Định Mức Tiêu Dùng Nguyên Vật Liệu Là Gì? Phương Pháp Xây Dựng
Có thể bạn quan tâm
Mục lục bài viết
- 1 1. Định mức tiêu dùng nguyên vật liệu là gì?
- 2 2. Phương pháp xây dựng định mức tiêu dùng nguyên vật liệu:
- 2.1 2.1. Phương pháp thống kê kinh nghiệm:
- 2.2 2.2. Phương pháp thực nghiệm:
- 2.3 2.3. Phương pháp phân tích:
- 3 3. Quy định về định mức tiêu hao nguyên vật liệu trong doanh nghiệp:
- 4 4. Cách xây dựng định mức nguyên vật liệu:
1. Định mức tiêu dùng nguyên vật liệu là gì?
Như chúng ta đã biết với những định mức tiêu dùng nguyên vật liệu là với những lượng tiêu dùng nguyên vật liệu lớn nhất cho phép để sản xuất một đơn vị sản phẩm hay là để hoàn thành một công việc nào đó trong những điều kiện tổ chức và kĩ thuật nhất định của sản xuất. Tác dụng của định mức tiêu dùng nguyên vật liệu bao gồm:
– Là cơ sở, căn cứ quan trọng để kế hoạch hóa, tính toán kiểm tra và đánh giá các hoạt động sản xuất kinh doanh nói chung và tiêu dùng nguyên vật liệu nói riêng của doanh nghiệp.
– Là cơ sở để lập cân đối nguyên vật liệu của doanh nghiệp, từ đó xác định mối quan hệ cung ứng và kí kết hợp đồng cung ứng giữa doanh nghiệp và tổ chức cung ứng.
– Là căn cứ trực tiếp để tổ chức cấp phát nguyên vật liệu một cách hợp lí, kịp thời cho các bộ phận sản xuất.
– Là mục tiêu cụ thể để thúc đẩy công nhân viên sử dụng hợp lí, tiết kiệm nguyên vật liệu.
– Là thước đo trình độ tiến bộ khoa học công nghệ và tổ chức sản xuất, căn cứ để thực hiện hạch toán kinh tế…
2. Phương pháp xây dựng định mức tiêu dùng nguyên vật liệu:
Như chúng ta đã biết với các phương pháp xây dựng định mức tiêu dùng nguyên vật liệu có ý nghĩa quyết định tới chất lượng của định mức. Tùy theo những đặc điểm về kinh tế – kĩ thuật và các điều kiện cụ thể của từng doanh nghiệp mà lựa chọn các phương pháp xây dựng định mức thích hợp.
Thực tế hiện nay có 3 phương pháp chính:
2.1. Phương pháp thống kê kinh nghiệm:
Phương pháp thống kê kinh nghiệm được xác định trên cơ sở của phương pháp bình quân gia truyền, theo các kết quả tiêu dùng nguyên vật liệu ở các kì trước đó.
Phương pháp này tuy chưa thật chính xác và khoa học nhưng đơn giản, dễ vận dụng.
Thường được áp dụng ở các doanh nghiệp có mặt hàng sản xuất không ổn định.
2.2. Phương pháp thực nghiệm:
Phương pháp thực nghiệm là phương pháp dựa vào kết quả của các thí nghiệm trong phòng thí nghiệm, sau đó kết hợp với những điều kiện sản xuất nhất định để kiểm tra, sửa đổi các kết quả đã tính toán hay tiến hành sản xuất thử một thời gian, nhằm xác định mức tiêu dùng nguyên vật liệu cho kì kế hoạch.
Tuy nhiên, phương pháp này có nhược điểm là chưa tiến hành phân tích toàn diện các nhân tố ảnh hưởng, các điều kiện thí nghiệm chưa thật sự phù hợp với điều kiện sản xuất, chi phí và thời gian thực hiện lớn.
2.3. Phương pháp phân tích:
Phương pháp phân tích là phương pháp thực hiện việc tính toán về kinh tế và kĩ thuật với việc phân tích toàn diện các yếu tố ảnh hưởng đến lượng tiêu hao nguyên vật liệu trong quá tình sản xuất để xác định mức tiêu dùng nguyên vật liệu cho kì kế hoạch.
Phương pháp này có ưu điểm là đã phân tích toàn diện các nhân tố ảnh hưởng, do đó nó có mức độ chính xác cao, xong chi phí tiến hành và thời gian thực hiện cũng cao hơn.
3. Quy định về định mức tiêu hao nguyên vật liệu trong doanh nghiệp:
Để đảm bảo cho sự liên tục của hoạt động sản xuất kinh doanh trong doanh nghiệp thì nguyên vật liệu là yếu tố được sử dụng một cách thường xuyên. Vì vậy cần có một cơ chế để quản lý và kiểm soát việc sử dụng nguyên vật liệu nhằm hạn chế tối đa sự thất thoát và hao hụt, và các quy định về định mức tiêu hao nguyên vật liệu được đưa ra là để đáp ứng yêu cầu tất yếu này.
Nhận thức được thực tế này trong hoạt động của các doanh nghiệp sản xuất nên Bộ tài chính đã ban hành Thông tư 78/2014/TT-BTC để quy định chi tiết về vấn đề này, cụ thể tại Điều 6, Khoản 2, Điểm 2.3 của thông tư quy định rõ, để chi phí về nguyên vật liệu là khoản chi được trừ thì doanh nghiệp phải xây dựng được định mức tiêu hao nguyên vật liệu vào đầu mỗi năm hoặc đầu mỗi kỳ sản xuất kinh doanh. Bên cạnh đó với những nguyên vật liệu thuộc danh mục nguyên vật liệu mà Nhà nước đã ban hành định mức tiêu hao thì thực hiện theo định mức của Nhà nước đã ban hành.
Bất kỳ doanh nghiệp nào cũng cố gắng xử lý các chi phí để được tính trừ khi xác định thuế thu nhập doanh nghiệp. Do đó, sự ra đời của thông tư trên nhằm mục đích buộc các doanh nghiệp phải xây dựng được một cơ chế rõ ràng về mức tiêu hao nguyên vật liệu trong quá trình sản xuất kinh doanh, nhằm đảm bảo việc sử dụng nguyên vật liệu không bị lãng phí.
Tuy nhiên, căn cứ vào thực tế phát sinh thì đến năm 2015, Bộ tài chính đã ban hành thêm thông tư mới là Thông tư 96/2015/TT-BTC, có sự sửa đổi, bổ sung so với Thông tư 78/2014/TT-BTC, cụ thể như sau:
Theo thông tư 96/2015/TT-BTC thì chi phí về nguyên vật liệu phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh không cần doanh nghiệp phải xây dựng định mức tiêu hao nữa. Như vậy, mọi chi phí về nguyên vật liệu phát sinh trong quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, chỉ cần đáp ứng điều kiện là thực tế phát sinh liên quan đến hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp và có đầy đủ hoá đơn, chứng từ hợp pháp theo quy định của pháp luật, đồng thời phải có chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt với những khoản chi về nguyên vật liệu có hoá đơn mua hàng từng lần có giá trị từ 20 triệu đồng trở lên (giá đã bao gồm thuế GTGT), thì sẽ được tính hết vào chi phí được trừ khi tính thuế thu nhập doanh nghiệp.
Bên cạnh đó ta thấy với những nguyên vật liệu thuộc danh mục mà Nhà nước ban hành định mức tiêu hao thì vẫn phải theo định mức mà Nhà nước đưa ra, vượt mức sẽ không được tính là chi phí được trừ khi tính thuế thu nhập doanh nghiệp.
Có thể nói sự bổ sung, sửa đổi của Thông tư 96/2015/TT-BTC đã tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp, nâng cao tính linh động và phù hợp hơn với thực tế phát sinh trong quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Tuy nhiên, bản thân các doanh nghiệp vẫn cần xây dựng một cơ chế, định mức tiêu hao nguyên vật liệu riêng theo từng thời kỳ để kiểm soát chặt chẽ loại chi phí này.
Như vậy ta thấy định mức tiêu hao nguyên vật liệu sẽ giúp cho doanh nghiệp kiểm soát được lượng nguyên vật liệu xuất ra để đưa vào sản xuất thành phẩm, đưa ra giá bán cạnh tranh với đối thủ, tính toán trước được lợi ích đạt được từ một đơn hàng trước khi sản xuất để nhận làm hoặc từ chối đơn hàng và sẽ tạo thói quen tiết kiệm trong hoạt động sản xuất, góp phần nâng cao hiệu quả kinh tế.
4. Cách xây dựng định mức nguyên vật liệu:
Như vậy trên thực tế để có thể xây dựng được định mức nguyên vật liệu cần phải nắm rõ được để sản xuất thành phẩm thì cần những nguyên liệu gì, số lượng nguyên vật liệu dùng để sản xuất cần bao nhiêu? tính toán những trường họp hao hụt nguyên vật liệu trong định mức cho phép, tính toán rủi ro về những sản phẩm hỏng. Để sản xuất ra sản phẩm thì định mức tiêu hao nguyên vật liệu sẽ bằng:
+ Nguyên vật liệu cần thiết để sản xuất ra 1 đơn vị thành phẩm
+ Hao hụt định mức cho phép
+ Nguyên vật liệu sản xuất cho sản phẩm hỏng
+ Để làm được các việc trên thì doanh nghiệp cần tiến hành:
1. Nắm rõ được các nguyên vật liệu cấu thành nên sản phẩm cần sản xuất
2. Sản xuất sản phẩm mẫu để có được số lượng cụ thể của NVL xuất cho sản phẩm
3. Phân tích các điều kiện tác động đến quá trình sản xuất thành phẩm làm hao hụt lượng NVL
4. Tính toán các trường hợp xảy ra việc hỏng sản phẩm sản xuất.
5. Ngoài việc nắm bắt số lượng nguyên vật liệu xuất ra, phải chú ý đến cả giá mua của nguyên vật liệu. Phải tính toán được giá trị NVL xuất ra sản xuất thành phẩm, vì có thể có biến động về giá mua nên phải có kế hoạch dự trù cho những trường hợp như vậy.
Phân tích hoạt động kinh doanh phải cố gắng lượng hóa bằng cách dựa trên những dữ liệu được thu thập (ngành thống kê) xây dựng thành các phương trình (ngành toán học kinh tế) để kiểm chứng tính xác thực của lý thuyết và những sai biệt do các yếu tố không nhìn thấy, không thể giải thích khác (ngành kinh tế lượng) trước khi sử dụng chúng để phân tích dự báo.
Mỗi nội dung phân tích đều có ý nghĩa đối với việc hình thành chiến lược kinh doanh lâu dài, ổn định hoặc xác lập các giải pháp trước mắt của doanh nghiệp. Kết quả phân tích là cơ sở cho các quyết định quản trị trong từng giai đoạn kinh doanh, hoặc trong chiến lược dài hạn. Để kết quả phân tích có giá trị, các nhân tố cần được cố gắng định lượng trong khả năng có thể. Chính những thông tin lượng hóa đó mới đúng nghĩa là hệ thống thông tin hữu ích của kế toán, cơ sở của các quyết định quản trị và chỉ có điều này mới làm cho phân tích hoạt động kinh doanh trở nên thuyết phục và sẽ là hoạt động thường xuyên được quan tâm tại doanh nghiệp.
Từ khóa » Mức Tiêu Hao Nguyên Vật Liệu Là Gì
-
Định Mức Tiêu Dùng Nguyên Vật Liệu Là Gì? Phương ... - VietnamBiz
-
Định Mức Tiêu Hao Nguyên Vật Liệu Là Gì, Định Mức Tiêu Dùng ...
-
Định Mức Tiêu Hao Nguyên Vật Liệu Cho Doanh Nghiệp Sản Xuất
-
Quy định Về định Mức Tiêu Hao Nguyên Vật Liệu, Nhiên Liệu
-
Định Mức Tiêu Hao Nguyên Vật Liệu được Xác định Thế Nào?
-
Định Mức Tiêu Hao Nguyên Vật Liệu Là Gì
-
Lập Bảng định Mức Nguyên Vật Liệu Sản Xuất Qua 5 Bước đơn Giản
-
Tư Vấn định Mức Nguyên Vật Liệu Trong Sản Xuất Miễn Phí
-
NEW Định Mức Tiêu Dùng Nguyên Vật Liệu Là Gì? Phương Pháp Xây ...
-
Cách Tính định Mức Tiêu Hao Nguyên Vật Liệu | Bách-hó
-
Vật Tư Tiêu Hao Là Gì? - Luật Hoàng Phi
-
Lập định Mức Tiêu Hao Nguyên Vật Liệu | Diễn đàn Dân Kế Toán - Thuế
-
Định Mức Tiêu Hao Nguyên Vật Liệu Trong Xây Dựng