Độ ẩm Không Khí Là Gì? Bao Nhiêu Là Cao? Độ ẩm Bao Nhiêu Là Tốt?
Có thể bạn quan tâm
Độ ẩm luôn tồn tại trong môi trường sống xung quanh chúng ta và tác động trực tiếp đến sức khỏe. Tuy nhiên, không nhiều người hiểu hết vai trò và tầm quan trọng của yếu tố này. Hãy cùng khám phá độ ẩm không khí là gì và các kiến thức liên quan trong bài viết sau đây nhé!
Độ ẩm không khí là gì?
Độ ẩm tiếng Anh là Humidity, là thuật ngữ dùng để chỉ mức hơi nước có trong không khí.
Độ ẩm là mức hơi nước có trong không khí
Độ ẩm không khí chịu ảnh hưởng của nhiệt độ môi trường, áp suất và gió. Trong đó, nhiệt độ là yếu tố có tác động trực tiếp nhất.
Khi nhiệt độ tăng cao vào các tháng mùa hè, độ ẩm không khí sẽ giảm xuống thấp. Ngược lại, trong các tháng mùa đông, độ ẩm tăng cao và có thể đạt được mức bão hòa. Do đó, con người có thể áp dụng thay đổi và kiểm soát độ ẩm phù hợp bằng cách điều chỉnh nhiệt độ.
Một số thuật ngữ liên quan đến độ ẩm không khí
Độ ẩm 70 là gì?
Là chỉ số thể hiện mức độ ẩm môi trường tại một thời điểm cụ thể hiển thị trên dụng cụ đo độ ẩm.
Độ ẩm 70 nằm trong ngưỡng cho phép
Như chúng ta đã biết, ngưỡng độ ẩm thích hợp với con người là từ 40-70%. Nếu độ ẩm là 70% chứng tỏ môi trường đó phù hợp để con người sinh hoạt và làm việc, đảm bảo sức khỏe.
Độ ẩm bão hòa là bao nhiêu?
Độ ẩm bão hòa hay còn gọi là độ ẩm cực đại là khi độ ẩm trong không khí đạt mức trên 80-100%. Nói một cách đơn giản, lúc này hơi nước trong không khí đạt mức tối đa, không thể bốc hơi và bay thêm vào môi trường nữa.
Nếu trạng thái này duy trì trong thời gian dài sẽ dẫn đến tình trạng nấm mốc trên các bề mặt và gây khó chịu cho con người.
Độ ẩm bao nhiêu là mưa?
Mưa là kết quả của quá trình ngưng tụ hơi nước. Do đó, mưa và độ ẩm có mối liên hệ chặt chẽ với nhau. Thông thường, khi lượng nước trong không khí đạt mức bão hòa (độ ẩm tương đối là 100%) kết hợp với điều kiện nhiệt độ thích hợp thì sẽ tạo thành mưa.
Độ ẩm bão hòa có thể gây mưa
Độ ẩm không khí bao nhiêu là tốt?
Các nhà khoa học đã nghiên cứu và tìm ra câu trả lời cho vấn đề độ ẩm như thế nào là tốt. Với con người, độ ẩm không khí thích hợp dao động trong khoảng từ 40-70%, riêng với trẻ sơ sinh thì độ ẩm lý tưởng là từ 40-60%.
Ở mức độ ẩm này, các loại vi khuẩn, nấm mốc gây hại thường được kiểm soát và không phát triển quá mức. Trong các tòa nhà lớn hay bệnh viện, độ ẩm không khí được thiết lập và duy trì ở mức trung bình khoảng 55%.
Bệnh viện sử dụng máy hút ẩm để duy trì độ ẩm 55%
Việt Nam là nước có khí hậu nhiệt đới gió mùa với các mùa riêng biệt, do đó độ ẩm ở Việt Nam cũng thay đổi theo thời tiết. Trong đó, có hai trạng thái phổ biến nhất là độ ẩm cao và độ ẩm thấp.
Độ ẩm cao
Vậy độ ẩm bao nhiêu là cao? Theo ý kiến của các chuyên gia thì độ ẩm trên 80% được đánh giá là cao. Cách nhận biết độ ẩm cao trên thực tế là tình trạng ngưng tụ hơi nước trên cửa sổ, đọng nước trên nền nhà, tường bằng thạch cao hoặc ốp gạch…
Độ ẩm thấp
Nếu bạn cảm thấy da bị khô, căng, mẩn ngứa và không khí khô hanh với mức độ ẩm dưới 40% thì có nghĩa là độ ẩm không khí thấp.
Xem thêm: Nhiệt độ và độ ẩm phòng thích hợp cho trẻ sơ sinh là bao nhiêu?
Tác hại khi độ ẩm không khí quá cao hoặc quá thấp
Khi độ ẩm quá thấp
Độ ẩm thấp thường xảy ra vào mùa hè nắng nóng hoặc mùa đông hanh khô và ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của mọi người.
Độ ẩm thấp khiến cơ thể mệt mỏi, suy nhược
- Độ ẩm quá thấp gây cảm giác khó thở, hít thở khô, khiến cơ thể suy nhược, mệt mỏi, làm giảm sút năng suất công việc và hiệu quả học tập.
- Cơ thể thoát nước nhanh hơn gây nên hiện tượng khô nẻ, bong tróc da, các vết thương hở lâu lành…
- Đối với trẻ nhỏ có thể xuất hiện các vấn đề về đường hô hấp như các bệnh về khí quản, phổi.
Khi độ ẩm quá cao
Độ ẩm thấp gây ra nhiều bất tiện cho con người, vậy độ ẩm cao thì sao?
- Độ ẩm cao khiến cơ thể khó thoát hơi nước qua da, gây nên cảm giác bí bách, khó chịu trong người.
- Tạo điều kiện thuận lợi cho các loại nấm mốc, virus, vi khuẩn gây hại phát triển, lây lan làm bùng phát nhiều dịch bệnh và các bệnh lý như viêm da, dị ứng thời tiết, viêm phế quản, hen suyễn...
- Hiện tượng nấm mốc trên các bề mặt như sàn, tường, trần nhà..., mùi ẩm mốc từ quần áo, chăn gối, ghế sofa… và gây hỏng hóc cho các thiết bị điện tử trong gia đình.
- Hiện tượng đọng nước trên sàn nhà gây trơn trượt, di chuyển khó khăn và nguy hiểm cho người già, trẻ nhỏ.
Tình trạng nấm mốc khi độ ẩm cao
Cách khắc phục khi độ ẩm không phù hợp
- Nếu độ ẩm quá thấp, bạn có thể sử dụng thêm các thiết bị tạo ẩm như máy phun sương để tăng thêm độ ẩm cho không khí trong nhà
Sử dụng máy phun sương khi độ ẩm quá thấp
- Đóng kín cửa kết hợp với lau sàn, tường nhà, cửa kính, bật thông gió để nhà cửa luôn khô ráo khi độ ẩm cao.
- Sấy khô quần áo và các vật dụng để hạn chế sự phát triển của nấm mốc gây hại.
- Tiêm phòng cúm hằng năm cho cả gia đình, đặc biệt là người già và trẻ nhỏ để phòng tránh các bệnh hô hấp như bệnh cúm.
- Sử dụng máy hút ẩm hoặc chế độ Dry (làm khô) của điều hòa để hút bớt hơi ẩm trong phòng. Tuy nhiên, nên lựa chọn máy hút ẩm cho các không gian có diện tích rộng và nhiều thiết bị như bệnh viện, trường học, kho chứa đồ…
Sử dụng máy hút ẩm hoặc điều hòa trong mùa nồm
Trên đây là tổng hợp kiến thức liên quan đến độ ẩm không khí. Các bạn nhớ thường xuyên cập nhật tình hình độ ẩm hằng ngày để bảo vệ sức khỏe nhé!
Từ khóa » độ ẩm Không Khí Là J
-
Độ ẩm Và Sức Khỏe - Vinmec
-
Độ ẩm Không Khí Là Gì? Cách Giảm độ ẩm Trong Phòng Hiệu Quả
-
Độ ẩm Không Khí Là Gì? Phân Loại độ ẩm Không Khí Và độ ... - Chợ Lab
-
Độ ẩm Không Khí Là Gì? Cách Xử Lý Khi độ ẩm Quá Cao - Yên Phát
-
Độ ẩm Không Khí Là Gì? Nếu Nói độ ẩm 100% Nó Có Nghĩa Là Không ...
-
Độ ẩm Không Khí Là Gì? - Thiết Bị đo đạc
-
Độ ẩm 70 Là Gì? Độ ẩm Không Khí ở Việt Nam Như Thế Nào?
-
Độ ẩm Không Khí Là Gì? Độ ẩm Tiêu Chuẩn Trong Phòng Là Bao Nhiêu?
-
Độ ẩm Không Khí Là Gì? Tại Sao Chúng Ta Cảm Thấy Nóng Hơn Khi Trời ...
-
Độ ẩm Không Khí Là Gì? Đâu Là độ ẩm Tốt Nhất Cho Không Gian Sống
-
ĐỘ ẨM LÀ GÌ VÀ NHỮNG ĐIỀU CẦN BIẾT ĐỂ BẢO QUẢN MÁY ...
-
Độ ẩm Trong Không Khí Và Những điều Bạn Chưa Biết
-
Độ ẩm Không Khí Là Gì? Tại Sao độ ẩm Không Khí Lại Là Vấn đề?
-
Độ ẩm Không Khí Là Gì? 4 Cách Chăm Sóc Sức Khỏe Gia đình