DisplayLink : USB Thay Thế Cho Cổng VGA , DVI, HDMI, DisplayPort ...

Cuộc chiến định dạng là một trong số những nhược điểm khó chịu nhưng có thể phòng tránh được trong thế giới công nghệ. Trong xã hội lý tưởng chỉ tồn tại một tiêu chuẩn duy nhất, nhưng trên thực tế, công nghệ thông tin lại là một lĩnh vực cực kỳ phong phú với nhiều nhu cầu khác nhau và vô số những ý tưởng về diện mạo của từng lĩnh vực:

ví dụ như lĩnh vực hiển thị có rất nhiều giao diện khác nhau với D-SUB 15/DB-15, BNC, HDI-45, ADC, DVI-I, DVI-D, HDMI, DisplayPort. Vậy tại sao chúng ta không nghĩ tới việc sử dụng một giao diện khác có khả năng tương thích cao và đã xuất hiện được khá lâu để kết nối PC với màn hình… như USB chẳng hạn?

Tất nhiên một số người đã nghĩ đến điều này, trong số đó có Quentin Stafford-Fraser và Martin King. Hai người đã bị lôi cuốn bỏi ý tưởng biến việc thiết lập hệ thống nhiều màn hình trở nên đơn giản hơn và thành lập DisplayLink vào năm 2003. Đầu tiên, họ định dùng Ethernet để nối màn hình với PC, nhưng sau đó nhanh chóng chuyển sang USB. Công nghệ trên xuất hiện lần đầu vào năm 2007 trong màn hình 19" Samsung SyncMaster 940UX. Hiện nay có khoảng 20 sản phẩm khác nhau sử dụng chip DisplayLink và con số này vẫn tiếp tục tăng: không còn nghi ngờ gì nữa, sản phẩm từ thung lũng Silicon này đã tạo nên cơn sốt thực sự.

DisplayLink hoạt động ra sao

Cổ nhân có câu: không có gì là miễn phí cả. Điều này rất đúng đối với DisplayLink cũng như việc truyền dữ liệu giữa PC và máy tính. Để có thể thu nhận tín hiệu qua băng thông hạn chế theo tiêu chuẩn USB 2.0 (480 Mb/s), DisplayLink sử dụng cách tiếp cận từng lớp: liên tục kiểm tra bộ nhớ đệm khung bên trong GPU để tìm những phần đã được refresh trên màn hình, chỉ với một đầu nối USB 2.0/Wireless USB để refresh lại hình ảnh hiển thị. Ít nhất thì trên lý thuyết điều này đồng nghĩa với việc bạn có thể kết nối bao nhiêu màn hình tuỳ ý chỉ với 1 dây nối, thậm chí không cần dây nối nào (nếu dùng ổ USB không dây).

Chip DP-160 trong DisplayLink PCB: Đây là nơi DisplayLink kích hoạt đường truyền USB

Xét về phần cứng thì quá trình truyền dữ liệu theo lớp được thực hiện bằng cách kết hợp giữa chip DP-120 hoặc DP-160 với bộ nhớ DDR. DP-120 là chip đầu tiên của DisplayLink và hỗ trợ độ phân giải tối đa 1440 x 900 pixel, còn DP-160 có khả năng hỗ trợ độ phân giải tới 1600 x 1200 pixel, có khả năng kết nối tối đa 6 màn hình 1280 x 1024 hoặc vài màn hình 1680 x 1050. Về lý thuyết, bạn hoàn toàn không gặp trở ngại gì trong việc nối 1 màn hình với dây USB rồi nối màn hình đó với một màn hình khác.

Sơ đồ làm việc của DisplayLink

Tiếc thay, chúng ta đang sống trong một thế giới không hoàn hảo và công nghệ này cũng không phải là ngoại lệ. Bạn có thể tưởng tượng được rằng tốc độ chuyển động lớn của hình ảnh sẽ ảnh hưởng đến tốc độ refresh màn hình, đặc biệt trong các game và phim tốc độ cao. USB 2.0 và Wireless USB bị giới hạn về băng thông và người dùng DisplayLink sẽ gặp phải tình trạng đứt quãng trong một số ứng dụng nhất định. Tuy vậy, vấn đề này có thể được khắc phục sau khi USB 3.0 ra đời.

Còn về mặt phần mềm, DisplayLink hỗ trợ Windows XP 32 bit và Windows Vista cũng như Mac OS X. Hiện driver Windows XP/Vista đang trong giai đoạn hoàn tất và dự định ra mắt vào quý 3 năm 2008 (tháng 8). Dựa vào những giới hạn trên, tiến hành kiểm tra công nghệ này bằng cách sử dụng Windows XP Professional 32-bit và Vista 32-bit. Còn nếu bạn có ý định sử dụng Linux thì có lẽ bạn sẽ phải thất vọng, bởi DisplayLink rất quan tâm tới vấn đề sở hữu trí tuệ, tức là họ sẽ không công bố mã nguồn của bất kỳ sản phẩm nào. Vì thế việc hỗ trợ Linux là điều không thể tại thời điểm hiện nay.

Vấn đề duy nhất đối với quá trình thiết lập hệ thống đa màn hình và việc thiếu hỗ trợ HDCP bởi thiết bị mã hoá trong DisplayLink không mã hoá được các gói đã được mã hoá. Do vậy, bạn không thể sử dụng những nội dung được HDCP bảo vệ như đĩa DVD Blu-ray trên các màn hình này. Dennis Crespo, giám đốc marketing của DisplayLink đồng thời rất thông thạo về kỹ thuật, cho biết công ty này vẫn đang đàm phán với RIAA/MPAA - một công ty rất quan tâm đến việc bảo vệ các nội dung có độ phân giải cao.

Để bạn có được cái nhìn tổng quát về những gì mà công nghệ DisplayLink mang lại, chúng ta sẽ tìm hiểu kỹ hơn hai màn hình và hai adapter USB. Hiện Samsung và LG đang cung cấp loại màn hình 19/22+7" và 20" sử dụng đầu nối DisplayLink . Chúng ta sẽ nghiên cứu loại màn hình Samsung 19”.

Trong vài tuần vừa qua, sử dụng không chỉ 1, mà là 2 màn hình 19" Samsung SyncMaster 940ux kết hợp với một ổ Sewell USB tới Card video ngoài DVI, một laptop HP Pavilion tx1000 và một số hệ thống kiểm định (chủ yếu dùng bộ xử lý Intel Core 2 Extreme và card đồ hoạ Nvidia/ATI).

Samsung SyncMaster 940ux

SyncMaster 940ux không khác mấy so với loại màn hình 19” của Samsung chủ yếu dành cho doanh nghiệp. Chiếc LCD này là sản phẩm đầu tiên sử dụng DisplayLink và đặc điểm của chúng vẫn không hề thay đổi. Loại màn hình dành cho doanh nghiệp có độ phân giải 1280 x 1024 pixel, độ sáng 300 Candela, tỉ lệ tương phản 1000:1 và thời gian phản ứng 5 ms GTG. Theo đó, loại màn hình này có góc mặt ngang 160 độ và mặt đứng gần 165.

Hai màn hình được nối với nhau nhờ một USB duy nhất.

Việc nối hai màn hình như thế này rất đơn giản: bạn chỉ cần nối màn hình LCD với PC bằng dây nguồn cũng như dây USB. Bộ nối DVI và Analog D-SUB vẫn chưa được sử dụng đến. Còn nếu muốn nối thêm một màn hình LCD nữa, bạn chỉ cần lấy một dây USB khác và nối vào màn hình thứ hai.

Việc cài đặt diễn ra trơn tru không có vấn đề gì. Việc tháo dây nối ra cũng vậy. Để vô hiệu hoá màn hình, bạn chỉ cần dùng tuỳ chọn Safe Remove Hardware – cũng như khi bạn muốn rút ổ USB hay thiết bị USB ra khỏi máy.

Theo nhận định ban đầu, việc xem video HD 720p trên hệ thống mới rất tốt và không hề bị giật, với chơi game cũng vậy. Nếu chơi World of Warcraft, game chiến thuật hoặc lái máy bay mô phỏng, bạn sẽ không nhận thấy sự khác biệt nào so với màn hình truyền thống. Tuy vậy, trong những game như Unreal Tournament III, Gears of War và Call of Duty 4, hạn chế về băng thông thể hiện rất rõ: có vẻ các game này không thích cấu trúc xếp lớp cho lắm. Trong Need for Speed: Pro Street, hình ảnh chuyển động bị mờ. Điều thú vị là màn hình USN hoạt động rất tốt với các game khác như Crysis và Half-Life 2: Episode Two. Nhưng bạn tránh xa màn hình DisplayLink nếu muốn chơi những game tốc độ cao – ít nhất là cho đến khi USB 3.0 ra đời.

Khi đã thử xem vài bộ phim và không gặp vấn đề gì với chế độ playback, kể cả trong những cảnh chuyển động nhanh. Trong những phim như Siêu nhân trở lại, Kẻ huỷ diệt 3 và Chúa tể của chiếc nhẫn: Sự trở về của vị vua, không nhận thấy sự khác biệt hay nhược điểm gì .

Tất nhiên, điều này đồng nghĩa với việc bạn sẽ không nhận thấy sự khác biệt gì trong những ứng dụng thường ngày như lướt web, sử dụng Photoshop, YouTube, Excel, Word, Skype hay Media Player.

Do mạch điều khiển USB phụ thuộc vào CPU nên bạn phải quan tâm đến việc liệu chiếc CPU của mình có đáp ứng được yêu cầu của công nghệ này không. Hai màn hình nối với nhau chiếm khoảng 30% mức tải của một nhân CPU Intel "Core 2,” hay 8% mức tải CPU 4 nhân Core 2 Extreme QX6800 (2.93 GHz). Tương tự, nó chiếm khoảng 50% mức tải của một nhân trong bộ vi xử lí Q6600.

Nếu bạn đang sử dụng một chiếc CPU không mạnh lắm, như Turion 64 X2 2.0 GHz của AMD thì con số trên là 60-70% tải toàn bộ CPU hoặc 100% trên mỗi nhân. Tức là chỉ còn 30% để xử lý dữ liệu. Vì thế bạn nên chuẩn bị một bộ xử lý mạnh, lý tưởng nhất là chip 4 nhân đời mới.

Sewell USB External Video Card

Nếu bạn đang sử dụng một chiếc máy tính xách tay, thì nhiều khả năng chiếc laptop này không có đầu ra DVI. Đây là một điều đáng tiếc, nhưng phần lớn laptop dành cho người dùng cá nhân đều chỉ có kết nối analog D-SUB kiểu cũ, vì thế việc nối chiếc laptop của bạn với một màn hình lớn quá 22" sẽ đem lại chất lượng hình ảnh tệ hại.

Card video ngoài của Sewell giá $130

Vì thế Sewell đã đem đến cho bạn USB External Video Card, một hộp USB nhỏ có chứa một bên là bộ nối USB mini và bên kia là bộ nối DVI. Trong hộp có chứa chip DP-160, bộ kích hoạt xung nhịp và chip 16 MB EtronTech 250 MHz DDR (500 MT/giây).

Sử dụng loại card này thật đơn giản: chỉ cần cắm dây USB vào một bên và dây DVI vào bên kia. Windows và Mac OS X nhận ra được thiết bị này, nhưng bạn vẫn cần CD driver để download phần mềm driver mới nhất, phiền phức hơn so với màn hình LCD. Điều này có vẻ không được tiện lợi cho lắm, nhất là khi sản phẩm này có giá tới $130– quá cao so với một chiếc hộp plastic chứa PCB. Thực ra ngoài nhược điểm này ra thì nó hoạt động rất tốt.

Đây là cách hoạt động của Device Manager -- bạn sẽ có một card đồ hoạ ảo, và sau đó là màn hình ảo

Nếu bỏ qua nhược điểm này thì thiết bị không có gì đáng phàn nàn. Những người sở hữu Macbook Air có thể dùng có để nối thêm màn hình thứ hai hoặc thứ ba. Điều thú vị hơn cả là: ảnh chụp màn hình trên được thực hiện đối với màn hình Dell 2407WFP-HC ở độ phân giải gốc: DP-160 hỗ trợ màn hình 24" độ phân giải 1900 x 1200 pixel, tức là bạn có thể nối một hoặc hai màn hình Apple Cinema (một qua bộ nối DVI mini). Bạn có thể sử dụng các màn hình này trong mode Display Properties như tất cả các màn hình khác. Sau khi kiểm tra xong, vẫn không gặp vấn đề gì với sản phẩm này cả.

Lời kết

Hai màn hình Samsung kể trên hoạt động thử nghiệm và phối hợp rất tốt cho thấy việc dùng USB hiệu quả hơn nhiều so với các công cụ anti-cluttering khác. Việc gỡ dây nối DVI, Analog D-SUB, HDMI hay DisplayPort giúp chúng ta thoát khỏi những chiếc máy tính chằng chịt dây nối trước đây. Tuy nhiên, những lỗi trên sẽ chấm dứt ngay sau khi băng thông được mở rộng với USB 3.0.

Cuối cùng, DisplayLink là một công nghệ đầy hứa hẹn, đồng thời là một đối thủ đáng gờm.

Từ khóa » Card Màn Hình Cắm Cổng Usb