Độ ẩm An Toàn Của Dược Liệu - Yêu Tố ảnh Hưởng đến Quá Trình Bảo ...
Trong quá trình bảo quản dược liệu thì cần phải quan tâm đến độ ẩm trước nhất. Độ ẩm quá thấp hoặc quá cao đều làm giảm và hư hỏng dược liệu. Độ ẩm cao sẽ tạo ra môi trường để các loại vi khuẩn, nấm mốc, sâu bọ phát triển. Chúng sẽ làm hư và biến chất dược liệu. Nên các cơ sở cũng như nhà thuốc đang trữ dược liệu cần phải lưu tâm vấn đề độ ẩm an toàn của dược liệu.
Độ ẩm không khí an toàn của các vị thuốc nam , bắc, dược liệu
Mỗi loại dược liệu sẽ đòi hỏi mức độ ẩm an toàn khác nhau. Nhưng qua nghiên cứu thực tế thì độ ẩm an toàn chung của các loại dược liệu là 60-65%. Cần hạn chế độ ẩm cao có thể xuất hiện ở nơi lưu trữ bằng cách xây nơi lưu trữ đúng chuẩn. Cần trang bị các thiết bị cần thiết để hạ độ ẩm khi cần thiết. Bên cạnh đó cũng cần lập kế hoạch vệ sinh, phơi sấy thông gió định kỳ. Bao bì đóng gói phải có khả năng chống thẩm thấu hơi ẩm tốt. Có thể sử dụng thêm các loại giấy chống ẩm hoặc túi hút ẩm để chống ẩm mốc cho dược liệu.
Những yếu tố khác ảnh hưởng đến quá trình bảo quản dược liệu
Nhiệt độ
Nhiệt độ tối ưu nhất trong bảo quản dược liệu là 25 độ C. Nhiệt độ cao và môi trường khô thoáng giúp tránh mốc tốt hơn. Tuy nhiên nhiệt độ cao sẽ làm cho tinh dầu bay hơi và chất béo bị biến chất. Nhiệt độ cao kết hợp với môi trường ẩm sẽ làm nấm mốc và các loại sâu bọ sinh trưởng nhanh hơn. Vì vậy nhiệt độ cao mang đến nhiều tác hại do kéo theo các yếu tố liên quan. Nên trang bị các loại điều hòa trong kho lưu trữ. Nếu lưu trữ với lượng dược liệu nhiều cần thiết lập kế hoạch thông gió và đảo kho định kỳ.
Bao bì đóng gói
Bao bì cần phải phù hợp với loại dược phẩm. Bao bì nếu không đạt chất lượng sẽ làm dược liệu bị nấm mốc và hư hỏng. Quá trình đóng gói kém chất lượng cũng sẽ làm nát hoặc hư hỏng dược liệu. Đối với các dược liệu dạng bột tốt nhất là nên sử dụng túi nhôm. Túi nhôm có khả năng chống thẩm thấu tốt nên hơi nước và oxy không bị xâm nhập.
Nấm mốc – vi khuẩn
Dược liệu bị nấm mốc là tình trạng thường gặp trong quá trình bảo quản. Môi trường nóng ẩm ở nước ta rất dễ tạo điều kiện thuận lợi cho nấm mốc phát triển. Mốc không những làm hư thành phần bên trong nguyên liệu mà còn sản sinh độc tố. Tốt nhất là khi nhập sản phẩm vào kho cần xử lý để tránh mốc. Trong quá trình lưu trữ, nếu có nấm mốc thì phả tách riêng phần dược liệu đó ra và xử lý. Thời gian bảo quản càng lâu thì khả năng xuất hiện mốc càng nhiều. Vì vậy nên có kế hoạch sử dụng càng sớm càng tốt. Sử dụng các loại gói hút ẩm hoặc gói hút oxy để giảm khả năng phát triển của nấm mốc.
Côn trùng – sâu bọ
Các loại côn trùng và ấu trùng của chúng có thể bị lẫn vào lúc thu hoạch dược liệu. Hoặc cũng có thể đã tiềm ẩn sâu mọt, mối, kiến ở nơi lưu trữ. Vì vậy nên cần phải kiểm tra kỹ kho dược liệu thường xuyên để phát hiện. Nếu phát hiện có sâu mọt phải xử lý ngay bằng cách phơi hay xông sinh. Nếu phát hiện có mối phải diệt ngay. Nên để dược liệu cách sàn và tường để tránh mối.
Thời gian bảo quản
Dược liệu cũng có tuổi thọ nên chất lượng của nó cũng thay đổi tùy theo thời gian bảo quản. Thời gian bảo quản càng lâu thì chất lượng sẽ càng đi xuống. Vì vậy doanh nghiệp cũng như các cửa hàng cần lưu ý và có kế hoạch mua bán hợp lý. Tránh tồn kho quá lâu làm dược liệu bị hư gây thiệt hại về mặt kinh tế.
Cách đo độ ẩm cho dược liệu
Không có loại dược liệu nào có thể khô tuyệt đối cả. Để bảo quản tốt cần đưa độ ẩm xuống dưới mức độ ẩm an toàn của loại dược liệu đó. Vậy nên xác định độ ẩm trong dược liệu là điểu cần thiết. Công tác xác định cũng là công việc đầu tiên phải làm trước khi xem dược liệu đó có chất lượng ra sao.
Sấy dược liệu
Các loại lá, rể, thân cần được chia nhỏ khi xác định độ ẩm. Các loại nụ hoa hạt nhỏ thì có thể xác định trực tiếp, không cần chia nhỏ.
Dùng dung môi
Đối với các dược liệu chưa lượng tinh dầu cao trên 2% thì chỉ có thể các định độ ẩm bằng phương pháp dùng dung môi. Còn hầu hết các loại khác thì có thể dùng phương pháp sấy.
Dùng máy đo độ ẩm
Máy phù hợp để đo nhanh khi chế biến, lưu trữ và vận chuyển. Máy hoạt động trên nguyên lý đo điện trở và từ đó tính ra độ ẩm của dược liệu.
Khi sử dụng và bảo quản dược liệu cần phải biết rõ độ ẩm an toàn của dược liệu để giữ cho độ ẩm nằm dưới mức an toàn. Dược liệu cũng như những loại thực phẩm khác. Nếu độ ẩm quá cao sẽ bị hư và biến chất, không thể sử dụng được.
Chia sẻ:
Từ khóa » độ ẩm Dược Liệu Là Gì
-
5. Xác định độ ẩm Trong Dược Liệu
-
Các Cách đo độ ẩm Cho Dược Liệu
-
Xác định độ ẩm Trong Duợc Liệu - Hội Bác Sỹ
-
Bài Giảng Kỹ Thuật Thu Hái, Chế Biến, Phơi Sấy Và Bảo Quản Dược Liệu
-
Độ ẩm An Toàn Của Dược Liệu - Hướng Dẫn Bảo Quản ... - Top Pack
-
Xác định độ ẩm Trong Dược Phẩm - Pacific LAB
-
XÁC ĐINH ĐỘ ẨM TRONG DƯỢC LIỆU - 123doc
-
Xác định Tiêu Chuẩn Của Dược Liệu
-
XÁC ĐỊNH ĐỘ ẨM TRONG DƯỢC LIỆU, NHẬN THỨC BỘT ... - Issuu
-
Dược Liệu Là Gì? Dược Liệu Có Vai Trò Gì, Kiểm Nghiệm Dược Liệu?
-
Bảo Quản Dược Liệu Như Thế Nào Cho đúng
-
CÁC PHƯƠNG PHÁP ĐỂ ĐÁNH GIÁ DƯỢC LIỆU
-
[PDF] Dươc LIÊU - VNRAS
-
Cách Bảo Quản Dược Liệu, Cần Là Gì để Dược Liệu Không Giảm Chất ...