Định Nghĩa Về Trăng Khuyết, Trăng Tròn - Selfomy Hỏi Đáp
Có thể bạn quan tâm
Chào mừng bạn đến với Selfomy Hỏi Đáp, hãy Hỏi bài tập hoặc Tham gia ngay Đăng nhập
- Đăng nhập
- Đăng ký
- Thưởng điểm
- Câu hỏi
- Hot!
- Chưa trả lời
- Chủ đề
- Đặt câu hỏi
- Lý thuyết
- Phòng chat
- Selfomy Hỏi Đáp
- Khác
- Định nghĩa về trăng khuyết, trăng tròn
- thiên-văn-học
Hãy đăng nhập hoặc đăng ký để thêm bình luận.
Hãy đăng nhập hoặc đăng ký để trả lời câu hỏi này.
1 Câu trả lời
0 phiếu đã trả lời 15 tháng 10, 2018 bởi _Nguyễn Thu Hương_ Thạc sĩ (6.1k điểm) Lý giải về hiện tượng Mặt trăng mà chúng ta nhìn thấy trong một tháng luôn thay đổi hình dạng, có hôm tròn như chiếc mâm con, có hôm khuyết như nửa chiếc bánh nướng, có hôm cong như chiếc lưỡi liềm. Hiện tượng lúc tròn lúc khuyết là do nguyên nhân gì? Theo người Babilon cổ đại cho rằng: Mặt trăng là một hình cầu có 1 nửa phát sáng và 1 nửa tối; khi nửa phát sáng của Mặt trăng quay về phía Trái đất thì ta nhìn thấy trăng tròn; khi Mặt trăng quay cả phần sáng và phần tối về phía Trái đất thì ta nhìn thấy trăng khuyết và khi Mặt trăng quay phần tối về phía Trái đất thì ta không nhìn thấy trăng. Mặt trăng là một vệ tinh quay quanh Trái đất, Mặt trăng không phát nhiệt cũng không phát sáng. Trong vũ trụ tối tăm đáng lẽ chúng ta không nhìn thấy Mặt trăng nhưng do Mặt trăng phản xạ ánh sáng Mặt trời nên chúng ta mới nhìn thấy nó. Trong quá trình Mặt trăng quay quanh Trái đất, vị trí tương đối giữa Mặt trăng, Trái đất, Mặt trời luôn thay đổi. Khi Mặt trăng đi vào giữa Trái đất và Mặt trời, mặt hướng vào Trái đất của Mặt trăng không được Mặt trời chiếu sáng nên chúng ta không nhìn thấy Mặt trăng, đó là "trăng sóc - trăng mới" hiện tượng này xảy ra vào ngày mồng 1 âm lịch hàng tháng. Sau đó 2 - 3 ngày, Mặt trăng chuyển dịch dần theo quỹ đạo của nó ra khỏi vị trí thẳng hàng với Trái đất và Mặt trời, lúc này ánh Mặt trời chiếu vào mép của nửa Mặt trăng hướng về Trái đất và chúng ta nhận thâý trăng khuyết hình lưỡi liềm trên không trung. Trăng lúc này cũng được gọi là "trăng mới". Từ đó trở đi, Mặt trăng tiếp tục chuyển dịch theo quỹ đạo và mỗi ngày nửa mặt trăng hướng về Trái đất càng được Mặt trời chiếu sáng nhiều hơn, trăng lưỡi liềm mỗi ngày thêm đầy đặn, đến ngày 7 hoặc 8 thành nửa hình tròn. Người ta gọi đó là trăng thượng huyền. Sau trăng Thượng huyền, Mặt trăng chuyển dần đến vị trí đối diện với Mặt trời (Mặt trăng - Trái đất - Mặt trời ), nửa Mặt trăng hướng về Trái đất được Mặt trời chiếu sáng ngày càng nhiều, bởi vậy chúng ta thấy Mặt trăng đầy dần đầy dần và đến khi Mặt trăng hoàn toàn đối diện với Mặt trời, nửa Mặt trăng hướng về Trái đất đều nhận được ánh sáng Mặt trời thì chúng ta nhìn thấy Mặt trăng tròn vành vạnh, đó là đêm rằm (trăng vọng). Thời gian trăng tròn chỉ kéo dài khoảng 1 - 2 ngày. Những ngày tiếp theo vị trí đối diện giữa Mặt trăng và Mặt trời thay đổi dần, nửa Mặt trăng hướng về Trái đất nhận được ánh sáng Mặt trời ít dần và chúng ta thấy Mặt trăng sẽ " gầy dần". Sau đêm rằm độ 7 - 8 ngày, chúng ta chỉ còn nhìn thấy 1/2 Mặt trăng, đó là trăng "Hạ huyền" Sau " Hạ huyền" Mặt trăng tiếp tục gầy đi, tiếp đó 4, 5 ngày chỉ còn lại hình lưỡi liềm, đó "trăng tàn". Sau đó trăng nhỏ dần và mất hẳn - thời kỳ " trăng mới" lại bắt đầu. Hiện tượng tròn khuyết của Mặt trăng là do Mặt trăng không tự phát sáng. Bạn có thể lấy một quả bóng và ngọn đèn làm thí nghiệm chứng minh với nguyên lý như đã trình bày ở trên. Ngọn đèn là Mặt trời, quả bóng là Mặt trăng, đầu của bạn là Trái đất. Bạn cầm quả bóng và tự xoay người, bạn sẽ nhìn thấy quả bóng lần lượt xuất hiện "trăng mới", " trăng thượng huyền", "trăng rằm", "trăng tàn" rồi lại "trăng mới"...Hãy đăng nhập hoặc đăng ký để thêm bình luận.
Các câu hỏi liên quan
0 phiếu 4 câu trả lời 397 lượt xem Trăng khuyết trong TA là gì? đã hỏi 20 tháng 5, 2017 trong Tiếng Anh lớp 7 bởi Nguyễn Thị Nhật Linh Tiến sĩ (12.3k điểm) +2 phiếu 10 câu trả lời 633 lượt xem Mặt trăng hôm nay lạ lắm !!! Ngày 31 tháng 1 năm 2017, lẽ ra bị khuyết nhưng lại đảo lộn đã hỏi 31 tháng 1, 2017 trong Khác bởi thuphuong123 Thần đồng (1.2k điểm) 0 phiếu 1 trả lời 415 lượt xem Viết bài văn miêu tả một đêm trăng tròn đã hỏi 25 tháng 5, 2021 trong Ngữ văn lớp 7 bởi idog480430 Thần đồng (1.1k điểm) +1 thích 1 trả lời 73 lượt xem Khi một tháng có hai lần trăng tròn, ta gọi đó là gì? Khi một tháng có hai lần trăng tròn, ta gọi đó là gì? đã hỏi 7 tháng 5, 2020 trong Khác bởi Cow_xynk_xell Cử nhân (3.8k điểm) 0 phiếu 2 câu trả lời 228 lượt xem Lập một dàn ý tả một đêm trăng tròn? Lập một dàn ý tả một đêm trăng tròn. đã hỏi 18 tháng 4, 2019 trong Tiếng Việt tiểu học bởi Captain_Fox Học sinh (43 điểm)- can-gap-lam
- help-me
- cố_lên_dễ_mà_đúng_hông
- khang1000
- trannhat900
HOT 1 giờ qua
Thành viên tích cực tháng 12/2024- LuuTraMy
244 Điểm
- manhlecong680419
170 Điểm
- tnk11022006452
150 Điểm
- pektri3
115 Điểm
- Gửi phản hồi
- Hỗ trợ
- Quy định
- Chuyên mục
- Huy hiệu
- Trang thành viên: Biến Áp Cách Ly
Từ khóa » Giải Thích Trăng Khuyết Là Gì
-
Từ điển Tiếng Việt - Từ Trăng Khuyết Là Gì
-
[CHUẨN NHẤT] Trăng Khuyết Là Gì? - TopLoigiai
-
Trăng Khuyết Là Gì?
-
Từ điển Tiếng Việt "trăng Khuyết" - Là Gì?
-
Trăng Khuyết Là Gì, Nghĩa Của Từ Trăng Khuyết | Từ điển Việt
-
Tại Sao Trăng Tròn, Trăng Khuyết?
-
Giải Thích Hiện Tượng Vì Sao Mặt Trăng Khi Tròn Khi Khuyết?
-
Trăng Khuyết Nghĩa Là Gì?
-
Bồi Dưỡng Kiến Thức Vật Lý - VÌ SAO MẶT TRĂNG LÚC TRÒN LÚC ...
-
Cách để Phân Biệt Trăng Thượng Huyền Và Trăng Hạ Huyền - WikiHow
-
Vì Sao Mặt Trăng Khi Tròn Khi Khuyết - Hỏi Đáp
-
Vì Sao Mặt Trăng Lúc Tròn, Lúc Khuyết? - Vũ Trụ - Hỏi đáp & Tư Vấn
-
Vì Sao Có Hiện Tượng Trăng Tròn, Trăng Khuyết?
-
Vì Sao Mặt Trăng Lúc Tròn, Lúc Khuyết?