DLPP - Bai 50 - Tieu Bo Kinh - Budsas

Đàm luận Phật Pháp - 51 -

Giới thiệu Tiểu bộ kinh (2)

01-hoangphap.jpg 01-hoangphap.jpg1201 * 901 02-pali_han.jpg 02-pali_han.jpg897 * 788 03-tamtang_pali.jpg 03-tamtang_pali.jpg1408 * 813

[ Home ]

Giới thiệu Tiểu bộ kinh Bình Anson

Tiểu Bộ thật ra không phải là bộ sách nhỏ, mà là tập hợp 15 bộ sách nhỏ:

1. Tiểu Tụng, Khuddaka Patha: bộ sưu tập gồm chín công thức ngắn và những bài kinh được dùng như sách giáo khoa cho các vị sa-di đang học tập:

(a) Tam Quy, (b) Thập Giới, (c) Ba Mươi Hai Phần Cơ Thể, (d) Nam Tử Hỏi Đạo, (e) Kinh Hạnh Phúc, (f) Kinh Châu Báu, (g) Kinh Ngoài Bức Tường, (h) Kinh Bảo Tàng và (i) Kinh Lòng Từ.

2. Pháp Cú, Dhammapada: 423 bài kệ được sắp xếp theo những chủ đề trong 26 chương.

3. Phật Tự Thuyết (Cảm Hứng Ngữ), Udana: gồm 80 lời cảm hứng hoan hỷ do Đức Phật thốt lên vào những trường hợp độc nhất vô nhị của niềm tịnh lạc hoàn mãn; mỗi lời cảm hứng bằng văn vần được ghi cùng với một bản văn xuôi mô tả hoàn cảnh đưa đẩy để Ngài thốt lên những lời đó. (Có thêm bản dịch của Tỳ khưu Indacanda)

4. Phật Thuyết Như Vậy (Như Thị Thuyết), Itivuttaka: 112 bài kinh được chia thành bốn chương gồm cả văn vần lẫn văn xuôi, cái nầy bổ sung cái kia. Mặc dầu bản sưu tập nầy chứa những lời đầy hứng thú của Đức Thế Tôn như trong Udāna. Mỗi đoạn đều có câu 'Phật thuyết như vậy' đi trước và đọc như sổ tay cá nhân trong đó được ghi chép lại mhững lời súc tích ngắn gọn của Đức Thế Tôn. (Có thêm bản dịch của Tỳ khưu Indacanda)

5. Kinh Tập, Sutta Nipata: tác phẩm văn vần thỉnh thoảng có đôi lời giới thiệu bằng văn xuôi. Nó được chia thành năm Phẩm:

(i) Phẩm Rắn gồm 12 kinh; (ii) Tiểu Phẩm: 14 kinh; (iii) Đại Phẩm:12 kinh; (iv) PhẩmTám:16 kinh và (v) Phẩm Trên Đường Đến Bờ Kia (Pārāyana): 16 câu hỏi

6. Thiên Cung Sự, Vimana Vatthu: 85 bài kệ chia thành 7 chương trong văn bản nầy; trong bốn chương đầu, chư thiên nữ đã cho một bản tường trình về những thiện nghiệp họ đã làm trong những kiếp trước khi còn là con người và làm sao họ làm thế nào họ được tái sanh vào cõi trời nơi những thiên cung huy hoàng tráng lệ đang chờ họ xuất hiện. Chư thiên nam kể chuyện của họ trong ba chương cuối.

7. Ngạ Quỷ Sự, Peta Vatthu: 51 sự tích miêu tả đời sống khốn khổ của những người làm ác, trái hẳn đời sống xa hoa của chư thiên.

8. Trưởng Lão Tăng Kệ, Theragatha: bài kệ của 264 vị Trưởng lão Tăng A-la-hán sau khi đắc quả. (Có thêm bản dịch của Tỳ khưu Indacanda)

9. Trưởng Lão Ni Kệ, Therigatha: bài kệ của 73 vị Trưởng lão Ni A-la-hán sau khi đắc quả. (Có thêm bản dịch của Tỳ khưu Indacanda)

10. Chuyện Tiền Thân Đức Phật (Chuyện Bổn Sanh), Jataka: 547 sự tích hay tiền kiếp của Đức Phật Gotama do Ngài kể lại.

11. Nghĩa Thích, Niddesa: chú giải các bài kinh trong Kinh tập (Sutta Nipata), được quy cho Đại Đức Sāriputta, gồm nhiều dữ liệu về Vi Diệu Pháp và tạo thành dạng sớm nhất của Chú Giải.

12. Phân Tích Đạo (Vô Ngại Giải Đạo), Patisambhidamagga: Luận thuyết nầy, có tựa là Phân Tích Đạo, được quy cho Đại đức Sāriputta. Đề cập có tính phân tích những giáo lý nổi bật của Đức Phật, được chia thành ba phẩm chính, đó là Đại Phẩm, Hợp Phẩm và Tuệ Phẩm. (Có thêm bản dịch của Tỳ khưu Indacanda & Tỳ khưu Pháp Chất))

13. Thánh Nhân Ký Sự (Thí Dụ), Apadana: sự tích cuộc đời Đức Phật (quá khứ và hiện tại), 41 vị Độc giác Phật, 559 đệ tử trưởng lão A-la-hán và 40 đệ tử trưởng lão ni A-la-hán của Thế Tôn. (Bản dịch của Tỳ khưu Indacanda)

14. Phật Sử, Buddhavamsa: Phật sử là một bản tường trình ngắn về lịch sử Đức Phật Gotama và về 24 vị Phật trước kia đã thọ ký cho ngài viên thành Chánh Quả Vị Phật, Chánh Đẳng Chánh Giác. Cuốn nầy gồm 29 phần bằng văn vần. (Bản dịch của Tỳ khưu Indacanda)

15. Hạnh Tạng, Cariya Pitaka: gồm 35 sự tích về tiền thân của Đức Phật được kể lại theo lời thỉnh cầu của Đại Đức Sāriputta. Trong lúc Jātaka liên quan đến tiền thân của Đức Phật từ thời ẩn sĩ Sumedha, đến khi thành Phật Gotama, Hạnh Tạng chỉ nhắc đến ba mươi lăm tiền thân của Bồ tát trong đại kiếp cuối nầy.(Bản dịch của Tỳ khưu Indacanda)

Ngoài ra, Tiểu Bộ của Tam Tạng Miến Điện còn bao gồm 3 tập sách khác -- mặc dù đa số các nhà Phật học ngày nay cho rằng đây là các tác phẩm biên soạn về sau:

16. Hướng Dẫn Chú Giải Tam Tạng (Nettippakarana)

17. Tìm Hiểu Tam Tạng (Petakopadesa)

18. Mi-lin-đa Vấn Đạo (Milindapanha)

QUI ƯỚC TRÍCH DẪN TIỂU BỘ

Tiểu Bộ (Khuddaka Nikaya, KN):

(01) Tiểu tập (Khuddakapatha, Kh): "Khp số bài kinh (số câu kệ)": Khp IX hoặc Khp 9

(02) Pháp cú (Dhammapada, Dhp): "Dhp số câu kệ": Dhp 100

(03) Phật tự thuyết (Udana, Ud): "Ud số bài kinh (số La-mã) số câu kệ": Ud III 4 hoặc Ud 3.4

(04) Phật thuyết như vậy (Itivuttaka, It): "It số chương (số La-mã) số bài kinh: It IV 102 hoặc It 4.102

(05) Kinh tập (Suttanipata, Sn): "Sn số chương số bài kinh số câu kệ": Sn I 3 hoặc Sn 1.3

(06) Thiên cung sự (Vimanavatthu, Vv): "Vv số chương (số La-mã) số bài kinh số bài kệ": Vv I 2 23 hoặc Vv 1.2.23

(07) Ngạ quỷ sự (Petavatthu, Pv): "Pv số chương (số La-mã) số bài kinh số bài kệ": Pv II 1 4 hoặc Pv 2.1.4

(08) Trưởng lão tăng kệ (Theragatha, Thag): "Thag số câu kệ": Thag 42

(09) Trưởng lão ni kệ (Therigatha, Thig): "Thig số câu kệ": Thig 53

(10) Tiền Thân Đức Phật (Jataka, Ja hay J): "Ja số truyện": J 49 -- "Ja số quyển (số La-mã) số trang Pali": J II 67

(11) Nghĩa thích (Niddesa, Nd), gồm Ðại nghĩa thích (Mahaniddesa, NdI hoặc Nd1) và Tiểu nghĩa thích (Culaniddesa, NidII hoặc Nd2): "NdI (hoặc NdII) số trang Pali": NdI 89 hay Nd1.89

(12) Phân Tích Ðạo (Patisambhida, Ps): "Ps số quyển (số La-mã) số trang Pali": Ps I 12 hay Ps 1.12

(13) Thánh Nhân Ký Sự (Apadana, Ap): "Ap số quyển (số La-mã) số trang Pali": Ap I 43 hay Ap 1.43

(14) Phật Sử (Buddhavamsa, Bv): "Bv số đoạn (số La-mã) số câu kệ": Bv II 56 hay Bv 2.56

(15) Hạnh Tạng (Cariya Pitaka, Cp): "Cp số đoạn (số La-mã) số câu kệ": Cp III 14 hay Cp 3.14

Tham khảo

  1. Thích Minh Châu (1999). Kinh Tiểu bộ. Tập I: Tiểu tụng, Pháp cú, Kinh Phật tự thuyết, Kinh Phật thuyết như vậy (Như thị ngữ), Kinh tập. Viện Nghiên cứu Phật học Việt Nam, Sài Gòn, Việt Nam.
  2. Thích Minh Châu (1999). Kinh Tiểu bộ. Tập II: Chuyện Thiên cung, Chuyện Ngạ Quỷ. Viện Nghiên cứu Phật học Việt Nam, Sài Gòn, Việt Nam.
  3. Thích Minh Châu (2000). Kinh Tiểu bộ. Tập III: Trưởng lão tăng kệ, Trưởng lão ni kệ. Viện Nghiên cứu Phật học Việt Nam, Sài Gòn, Việt Nam.
  4. Thích Minh Châu (2001). Kinh Tiểu bộ. Tập IV: Chuyện Tiền thân Đức Phật (I). Viện Nghiên cứu Phật học Việt Nam, Sài Gòn, Việt Nam.
  5. Thích Minh Châu & Trần Phương Lan (2001). Kinh Tiểu bộ. Tập V: Chuyện Tiền thân Đức Phật (II). Viện Nghiên cứu Phật học Việt Nam, Sài Gòn, Việt Nam.
  6. Trần Tuấn Mẫn & Trần Phương Lan (2002). Kinh Tiểu bộ. Tập VI: Chuyện Tiền thân Đức Phật (III). Viện Nghiên cứu Phật học Việt Nam, Sài Gòn, Việt Nam.
  7. Trần Phương Lan (2002). Kinh Tiểu bộ. Tập VII: Chuyện Tiền thân Đức Phật (IV). Viện Nghiên cứu Phật học Việt Nam, Sài Gòn, Việt Nam.
  8. Trần Phương Lan (2003). Kinh Tiểu bộ. Tập VIII: Chuyện Tiền thân Đức Phật (V). Viện Nghiên cứu Phật học Việt Nam, Sài Gòn, Việt Nam.
  9. Trần Phương Lan (2004). Kinh Tiểu bộ. Tập IX: Chuyện Tiền thân Đức Phật (VI). Viện Nghiên cứu Phật học Việt Nam, Sài Gòn, Việt Nam.
  10. Trần Phương Lan (2004). Kinh Tiểu bộ. Tập X: Chuyện Tiền thân Đức Phật (VII). Viện Nghiên cứu Phật học Việt Nam, Sài Gòn, Việt Nam.
  11. Các bản dịch của Tỳ khưu Indacanda:

    ● Chuyện Thiên Cung (2012)

    ● Chuyện Ngạ Quỷ (2012)

    ● Trưởng Lão Kệ (2011)

    ● Trưởng Lão Ni Kệ (2011)

    Phân Tích Đạo (2 tập, 2006)

    Thánh Nhân Ký Sự (3 tập, 2007)

    ● Phật Sử (2005)

    ● Hạnh Tạng (2005)

    ● Milinda Vấn Đạo (2011)

  12. U Ko Lay (1991). Guide to Tipitaka. Siri Jayanta Buddhist Temple, Kuala Lumpur, Malaysia ( www.buddhanet.net/pdf_file/tipitaka.pdf )Hướng Dẫn Đọc Tam Tạng Kinh Điển, Tỳ-khưu-ni Huyền Châu dịch (2005)

* * *

[ Home ]

23-20-2014

Từ khóa » Tiểu Bộ Kinh Tập 7 Pdf