ công an đều được khám, xét nghiệm HIV, tư vấn và được cấp thuốc ARV miễn phí để điều trị trong vòng 20 giờ. Có thể nói thời gian điều trị ARV như vậy là sớm.
Với tất cả các yếu tố trên, có thể nói nguy cơ nhiễm HIV của 8 cán bộ công an tỉnh Hưng Yên là có, tuy nhiên không cao.
Tuy nhiên, để đảm bảo an toàn cho các chiến sĩ bị phơi nhiễm, các chiến sĩ đã được làm đầy đủ các thủ tục về phơi nhiễm HIV trong môi trường nghề nghiệp như xử trí ban đầu, lập biên bản, tư vấn, xét nghiệm HIV, điều trị dự phòng sau phơi nhiễm bằng thuốc ARV. Công việc tiếp theo là tư vấn hỗ trợ tâm lý để các chiến sĩ yên tâm. nếu cần thiết, đồng thời theo dõi tác dụng phụ của ARV trong quá trình điều trị để đảm bảo việc điều trị ARV đủ liệu trình 28 ngày.
Các chiến sĩ bị phơi nhiễm HIV cũng sẽ được xét nghiệm lại sau 3 tháng. Các chiến sĩ cũng được tư vấn về việc không được hiến máu, thực hành quan hệ tình dục an toàn cho đến khi loại trừ được tình trạng nhiễm HIV. Tư vấn về việc tiêm vắc xin viêm gan vi rút B nếu cần.
Làm gì khi có nguy cơ phơi nhiễm HIV?
TS Cảnh cho biết, nếu có nguy cơ phơi nhiễm, cần xử lý vết thương tại chỗ. Theo đó, nếu tổn thương da chảy máu thì cần rửa ngay vết thương dưới vòi nước. Để vết thương tự chảy máu trong một thời gian ngắn, không nặn bóp vết thương. Rửa kỹ bằng xà phòng và nước sạch.
Nếu phơi nhiễm qua niêm mạc mắt thì rửa mắt bằng nước cất hoặc nước muối sinh lý 0,9% liên tục trong 5 phút. Nếu phơi nhiễm qua niêm mạc miệng, mũi thì rửa mũi bằng nước cất hoặc dung dịch nước muối sinh lý 0,9 %, súc miệng bằng dung dịch nước muối sinh lý 0,9 % nhiều lần.
Báo cáo người phụ trách và làm biên bản. Nêu rõ ngày giờ, hoàn cảnh xảy ra, đánh giá vết thương, mức độ nguy cơ của phơi nhiễm. Lấy chữ ký của người chứng kiến và chữ ký của người phụ trách.
Đến ngay cơ sở y tế để được đánh giá nguy cơ phơi nhiễm theo mức độ tổn thương và diện tích tiếp xúc, thầy thuốc tư vấn và điều trị bằng thuốc ARV miễn phí nếu cần. Hiện nay tất cả các trường hợp điều trị phơi nhiễm HIV bằng thuốc ARV trong môi trường nghề nghiệp đều được nhà nước đảm bảo miễn phí.
Hồng Hải
Từ khóa » Dính Máu
-
Phải Làm Gì Nếu Bị đâm Bởi Vật Sắc Nhọn Dính Máu, Nghi Nhiễm HIV?
-
Phân Có Máu: Biểu Hiện Của Bệnh Gì? - Vinmec
-
[PDF] Cách Xử Lý Khi Bị Tiếp Xúc Với Máu Hay Dịch Tiết Ra Từ Cơ Thể
-
7 Mẹo Tẩy Sạch Vết Máu Trên Quần áo - Bách Hóa XANH
-
Tẩy Vết Máu Khô Trên Quần áo Có Khó Không? 10 Cách Tẩy đơn Giản
-
Bật Mí Cách Tẩy Vết Máu Trên Ga Trải Giường Trong Ngày "đèn đỏ" Cực ...
-
Những Cách Làm Sạch Khi Nệm Bị Dính Máu Nhanh Nhất Mà Bạn Nên ...
-
Khạc đờm Ra Máu Là Bệnh Gì, Có Nguy Hiểm Không - Medlatec
-
9 Nguyên Nhân Gây đi Ngoài Ra Máu Ai Cũng Nên Biết
-
Đi Cầu Ra Máu Là Dấu Hiệu Của Bệnh Gì? - CarePlus
-
Phân Có Máu Do Nguyên Nhân Gì? - Bệnh Viện Nguyễn Tri Phương
-
Xử Trí Phơi Nhiễm Với Máu Và Dịch Cơ Thể Tại Cơ Sở Y Tế
-
Làm Gì Sau Khi Giẫm Phải Kim Tiêm Dính Máu Nghi Nhiễm HIV
-
Không Phải Mọi Trường Hợp Phơi Nhiễm đều Sẽ Nhiễm HIV