Định Nghĩa Hình Tứ Giác Là Gì? - DINHNGHIA.VN

Số lượt đọc bài viết: 42.777

Định nghĩa hình tứ giác là gì? Các tính chất hình tứ giác? Cách chứng minh hình tứ giác như nào? Cách nhận biết hình tứ giác là gì? Cách vẽ hình tứ giác?… Trong nội dung bài viết dưới đây, DINHNGHIA.VN sẽ giúp bạn tổng hợp kiến thức về chủ đề định nghĩa hình tứ giác cùng những kiến thức liên quan, cùng tìm hiểu nhé!. 

MỤC LỤC

  • Định nghĩa hình tứ giác là gì?
  • Các dạng tứ giác thường gặp
    • Tứ giác đơn là gì?
    • Tứ giác lồi là gì? 
    • Tứ giác lõm là gì?
    • Tứ giác không đều là gì?
  • Các hình tứ giác đặc biệt
    • Hình thang 
    • Hình bình hành
    • Hình chữ nhật
    • Tứ giác nội tiếp 
  • Một số câu hỏi thường gặp về tứ giác
    • Hình chữ nhật có phải là hình tứ giác không?
    • Hình vuông có phải là hình tứ giác không?

Định nghĩa hình tứ giác là gì?

Hình tứ giác là một đa giác có 4 cạnh và 4 đỉnh. Tứ giác có thể là tứ giác đơn (không có cặp cạnh đối nào cắt nhau) hoặc tứ giác kép (có hai cặp cạnh đối cắt nhau). Tứ giác đơn có thể lồi hay lõm. Tổng các góc của tứ giác là 360 độ.

Các dạng tứ giác thường gặp

Tứ giác đơn là gì?

Định nghĩa tứ giác đơn? Tứ giác đơn là bất kỳ tứ giác nào không có cạnh nào cắt nhau.

Tứ giác lồi là gì? 

Định nghĩa tứ giác lồi?

Tứ giác lồi là tứ giác mà tất cả các góc trong nó đều nhỏ hơn 180° và hai đường chéo đều nằm bên trong tứ giác. Hay dễ hiểu hơn thì tứ giác lồi là tứ giác luôn nằm gọn trong một nửa mặt phẳng có chứa bất kỳ cạnh nào.

Tứ giác lõm là gì?

Định nghĩa tứ giác lõm? Tứ giác lõm là tứ giác chứa một góc trong có số đo lớn hơn 180° và một trong hai đường chéo nằm bên ngoài tứ giác.

Tứ giác không đều là gì?

Định nghĩa tứ giác không đều?

Là tứ giác mà nó không có cặp cạnh nào song song với nhau. Tứ giác không đều thường được dùng để đại diện cho tứ giác lồi nói chung (không phải là tứ giác đặc biệt).

Các hình tứ giác đặc biệt

Hình thang 

Định nghĩa hình thàng là gì?

  • Hình thang: là hình tứ giác có ít nhất 2 cạnh đối song song.

định nghĩa hình tứ giác và hình thang

Trong hình 1, Hình thang ABCD có 2 cặp cạnh đối là AB và DC, AB // DC.

  • Hình thang cân: là hình thang có 2 góc kề cùng một cạnh đáy bằng nhau. Hoặc là hình thang với 2 đường chéo bằng nhau.

định nghĩa hình tứ giác và hình thang cân

Hình 2: Ví dụ về hình thang cân. Hình thang cân ABCD có AD // BC và 2 góc kề cùng cạnh đáy DC bằng nhau.

Xem thêm >>> Diện tích hình thang, cách tính diện tích hình thang

Hình bình hành

Định nghĩa hình bình hành là gì?

  • Hình bình hành: Hình bình hành là hình tứ giác có 2 cặp cạnh đối song song. Trong hình bình hành thì các cạnh đối bằng nhau, các góc đối bằng nhau, đường chéo cắt nhau tại trung điểm mỗi đường. Hình bình hành là trường hợp đặc biệt của hình thang.

định nghĩa hình tứ giác và hình bình hành

Hình 3: ví dụ về hình bình hành ABCD có 2 cặp cạnh đối song song: AB// DC; AD//BC

  • Hình thoi: Hình thoi là hình tứ giác có 4 cạnh bằng nhau.

Hình thoi có 2 đường chéo vuông góc tại trung điểm mỗi đường và đường chéo là đường phân giác các góc. Hình thoi là một trường hợp đặc biệt của hình bình hành.

định nghĩa hình tứ giác và hình thoi

Xem thêm >>> Diện tích hình thoi, cách tính diện tích hình thoi

Hình chữ nhật

Định nghĩa hình chữ nhật là gì?

  • Hình chữ nhật: Hình chữ nhật là hình tứ giác có 4 góc vuông. Một điều kiện tương đương là 2 đường chéo bằng nhau và cắt nhau tại trung điểm mỗi đường.

định nghĩa hình tứ giác và hình chữ nhật

  • Hình vuông: có 4 góc vuông và 4 cạnh bằng nhau. Hình vuông có các cạnh đối song song (hình vuông là một hình bình hành), các đường chéo bằng nhau và vuông góc tại trung điểm. Một tứ giác là một hình vuông nếu và chỉ nếu nó vừa là một hình thoi vừa là một hình chữ nhật (bốn cạnh bằng nhau và bốn góc bằng nhau).

định nghĩa hình tứ giác và hình chữ nhật và hình vuông

Xem thêm >>> Hình vuông, chu vi, diện tích hình vuông

Tứ giác nội tiếp 

Định nghĩa tứ giác nội tiếp là gì?

Trong hình học phẳng, một tứ giác nội tiếp là một tứ giác mà cả 4 đỉnh đều nằm trên một đường tròn. Đường tròn này được gọi là đường tròn ngoại tiếp, và các đỉnh của tứ giác được gọi là đồng viên. Tâm đường tròn và bán kính lần lượt được gọi là tâm đường tròn ngoại tiếpbán kính ngoại tiếp. Thông thường tứ giác nội tiếp là tứ giác lồi, nhưng cũng tồn tại các tứ giác nội tiếp lõm. Các công thức trong bài viết sẽ chỉ áp dụng cho tứ giác lồi.

Mọi tam giác đều có một đường tròn nội tiếp, nhưng không phải tất cả tứ giác đều nội tiếp. Một ví dụ cho một tứ giác không nội tiếp là một hình bình hành không là hình chữ nhật.

định nghĩa hình tứ giác và tứ giác nội tiếp

Một số câu hỏi thường gặp về tứ giác

Hình chữ nhật có phải là hình tứ giác không?

Trả lời: Hình chữ nhật có là hình tứ giác, và là hình tứ giác đặc biệt khi có 4 góc vuông, 2 cặp cạnh đối song song và bằng nhau.

Hình vuông có phải là hình tứ giác không?

Trả lời: Hình vuông có là hình tứ giác, và là hình tứ giác đặc biệt có góc vuông, 4 cạnh bằng nhau.

Trên đây là tổng hợp kiến thức về chủ đề định nghĩa hình tứ giác. Nếu có bất kì băn khoăn hay thắc mắc gì liên quan đến chủ đề định nghĩa hình tứ giác, các bạn hãy để lại bình luận bên dưới nhé. Cảm ơn các bạn ^^ Nếu thấy hay thì chia sẻ nha ^^

4.5/5 - (2 bình chọn) Please follow and like us:errorfb-share-icon Tweet fb-share-icon

Từ khóa » Hình Tứ Giác đều Là Hình Gì