Định Nghĩa Và đặc điểm Cấu Tạo Của Suy Luận

Định nghĩa và đặc điểm cấu tạo của suy luận

( Logic học đại cương – Nguyễn Tuấn Anh)

Suy luận và mối liên hệ giữa các đối tượng khách quan

a) Bản chất và nguồn gốc của suy luân. Suy luận là hình thức tư duy phản ánh những mối liên hệ phức tạp hơn (so với phán đoán) của hiện thực khách quan. Về thực chất, suy luân là thao tác lôgíc mà nhờ đó tri thức mới được rút ra từ tri thức đã biết.

Sự tổn tại của suy luân trong tư duy là do chính hiên thực khách quan quy định. Cơ sở khách quan của suy luân là mối liên hê qua lại, phức tạp hơn của các đối tượng.

Khả năng khách quan của suy luân là ở khả năng có sự sao chép cấu trúc từ hiên thực, nhưng ở dạng tư tưởng. Còn tính tất yếu khách quan của chúng cũng gắn với toàn bô hoạt đông thực tiễn của nhân loại, trong đó suy luân như là môt hình thức chuyển từ những tri thức đã biết sang những tri thức mới.

b) Vai trò của suy luận. Làm công cụ nhân thức mạnh mẽ giúp khắc phục những hạn chế của nhân thức trực quan cảm tính.

Cấu tạo của suy luận. Mọi suy luân đều gổm có 3 bô phân:

Tiền đề là tri thức đã biết, làm cơ sở rút ra kết luân. Những tri thức này biết được nhờ quan sát trực tiếp; nhờ tiếp thu, kế thừa tri thức của các thế hê đi trước thông qua học tâp và giao tiếp xã hôi; hoặc là kết quả của các suy luân trước đó.

Kết luận là tri thức mới thu được từ các tiền đề và là hê quả của chúng.

Cơ sở lôgíc là các quy luât và quy tắc mà việc tuân thủ chúng sẽ đảm bảo rút ra kết luân chân thực từ các tiền đề chân thực. Giữa tiền đề và kết luân là mối quan hệ kéo theo lôgíc làm cho có thể chuyển từ cái này sang cái kia. Chính là do có mối liên hê xác định giữa chúng với nhau cho nên, nếu đã thừa nhân những tiền đề nào đó, thì muốn hay không cũng buôc phải thừa nhân cả kết luân.

Kết luân sẽ chân thực khi có hai điều kiên sau: 1) các tiền đề là chân thực về nôi dung và 2) suy luân tuân theo quy tắc (đúng về hình thức).

Từ khóa » Suy Luận Là Nghĩa Gì