Dinh Sơn Trung - Dinh Thờ Đức Cố Quản Trần Văn Thành
Có thể bạn quan tâm
Dinh Sơn Trung, hay còn gọi là Dinh thờ Đức Cố Quản Trần Văn Thành tọa lạc tại ấp Vĩnh Quới, xã Vĩnh An, huyện Châu Thành nằm cánh đồng Láng Linh. Xưa Dinh được cất bằng cây, lá đặt tên là dinh Hưng Trung, Đức Cố Quản về đây cất ra đại đồn Hưng Trung.
Vùng đất này còn có tên gọi là “Bảy Thưa – Láng Linh”. Lý giải về danh xưng “Láng Linh – Bảy Thưa”, người dân địa phương cho rằng cái tên này xuất phát từ đặc điểm tự nhiên. “Láng” có nghĩa là “vùng đất trũng”, “Linh” là tên loài cá đặc sản vùng này. Khi xưa nơi đây là vùng đất đồng trũng quanh năm và có nhiều cá linh, vì vậy mà hình thành tên gọi “Láng Linh”. Cũng có người giải thích rằng từ “Linh” đến từ cụm từ “linh thiêng” bởi trong điều kiện rừng thiên nước độc, người dân nơi đây hay khấn cầu để được cuộc sống bình an và mong ước của họ đã trở thành sự thật. Khu vực trung tâm vùng đồng trũng Láng Linh có tên gọi là “Bảy Thưa” vì khi xưa nơi này cây thưa mọc dày đặc nên người dân gọi là “bãi thưa”, qua thời gian đọc bị trại âm nên thành “Bảy Thưa”.
Cổng vào khu di tích
Quản cơ Trần Văn Thành sinh khoảng năm 1818 trong một gia đình trung nông, ở ấp Bình Phú, xã Bình Thạnh Đông, huyện Châu Phú (nay là xã Phú Bình, huyện Phú Tân, An Giang), một cù lao màu mỡ giữa sông Tiền, sông Hậu. Bấy giờ cuộc sống của người dân biên thùy không yên bởi giặc biên giới thường sang khuấy nhiễu. Ông gia nhập quân đội triều Nguyễn khi mới 20 tuổi, được phong suất đội. Trong một trận chiến đấu quyết liệt, đội quân do ông chỉ huy đã đánh bại giặc Xiêm. Ông được triều đình khen tặng và thăng chức Quản cơ, chỉ huy hơn 500 quân sĩ.
Sau đó ông đến thọ phái (gia nhập đạo) với Đức Phật thầy Tây An và trở thành một trong những đại đệ tử của ngài, được giao hướng dẫn một nhóm tín đồ đi khẩn hoang, lập trại ruộng ở vùng Láng Linh (xưa thuộc huyện Vĩnh An, phủ Tân Thành) vừa giúp tín đồ sản xuất lương thực sinh sống vừa xây dựng các căn cứ hiểm yếu để chống giặc.
Tượng Quản cơ Trần Văn Thành
Năm 1859, Pháp xâm lược Nam Kỳ, thành Gia Định thất thủ, kháng chiến nổ ra khắp nơi. Lúc bấy giờ Trần Văn Thành đang chỉ huy tín đồ Bửu Sơn Kỳ Hương khai hoang vùng Láng Linh, quay trở lại tham gia quân đội dưới sự chỉ huy của Tổng đốc Phan Khắc Thận và sau đó là Nguyễn Hữu Cơ. Trong khi các cuộc khởi nghĩa tại Nam Kỳ lúc bấy giờ bị dặp tắt thì cuộc khởi nghĩa của Quản Cơ Trần Văn Thành phát triển thành một chiến khu lớn tại vùng Bảy Thưa. Cuộc khởi nghĩa thu hút đông đảo nhân dân tham gia, số lượng nghĩa binh có lúc lên đến 1.200 người, tạo tiếng vang không chỉ trong phạm vi trong tỉnh mà còn lan rộng khắp các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long, thậm chí còn ảnh hưởng lớn sang Campuchia. Với tinh thần quật cường “Thà thua xuống láng xuống bưng. Kéo ra đầu giặt lỗi chưng quân thần”, cuộc khởi nghĩa kéo dài từ năm 1871 đến năm 1873. Dưới sự lãnh đạo của Quản Cơ Trần Văn Thành, nghĩa binh đã chiến đấu can trường, không hề chùn chân dù gian nan, vất vả, không run sợ trước súng đạn hiện đại của giặc Pháp. Tuy nhiên, trong tình trạng cô thế, lại chịu sự càn quét liên tục và quyết liệt của quân giặc, cuộc khởi nghĩa đã thất bại. Tuy vậy, tinh thần chiến đấu của Đức Cố Quản và nghĩa binh thể hiện hào khí anh hùng của dân tộc ta, là nét son rạng rỡ trong trang sử hào hùng của nước nhà.
Bên trong đền thờ
Nhân dân thương tiếc tôn gọi là Ông Cố, lập đền thờ ở Láng Linh vào năm 1952. Sau ngày thống nhất đất nước năm 1975, Khu Di tích Dinh Sơn Trung được trùng tu và xây dựng bổ sung dần cho đến nay, được Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch công nhận là Di tích lịch sử văn hóa cấp Quốc gia vào ngày 12-12-1986.
Đến năm 2000, Dinh Sơn Trung được xây mới và hằng năm được trùng tu, kiến tạo và sửa chữa với tinh thần đóng góp tự nguyện của các tín đồ và người dân trong và ngoài huyện Châu Thành. Du lịch An Giang, ghé thăm Dinh, khách tham quan sẽ được sống lại trong hào khí của Binh Gia Nghị đấu tranh đánh đuổi giặc ngoại xâm cứu nước năm nào và không khỏi ngỡ ngàng trước vẻ đẹp của Dinh.
Dinh Sơn Trung được xây dựng khang trang trên diện tích 4 hecta; được bao quanh bởi kênh rạch và đồng ruộng với cấu trúc đơn giản gồm 1 chánh điện là nơi thờ Đức cố Quản cơ Trần Văn Thành, 2 bên là Tây lang và Đông lang, đây là nơi dành cho tín đồ thập phương ở lại nghỉ ngơi và ăn uống, ngoài ra còn có một hệ thống nhà vệ sinh, nhà tắm rộng rãi và sạch sẽ.
Bên cạnh đó, Ban quản lý Dinh Sơn Trung còn cho xây dựng khu di tích Lò rèn, là nơi ngày xưa Ông Cố cùng nghĩa binh để rèn giáo, mác khai hoang đánh giặc.
Toàn cảnh khu di tích Lò rèn Bảy Thưa
Khu di tích Lò rèn Bảy Thưa gồm các công trình phục dựng lò rèn ngày xưa, cùng khu thờ Tam hoàng Ngũ đế- xây dựng trên phần đất ruộng, theo kiểu nhà sàn nền bằng bê tông lát gạch, được nối từ khu đền chính ra bằng 2 cây cầu song song dài hơn 100 mét.
Di tích Lò rèn Bảy Thưa
Bên kia con rạch là Đền thờ Bà Cố Nguyễn Thị Thạnh – vợ của Đức cố quản cơ Trần Văn Thành, vừa được xây dựng mới khang trang, nổi bật giữa những cánh đồng lúa xanh mướt. Đền thờ được người dân địa phương và các mạnh thường quân đóng góp xây dựng để tưởng nhớ công ơn Bà Cố đã vượt qua bao khó khăn, nguy hiểm cung cấp lương thực cho nghĩa binh
Khách đến Dinh không những được sống lại trong quá khứ hào hùng của ông cha qua lời kể của chú Bảy – người gắn bó với Dinh đã mấy chục năm, về những câu chuyện anh dũng, ly kỳ trong cuộc chiến đấu của Ông Cố và nghĩa binh, mà còn được thưởng thức các món chay dân dã nhưng không kém phần đặc sắc, như bánh xèo chay, cháo chay… Điều đặc biệt là “khách đến đây dùng bữa hoàn toàn miễn phí, nếu có lòng thì đóng góp vào quỹ chung của Dinh, Quỹ này để chung tay xây dựng, trùng tu và làm công tác từ thiện tại địa phương”. Ở đây còn chuẩn bị sẵn cả “mền mùng” cho khách thập phương đến thăm Dinh muốn nghỉ lại đêm. Vậy mới thấy sự hiếu khách, thân thiện của người dân nơi đây.
Toàn cảnh khu di tích
Ngoài việc thăm viếng và tìm hiểu về lịch sử của Đức cố Quản, du khách còn được trải nghiệm các hoạt động vô cùng thú vị cùng người dân bản xứ như giăng câu, dỡ chài, dỡ dớn và các trò chơi mang đậm bản sắc sông nước như đua xuồng trên sông, tay không bắt cá…
Hằng năm, vào các ngày 19 đến 22 tháng 2 âm lịch, Ủy ban Nhân dân huyện Châu Phú cùng hàng ngàn người dân trong vùng tổ chức lễ giỗ Đức Quản Cơ Trần Văn Thành và các nghĩa quân đã hy sinh. Đây là một lễ hội truyền thống văn hóa lịch sử và tâm linh của địa phương, được tổ chức rất trọng thể với nhiều hoạt động thể dục thể thao, văn hóa văn nghệ và các trò chơi dân gian.
Từ khóa » Dinh đá Nổi Bình Phú Châu Phú An Giang
-
An Giang: Ly Kỳ Chuyện Dinh Đá Nổi
-
Thất Sơn Huyền Bí | Dinh Đá Nổi An Giang Bất Ngờ Đá ... - YouTube
-
Hành Trình đi Tìm Bí ẩn Dinh Đá Nổi (Châu Phú, An Giang) #26
-
Tại Dinh Đá Nổi | Xã Bình Phú Huyện Châu Phú | An Giang - YouTube
-
Kỳ Lạ Hòn đá Nổi - Linh Thiên Giữa Cánh đồng - YouTube
-
Kỳ Lạ Viên đá Nổi ở An Giang - VietNamNet
-
Lịch Sử Hình Thành - UBND Huyện Châu Phú
-
Vùng đất Con Người - UBND Huyện Châu Phú
-
Châu Phú – Wikipedia Tiếng Việt
-
Lang Thang An Giang - Đình Thần Bình Thuỷ Đình Thần Bình Thủy ...
-
Công Nhận Thị Trấn Cái Dầu Mở Rộng, Huyện Châu Phú, Tỉnh An ...
-
Dinh Đức Cố Quản Trần Văn Thành | Du Lịch Quận 3 - Dulich24
-
Kỳ Lạ Viên đá Nổi ở An Giang - Tép Bạc