“Dính” Nợ Xấu Nhóm 2 Có Mở Thẻ Tín Dụng được Không?

  • Nợ xấu ngân hàng, làm sao để tránh?
“Dính” nợ xấu nhóm 2 có mở thẻ tín dụng được không? -0

Tổng quan về nợ xấu nhóm 2 và thẻ tín dụng

Không giống với thẻ ATM thông thường, hầu hết các ngân hàng đều đưa ra các điều kiện làm thẻ tín dụng nghiêm ngặt hơn. Một trong những yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến quyết định của ngân hàng khi phê duyệt hồ sơ và hạn mức thẻ tín dụng là vấn đề nợ xấu. Đây là yếu tố không chỉ ảnh hưởng đến độ uy tín mà còn phản ánh khả năng tài chính của bạn. Vì thế, nợ xấu nhóm 2 có làm thẻ tín dụng được không không còn là vấn đề của một mình bạn.

Để biết nợ xấu nhóm 2 có làm được thẻ tín dụng hay không, bạn cần biết về nợ xấu cũng như bản chất của thẻ tín dụng.

Nợ xấu nhóm 2 là gì?

Theo các chuyên gia tài chính, nợ xấu nhóm 2 có thể hiểu là hồ sơ vay tiền của người đi vay bị xếp vào nhóm khách hàng có dư nợ tín dụng cần chú ý. Thông thường, nhóm này là những trường hợp đang có các khoản nợ quá hạn đến dưới 30 ngày.

Khi có tên trong danh sách nợ xấu nhóm 2 trên hệ thống CIC (trung tâm tín dụng) sẽ khiến việc đi vay vốn hoặc mở thẻ tín dụng tại các ngân hàng của bạn gặp nhiều khó khăn.

Hiện nay, trên hệ thống CIC cơ bản có 5 nhóm nợ như sau:

  • Nợ xấu nhóm 1: Người đi vay đủ tiêu chuẩn để vay tiền mặt.
  • Nợ xấu nhóm 2: Người đi vay bị xếp vào diện cần được chú ý.
  • Nợ xấu nhóm 3: Người đi vay không đủ tiêu chuẩn để vay tiền mặt.
  • Nợ xấu nhóm 4: Khoản nợ bị nghi ngờ mất vốn.
  • Nợ xấu nhóm 5: Nhóm nợ có khả năng mất vốn.

Theo đó, khả năng vay tiền và mở thẻ tín dụng tại các ngân hàng ở nhóm nợ xấu 1 sẽ cao hơn, nhóm nợ xấu 2  bị giảm mạnh, đến nhóm nợ xấu 3, 4, 5 khả năng vay tiền hoặc mở thẻ tín dụng sẽ bằng không.

Thẻ tín dụng

Thẻ tín dụng là phương thức thanh toán không dùng tiền mặt đang được ưa chuộng và sử dụng phổ biến trong cuộc sống hiện nay. Bên cạnh tính năng thanh toán không dùng số dư trong thẻ hay không cần tiền mặt, bạn còn được tận hưởng rất nhiều ưu đãi đến từ ngân hàng và các đối tác liên kết.

Với thẻ tín dụng, bạn sẽ được chi tiêu trước - trả lại sau với hạn mức đã được cấp. Thời gian miễn lãi từ 45 - 55 ngày kể từ khi thực hiện giao dịch đầu tiên hoặc tính từ ngày sau ngày sao kê thẻ tín dụng. Đến cuối kỳ sao kê, bạn cần phải thanh toán cả gốc lẫn lãi (nếu có) cho ngân hàng, nếu không sẽ bị tính phí và lãi suất khá “chát”.

Hiện nay, có 2 dòng thẻ tín dụng chính là thẻ tín dụng nội địa và thẻ tín dụng quốc tế.

  • Thẻ tín dụng nội địa: Sử dụng để thanh toán trực tiếp và trực tuyến, mua sắm, chi tiêu, rút tiền ở phạm vi trong nước.
  • Thẻ tín dụng quốc tế: Sử dụng để thanh toán mọi giao dịch tại bất kỳ đâu trên toàn thế giới, miễn nơi đó chấp nhận thương hiệu thẻ bạn đang sử dụng.

Điều kiện làm thẻ tín dụng bao gồm:

  • Những người có thu nhập ổn định, chứng minh được khả năng tài chính của mình. Hoặc bạn có sổ tiết kiệm hay tài sản giá trị khác để chứng minh khả năng trả nợ của mình.
  • Là công dân Việt Nam hoặc người nước ngoài đang cư trú hợp pháp tại Việt Nam.
  • Người có lịch sử tín dụng tốt, không nợ xấu ở bất cứ ngân hàng hay tổ chức tín dụng nào, tùy thuộc vào ngân hàng phát hành thẻ.

Bị nợ xấu nhóm 2 có làm thẻ tín dụng được không?

Nguyên nhân bạn bị liệt kê vào danh sách nợ xấu nhóm 2 là do thanh toán chậm đến 30 ngày. Trong khi đó, điều kiện để làm thẻ tín dụng là bạn phải có lịch sử tín dụng tốt, không bị ghi danh nợ xấu trên hệ thống CIC. Khi bị nợ xấu, ngân hàng sẽ đánh giá bạn có uy tín thấp, khả năng trả nợ kém. Do đó, theo quy định của hầu hết các ngân hàng hiện nay, khách hàng bị nợ xấu từ nhóm 2 trở lên sẽ không được làm thẻ tín dụng.

Khi bị nợ xấu nhóm 2 làm thế nào để mở thẻ tín dụng?

Khi bị nợ xấu, để có thể làm thẻ tín dụng tại các ngân hàng, bạn phải trả hết nợ và đợi đến khi nợ được xóa hoàn toàn trên hệ thống CIC. Thông thường, sau 12 tháng khi trả hết nợ, bạn mới được xóa tên hoàn toàn trên hệ thống CIC.

Lúc này, bạn có thể được mở thẻ tín dụng tại một số ngân hàng. Tuy nhiên, một số ngân hàng lại đang hạn chế và yêu cầu bạn không có nợ xấu trong một khoảng thời gian nhất định.

Theo các chuyên gia tài chính, khi bị nợ xấu các giao dịch với ngân hàng của bạn sẽ gặp khó khăn. Vì thế, bạn cần có giải pháp hạn chế tối đa việc bị dính nợ xấu. Điều đầu tiên bạn cần làm là thanh toán dư nợ tín dụng đúng hạn, hoặc thanh toán số tiền tối thiểu của ngân hàng theo quy định. Việc này vừa giúp bạn không bị ngân hàng báo nợ xấu lên hệ thống CIC vừa giúp bạn tránh việc bị tính lãi suất trên toàn bộ dư nợ tín  dụng và phí chậm thanh toán. Bên cạnh đó, việc thanh toán dư nợ tín dụng đúng hạn còn giúp lịch sử tín dụng của bạn luôn ở mức tốt, các giao dịch vay tiền ngân hàng hay mở thẻ tín dụng tiếp theo sẽ được ngân hàng ưu tiên và dễ dàng hơn.

Trên đây là những thông tin về vấn đề “bị nợ nhóm 2 có làm thẻ tín dụng được không?” Hy vọng sẽ giúp bạn hiểu hơn phần nào về hậu quả của nợ xấu, gây ra tình trạng khó khăn khi đăng ký phát hành thẻ tín dụng và tham gia vay vốn ngân hàng. Đồng thời giúp bạn có cách sử dụng thẻ tín dụng một cách thông minh và hiệu quả hơn để tránh bị ghi danh nợ xấu trên hệ thống CIC.

  • Giám sát chặt chẽ hơn 37.000 tỷ đồng nợ xấu bất động sản
  • Xử lý nợ xấu tại Việt Nam - Cần chế tài mạnh hơn

Từ khóa » Nợ Chú ý Nhóm 2 Có Vay được Không