DNS Là Gì? Tìm Hiểu Vai Trò Và Chức Năng Của DNS - Tino Group
Có thể bạn quan tâm
Máy chủ tên miền (DNS) tương đương như một danh bạ điện thoại của Internet. Chúng duy trì một thư mục tên miền và dịch chúng sang địa chỉ IP Internet. Để tìm hiểu rõ hơn về DNS là gì, các bạn hãy cùng TinoHost theo dõi bài viết này nhé!
Giới thiệu tổng quan về DNS
DNS là gì?
Mỗi thiết bị điện tử, server, webserver đều có một địa chỉ duy nhất được gọi là địa chỉ IP. Địa chỉ IP có dãy số rất khó nhớ đối với con người chúng ta. Vì thế, con người nghĩ ra một giao thức có thể chuyển đổi dãy số khó nhớ này thành một “cái tên” dễ nhớ hơn và đây chính là lý do DNS ra đời.
DNS là viết tắt của từ Domain Name System(tạm dịch: Hệ thống phân giải tên miền), là một hệ thống cho phép thiết lập tương ứng giữa địa chỉ IP và tên miền trên Internet.
Nhiệm vụ cơ bản của DNS là “dịch” một tên miền quen thuộc với người dùng (ví dụ: wiki.tino.org) thành một địa chỉ IP (ví dụ: 45.77.251.173) các máy tính sử dụng để nhận dạng chính xác nhau trên hệ thống mạng toàn cầu.
Lịch sử hình thành và phát triển của DNS
Thập kỷ 1970: Giai đoạn khởi đầu
- 1969: ARPANET, mạng thử nghiệm đầu tiên của Internet, được tạo ra bởi Cục Nghiên cứu Dự án Tiên tiến (ARPA) của Bộ Quốc phòng Hoa Kỳ.
- 1972: Một tệp văn bản được sử dụng để ánh xạ tên miền đầu tiên (hostname) vào địa chỉ IP xuất hiện trong hệ thống.
- 1973: Paul Mockapetris và Jon Postel, hai nhà khoa học máy tính bắt đầu nghiên cứu về hệ thống ánh xạ tên miền.
Thập kỷ 1980: Sự xuất hiện của DNS
- 1983: Paul Mockapetris phát triển mô hình DNS đầu tiên và viết tài liệu RFC 882, RFC 883 về giao thức DNS.
- 1984: Mô hình DNS chính thức được triển khai và thay thế hệ thống ánh xạ tên miền cũ.
Thập kỷ 2000 đến nay: Tiếp tục phát triển mạnh mẽ
- 2000s: Internet tăng trưởng nhanh chóng, đặt ra nhiều thách thức cho hệ thống DNS trong việc quản lý và cập nhật hàng tỷ tên miền.
- 2014: Internet Assigned Numbers Authority (IANA), tổ chức quản lý tài nguyên Internet quan trọng, chuyển giao vai trò quản lý chính thức cho ICANN (Internet Corporation for Assigned Names and Numbers).
- Ngày nay: DNS tiếp tục phát triển và nâng cấp giao thức, cải tiến khả năng bảo mật để đảm bảo hoạt động an toàn, hiệu quả.
Chức năng của DNS
Mỗi website có một tên miền (đường dẫn URL: Uniform Resource Locator) và một địa chỉ IP. Địa chỉ IP gồm 4 nhóm số cách nhau bằng dấu chấm (IPv4).
Khi bạn nhập tên website bạn muốn tìm vào thanh trình duyệt, trình duyệt sẽ đến thẳng website mà bạn không cần phải thông qua việc nhập địa chỉ IP của trang web. Quá trình “dịch” tên miền thành địa chỉ IP để cho trình duyệt hiểu và truy cập được vào website là công việc của một DNS server. Một DNS không thể “dịch” thành công mà các DNS sẽ trao đổi thông tin, trợ giúp qua lại với nhau để dịch tên miền thành địa chỉ IP và ngược lại. Nhờ DNS, người dùng chỉ cần nhớ tên miền, không cần phải nhớ địa chỉ IP.
Hiểu một cách đơn giản, domain (tên miền) là địa chỉ website của doanh nghiệp bạn. Nếu domain là địa chỉ nhà thì hosting chính là ngôi nhà mà địa chỉ đó dẫn tới. Tất cả các website trên Internet đều cần 1 web hosting. Khi khách hàng nhập tên miền của bạn vào trình duyệt, tên miền sẽ lập tức được chuyển đổi thành địa chỉ IP máy tính của công ty lưu trữ website của bạn. DNS chính là công cụ chuyển đổi tuyệt vời này.
Nguyên tắc hoạt động của DNS
- Mỗi nhà cung cấp dịch vụ đều có hệ thống DNS server riêng của mình để vận hành. Do đó, khi một trình duyệt yêu cầu địa chỉ IP của một website dựa vào URL thì DNS server làm nhiệm vụ “dịch” tên website này bắt buộc là DNS server của chính tổ chức quản lý website đó chứ không phải thông qua nhà cung cấp nào khác.
- INTERNIC (Internet Network Information Center) có trách nhiệm theo dõi các tên miền và các DNS server tương ứng. Đây là một tổ chức được thành lập bởi NFS (National Science Foundation) chịu trách nhiệm đăng ký các tên miền của Internet. Nhiệm vụ của INTERNIC không phải là “dịch” tên website sang địa chỉ IP mà là theo dõi, quản lý tất cả các DNS server trên Internet .
- DNS có khả năng truy vấn các DNS server khác để có được tên miền đã được “dịch”.
- DNS server có khả năng lưu lại những tên miền đã được “dịch” để thuân lợi sử dụng cho những yêu cầu “dịch” lần sau. Tuy nhiên, không phải bất cứ tên miền nào cũng được lưu lại mà số lượng tên lưu lại sẽ phụ thuộc vào quy mô của DNS.
Các DNS server có 2 nhiệm vụ chính:
- “Dịch” tên từ các máy bên trong miền về địa chỉ IP của Internet.
- Trả lời các DNS server khác đang cố gắng “dịch những cái tên thuộc miền nó quản lý
Vai trò của DNS trong việc kết nối mạng và duyệt web
Trước đây, mỗi lần truy cập vào website người ta cần phải ghi nhớ chính xác các địa chỉ phức tạp và khó hiểu. Tuy nhiên, hệ thống DNS ra đời đã xoá tan đi gánh nặng đó.
Với tính năng ghi nhớ những tên miền đã được “dịch” và ưu tiên sử dụng cho những lần truy cập sau, DNS giúp người dùng tiết kiệm rất nhiều thời gian khi truy cập vào những website đã từng sử dụng.
Nhờ DNS, người dùng có thể sử dụng nhiều dịch vụ mạng như tìm kiếm thông tin, xem phim, chơi game, đăng nhập các website,…Người dùng sẽ không thể duyệt Internet nhanh chóng và dễ dàng như ngày nay nếu không có DNS.
Mỗi ngày có hàng triệu người đang thêm và thay đổi tên miền cũng như địa chỉ IP, hàng tỷ địa chỉ IP đang được sử dụng. Song song đó, DNS server cũng xử lý vô số yêu cầu trên Internet mọi lúc mọi nơi. Do đó, hiệu suất mạng và cách giao thức Internet là vấn đề hàng đầu ảnh hưởng đến hoạt động của DNS server. Tuỳ vào mục đích sử dụng riêng mà bạn có thể chọn DNS server với tốc độ biên dịch phù hợp.
Các loại DNS Server
Root Name Servers
Hay còn được gọi là Name Server. Đây được xem là Server quan trọng nhất trong hệ thống cấp bậc của DNS. Hiểu đơn giản, Root Name Server chính là một thư viện để định hướng tìm kiếm cho bạn.
Theo quá trình hoạt động, sau khi nhận yêu cầu từ DNS Recursive Resolver, Root Name Server sẽ phản hồi rằng nó cần tìm trong các top-level domain name servers (TLD Name Servers) cụ thể nào đó.
DNS Recursor
DNS Recursor đóng vai trò liên lạc với các Server khác nhằm phản hồi đến trình duyệt người dùng. Trong quá trình lấy thông tin, sẽ có những trường hợp DNS Recursor cần đến sự giúp đỡ của Root DNS Server.
TLD Nameserver
TLD Nameserver là server dành riêng cho loại Top-level domain. Được xem là nhà quản lý toàn bộ hệ thống thông tin của một phần mở rộng tên miền chung.
Theo trình tự, TLD Name Server sẽ phản hồi từ DNS Resolver, sau đó giới thiệu nó cho một Authoritative DNS Server – hay nơi chứa chính thức nguồn dữ liệu của tên miền đó.
Authoritative Nameserver
Khi DNS Resolver tìm thấy Authoritative Nameserver sẽ là lúc mà việc phân giải tên miền diễn ra.
Mặt khác, Authoritative Name Server có chứa thông tin cho biết tên miền đang gắn với địa chỉ nào. Nó sẽ cung cấp cho Recursive Resolver địa chỉ IP cần thiết tìm thấy trong danh mục những bản ghi của nó.
Danh sách DNS phổ biến nhất hiện nay
Google Public DNS Server
Được xem là một trong những DNS Server nhanh nhất và phổ biến nhất. Khi dùng DNS Server của Google trải nghiệm duyệt Web của bạn sẽ được nâng cấp, đồng thời độ bảo mật cũng cao hơn.
Để sử dụng Google Public DNS Server, hãy thay cấu hình cài đặt hệ thống mạng của bạn bằng địa chỉ IP dưới đây:
- Preferred DNS server: 8.8.8.8
- Alternate DNS server: 8.8.4.4
OpenDNS
Dựa trên nền tảng đám mây, OpenDNS cũng là một trong các DNS Server nhanh nhất chỉ xếp sau DNS Server của Google. Hệ thống này sẽ bảo vệ tối đa cho máy tính của bạn trước những cuộc tấn công trên mạng Internet.
Để sử dụng OpenDNS Server, hãy thay cấu hình cài đặt hệ thống mạng của bạn bằng địa chỉ IP dưới đây:
- 208.67.222.222
- 208.67.222.220
Comodo Secure DNS
Comodo Secure DNS mang lại cho mạng một trải nghiệm duyệt web vô cùng tuyệt vời. Bạn có thể lướt tất cả các trang web một cách dễ dàng và hoàn toàn an toàn mà không cần phải cài đặt bất kỳ phần cứng hoặc chương trình hỗ trợ thứ 3 nào cả!
Để sử dụng Comodo Secure DNS, hãy thay cấu hình cài đặt hệ thống mạng của bạn bằng địa chỉ IP dưới đây:
- Primary DNS Server: 8.26.56.26
- Secondary DNS Server: 8.20.247.20
Ngoài ra, còn có một số DNS phổ biến khác như:
- DNS Cloudflare
- DNS VNPT
- DNS Viettel
- DNS FPT
Thủ thuật với DNS
Cách thay đổi DNS server trong máy tính
Để thay đổi DNS server bạn hãy thực hiện các bước dưới đây:
Bước 1: Vào Start Menu => Control Panel
Bước 2: Chọn mục Network and Sharing Center.
Bước 3: Chọn Change Adapter Settings ở menu bên trái.
Bước 4: Nhấn chuột trái vào mạng internet mà máy tính bạn đang kết nối (có biểu tượng sóng) -> chọn Properties.
Bước 5: Chọn mục Internet Protocol Version 4 -> nhấn vào Properties.
Bước 6: Trong Internet Protocol Version 4 lựa chọn Use the following DNS server addresses và tiến hành đổi DNS tại đây.
Giả sử bạn sử dụng DNS Google. Nhập vào 2 trường:
- Alternative DNS server: 8.8.8.8.
- Preferred DNS server: 8.8.4.4.
Trong đó:
- Preferred DNS Server: Là máy chủ DNS chính mà máy tính sẽ liên hệ đầu tiên khi cần phân giải tên miền.
- Alternative DNS Server: Là máy chủ DNS dự phòng, sẽ được sử dụng nếu Preferred DNS Server không khả dụng hoặc không trả lời.
Nên sử dụng DNS miễn phí hay DNS trả phí?
Trong phần trên, chúng ta đã tìm hiểu và thực hành chuyển đổi sang một DNS công cộng hoàn toàn miễn phí rồi đấy! Nhưng lại có rất nhiều nhà cung cấp DNS trả phí. Vậy, có nên sử dụng DNS trả phí hay không?
Sau đây, TinoHost sẽ nêu ra một số lợi ích khi sử dụng DNS trả phí nhé!
- DDNS: Giúp ánh xạ tên miền chính xác hơn khớp với đjai chỉ IP và bạn có thể truy cập vào máy tính của bạn từ bất cứ đâu trên thế giới.
- DNS phụ: nếu bỗng dưng DNS chính của bạn bị sự cố, DNS dự phòng sẽ giúp tên miền không bị “sập”.
- Nâng cao bảo mật: với những đơn vị cung cấp DNS trả phí, họ sẽ có phương pháp xác thực 2 yếu tố gia tăng bảo mật cho tên miền của bạn.
- Giao diện quản lý: khi trả phí, bạn sẽ có một công cụ quản lý DNS hiệu quả hơn, trực quan hơn.
- Hiệu suất cao, nhanh hơn, đáng tin tưởng hơn: dĩ nhiên, khi trả phí các nhà cung cấp sẽ phải đảm bảo thoả thuận cung cấp dịch vụ (SLA) cho khách hàng. Vì thế, tỉ lệ phân giải của DNS sẽ cao hơn miễn phí và đạt từ 99 – 100%.
- Ngoài ra, dịch vụ chăm sóc khách hàng khi bạn gặp sự cố về DNS cũng là một yếu tố quan trọng khi bạn trả phí đấy!
DNS là một phần vô cùng thiết yếu và quan trọng trong quản trị mạng và website. Qua bài viết trên, TinoHost hy vọng bạn sẽ hiểu rõ hơn về DNS là gì cũng như biết cách thay đổi DNS để có thể truy cập vào những website bị chặn nhé!
Những câu hỏi thường gặp về DNS
Được đăng ký tối thiểu và tối đa bao nhiêu DNS cho 1 tên miền?
Bạn được phép đăng ký tối thiểu là 2 và tối đa là 13 máy chủ DNS cho 1 tên miền. Bạn có thể liên hệ với nhà đăng ký tên miền để có thể có thông tin chi tiết hơn.
Thay đổi DNS server có nguy hiểm gì không?
Chuyển từ máy chủ DNS hiện tại sang máy chủ khác rất an toàn và sẽ không bao giờ gây hại cho máy tính hoặc thiết bị của bạn. Để thay đổi máy chủ DNS ở cấp bộ định tuyến hoặc cấp máy tính, hãy vào cài đặt Mạng và chuyển sang số máy chủ DNS mới.
Địa chỉ IP là gì?
Địa chỉ IP (viết tắt: Internet Protocol, tạm dịch: giao thức Internet) là số định dạng cho một phần cứng mạng, các thiết bị sử dụng địa chỉ IP để liên lạc với nhau qua mạng dựa trên IP như mạng Internet.
Hầu hết các địa chỉ IP có dạng như sau: 151.101.65.121, đây là địa chỉ IPv4. Một số địa chỉ IP khác có dạng: 2001:4860:4860::8844, đây là địa chỉ IPv6.
Đổi DNS trên điện thoại có dễ không?
Việc đổi DNS trên điện thoại vô cùng đơn giản, người dùng không cần phải thực hiện nhiều thao tác phức tạp như trên máy tính. Đối với hai nền tảng phổ biến nhất là Android và IOS, bạn chỉ việc tải về những ứng dụng có sẵn trên AppStore và CH Play và chạy những ứng dụng này là bạn đã có thể đổi DNS cho cả wifi và mạng di động của mình.
DNS Cache là gì?
DNS Cache là bộ nhớ đệm của các kết quả truy vấn DNS trước đó, giúp giảm thời gian truy cập trang web bằng cách không cần phải truy vấn lại từ đầu.
Từ khóa » Dịch Vụ Dns được Dùng để
-
Hệ Thống Phân Giải Tên Miền – Wikipedia Tiếng Việt
-
DNS Là Gì? Chức Năng Của DNS Server Dùng để Làm Gì? - FPT Cloud
-
DNS Là Gì? - EFY Việt Nam
-
DNS Là Gì? Tầm Quan Trọng Của DNS Trong Thế Giới Mạng
-
DNS Là Gì? Chức Năng Của DNS? Nguyên Tắc Làm Việc Của DNS
-
DNS Là Gì, Sử Dụng Thế Nào?
-
DNS Là Gì? Giao Thức DNS Dùng để Làm Gì? - Vietnix
-
DNS Là Gì? Cách Sử Dụng Và Trỏ Tên Miền Với Các Loại DNS Server
-
DNS Server Là Gì Và Các Chức Năng Của DNS Server - Semtek
-
Dịch Vụ DNS Server Có Chức Năng Chính Là Gì? - Trắc Nghiệm Online
-
DNS Là Gì? Tìm Hiểu Về Vai Trò Của DNS
-
DNS Server Là Gì? Một Số đặc điểm Của DNS Server
-
DNS Là Gì? Tầm Quan Trọng Của DNS Trong Internet Và Website
-
Domain Name System Là Gì? Cách Thức Hoạt động Của DNS