ĐỊNH NGHĨA VÀ TỪ VỰNG CHUYÊN NGÀNH PCCC
Có thể bạn quan tâm
Trong bài viết này, chúng tôi xin được giới thiệu những khái niệm, định nghĩa và một số từ ngữ chuyên ngành trong lĩnh vực PCCC. Khi tham gia một dự án xây dựng, chúng ta có thể sẽ cần hiểu rõ các khái niệm này để hoàn thành các giai đoạn thiết kế, thi công và cấp phép của một dự án.
Một số định nghĩa về hệ thống PCCC tại công trình
Hệ thống PCCC trong công trình là tập hợp các thiết bị, phương tiện kết hợp với nhau trong một công trình. Chúng có chức năng cảnh báo cháy nổ, xử lý đám cháy và chỉ dẫn di tản khi có sự cố xảy ra. Hệ thống PCCC thường bao gồm: hệ thống báo cháy, hệ thống chữa cháy và hệ thống chỉ dẫn thoát nạn
Hệ thống báo cháy: là tập hợp các thiết bị, phương tiện có chức năng phát hiện đám cháy và thông báo sự cố cháy nổ thông qua âm thanh cảnh báo và hiển thị. Thành phần thông thường sẽ gồm có: Tủ trung tâm báo cháy, đầu báo khói, đầu báo nhiệt, chuông, đèn, nút nhấn khẩn cấp, các thiết bị module giám sát và điều khiển. اربح المال من الالعاب
Hệ thống chữa cháy: là tập hợp thiết bị, phương tiện sử dụng ngay khi có sự cố với mục tiêu dập tắt đám cháy trong thời gian sớm nhất. Thông thường sẽ gồm có: Hệ thống máy bơm cứu hỏa, vòi chữa cháy, đầu phun nước sprinkler, hệ thống đường ống, các loại van trên đường ống …
Hệ thống chỉ dẫn thoát nạn: là các đèn chỉ dẫn, đèn tín hiệu hoạt động trong quá trình xảy ra sự cố, giúp con người nhận biết phương hướng và lối thoát nạn. Các thiết bị thường gặp nhất là đèn chỉ hướng thoát nạn (đèn exit) và đèn chiếu sáng sự cố.
Một số từ ngữ chuyên ngành PCCC
Thiết kế phòng cháy chữa cháy
Thiết kế PCCC là quá trình tính toán dựa trên các tài liệu tiêu chuẩn, quy chuẩn của quốc gia để đưa ra giải pháp PCCC hiệu quả cho công trình.
Việc thiết kế có thể trải qua 1 bước ( thiết kế thi công ) hoặc nhiều bước ( thiết kế cơ sở, thiết kế thi công….) tùy theo đặc thù tính chất của mỗi công trình và yêu cầu của chủ đầu tư dự án. تعليم القمار Việc thiết kế PCCC phải do đơn vị có năng lực tư vấn thiết kế thực hiện. لعبة البلاك جاك
Theo quy định tại Điều 41 – Nghị định 79/2014 NĐ-CP: Điều kiện đối với doanh nghiệp, cơ sở kinh doanh về tư vấn thiết kế, tư vấn thẩm định, tư vấn giám sát, tư vấn kiểm tra, kiểm định kỹ thuật về phòng cháy và chữa cháy
1. Người đứng đầu doanh nghiệp và người đại diện theo pháp luật của cơ sở phải có văn bằng, chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức về phòng cháy và chữa cháy.
2. Doanh nghiệp, cơ sở phải có cá nhân đủ điều kiện hành nghề dịch vụ phòng cháy và chữa cháy, cụ thể:
a) Có ít nhất 01 cá nhân có chứng chỉ hành nghề tư vấn thiết kế; tư vấn thẩm định, tư vấn giám sát, tư vấn kiểm tra, kiểm định kỹ thuật về phòng cháy và chữa cháy theo quy định tại Điểm b, c Khoản 3 Điều 47 Nghị định này.
b) Có ít nhất 01 cá nhân đảm nhiệm chức danh chủ trì thiết kế, thẩm định, giám sát, kiểm tra, kiểm định kỹ thuật về phòng cháy và chữa cháy theo quy định tại Khoản 4 Điều 47 Nghị định này.
Thi công lắp đặt hệ thống PCCC
Thi công PCCC là quá trình triển khai lắp đặt thiết bị, kết nối và vận hành hệ thống PCCC tại công trình theo hồ sơ thiết kế đã được phê duyệt.
Việc thi công lắp đặt PCCC phải được dựa trên căn cứ là hồ sơ thẩm duyệt thiết kế và thực tế hiện trường để có sự phối hợp hài hòa nhất, đảm bảo tính ổn định khi vận hành, tính thẩm mỹ và việc nghiệm thu đưa công trình vào sử dụng.
Việc thi công lắp đặt có thể được phân làm 2 giai đoạn chính: thi công phần thô ( lắp đặt ống ghen, kéo đường dây tín hiệu của hệ thống báo cháy và chỉ dẫn thoát nạn, lắp đặt ống thép của hệ thống chữa cháy) và lắp đặt thiết bị ( lắp đặt thiết bị báo cháy, trạm bơm, thiết bị chữa cháy, đèn exit – sự cố …)
Để đảm bảo tính thông suốt và tránh sai lệch trong quá trình thực hiện, việc thi công lắp đặt phải được xác nhận bằng công tác nghiệm thu nội bộ sau mỗi giai đoạn trước khi triển khai các giai đoạn tiếp theo. Trong các bước nghiệm thu, CĐT có thể trực tiếp nghiệm thu hoặc kết hợp với đơn vị tư vấn giám sát để tổ chức nghiệm thu công việc tại hiện trường.
Thẩm duyệt thiết kế PCCC
Trước khi tiến hành thi công, Chủ đầu tư (CĐT) phải đệ trình hồ sơ thiết kế hệ thống PCCC trong công trình để Cảnh sát PCCC thẩm duyệt.
Thẩm duyệt thiết kế là việc làm của cơ quan Cảnh sát PCCC trên cơ sở dựa trên dữ liệu công trình của CĐT cung cấp, đối chiếu với các quy định hiện hành để xét duyệt tính hợp lệ của hồ sơ thiết kế, qua đó cấp giấy chứng nhận thẩm duyệt và bản vẽ được đóng dấu thẩm duyệt, làm cơ sở để thi công lắp đặt và nghiệm thu sau này.
Trong quá trình làm việc với đơn vị cảnh sát PCCC, CĐT có thể tự mình thực hiện hoặc ủy quyền cho đơn vị tư vấn thiết kế thay mặt thực hiện các công việc này.
Việc thẩm duyệt thiết kế được thực hiện 1 bước ( thiết kế thi công ) hoặc 2 bước ( thiết kế cơ sở và thiết kế thi công ) tùy theo đặc thù và tính chất từng công trình và yêu cầu của đơn vị cấp phép xây dựng.
Kiểm định thiết bị PCCC
Là việc làm của cơ quan Cảnh sát PCCC trên cơ sở tài liệu về thiết bị, hàng hóa PCCC và quy trình kiểm tra chất lượng theo luật PCCC để xét duyệt sự đảm bảo về chất lượng của hàng hóa, thiết bị PCCC được đưa vào thi công, lắp đặt tại công trình.
Trước khi đưa vật tư – thiết bị thuộc hệ thống PCCC vào lắp đặt, các vật tư thiết bị đó cần phải được kiểm định chất lượng bởi cơ quan chức năng. Khi các phương tiện, thiết bị đạt yêu cầu, cảnh sát PCCC cấp giấy chứng nhận kiểm định thiết bị cho công trình.
Chủ đầu tư có thể yêu cầu trực tiếp nhà cung cấp thực hiện công tác làm việc với cơ quan PCCC để ra được giấy chứng nhận kiểm định cho công trình.
Tổ chức nghiệm thu PCCC
Nghiệm thu PCCC là việc làm của cơ quan Cảnh sát PCCC trên cơ sở dựa trên kết quả việc thi công lắp đặt của nhà thầu, báo cáo của CĐT và hồ sơ thẩm duyệt để xét duyệt việc cấp phép đủ điều kiện PCCC cho công trình đưa vào sử dụng.
Việc nghiệm thu PCCC có thể được thực hiện khi công trình đã hoàn thành toàn bộ hoặc một phần ( đối với các dự án có nhiều hạng mục nhà ) và phải được thực hiện trước khi đưa công trình vào hoạt động.
Ngoài việc kiểm tra khả năng vận hành của hệ thống PCCC, cơ quan cảnh sát PCCC sẽ kiểm tra việc thi công xây dựng và các hệ thống phục vụ cho công tác PCCC bao gồm: nguồn điện, hệ thống hút khói – tăng áp, khả năng liên động khi có cháy….
Khi việc thi công lắp đặt đạt yêu cầu, cảnh sát PCCC xác nhận bằng biên bản nghiệm thu và cấp giấy xác nhận nghiệm thu PCCC cho công trình.
Bảo trì, bảo dưỡng định kỳ hệ thống PCCC
Bảo trì, bảo dưỡng là công tác kiểm tra, vận hành sau khi công trình được nghiệm thu đưa vào hoạt động.
Công tác bảo trì, bảo dưỡng thiết bị phải được thực hiện thường xuyên ( tối thiểu 2 lần/ năm ) để kịp thời phát hiện, xử lý và khắc phục sự cố hư hỏng nếu có. Đảm bảo cho hệ thống PCCC tại công trình luôn được hoạt động ổn định, sẵn sàng khi có hỏa hoạn.
- Xem thêm loạt bài viết về kiến thức PCCC:
- ĐỊNH NGHĨA VÀ TỪ VỰNG CHUYÊN NGÀNH PCCC
- Nội dung về PCCC trong quá trình cấp phép xây dựng
- HỆ THỐNG BÁO CHÁY TỰ ĐỘNG TRONG CÔNG TRÌNH
- HỆ THỐNG CHỮA CHÁY TRONG CÔNG TRÌNH
Từ khóa » Từ Chuyên Ngành Pccc
-
475+ Từ Vựng Tiếng Anh Chuyên Ngành Phòng Cháy Chữa Cháy
-
THUẬT NGỮ PCCC TIẾNG ANH CHUYÊN NGÀNH
-
139 Từ Vựng Tiếng Anh Chuyên Ngành Phòng Cháy Chữa Cháy Thông ...
-
Thuật Ngữ Chuyên Ngành PCCC Bằng Tiếng Anh
-
Từ Vựng Tiếng Trung Chuyên Ngành Phòng Cháy Chữa Cháy PCCC
-
Thuật Ngữ Phòng Cháy Chữa Cháy Bằng Tiếng Anh (Cập Nhật)
-
39+ Từ Vựng Tiếng Anh Trong Lĩnh Vực Phòng Cháy Chữa Cháy
-
Phòng Cháy Chữa Cháy Tiếng Anh Chuyên Ngành Là Gì?
-
Phòng Cháy Chữa Cháy Tiếng Anh Là Gì ? - PCCC LỘC PHÁT
-
Chữa Cháy Tiếng Anh Là Gì? Thuật Ngữ PCCC - Vỏ Tủ điện
-
1. Từ Vựng Chuyên Ngành Phòng Cháy Chữa Cháy - Quizlet
-
Từ Vựng Tiếng Trung Chuyên Ngành Phòng Cháy Chữa Cháy PCCC
-
Phòng Cháy Chữa Cháy Tiếng Anh Là Gì? Thuật Ngữ ...