ĐỒ ÁN NGHIÊN CỨU CHẨN ĐOÁN HỆ THỐNG LÁI TRÊN Ô TÔ VIOS

MỤC LỤC

Lời mở đầu.

Chương 1. Giới thiệu chung về xe Toyota Vios.

1.1. Giới thiệu chung về xe Toyota Vios.

1.2. Thông số kỹ thuật của xe Toyota Vios.

Chương 2. Đặc điểm kết cấu hệ thống lái xe Toyota Vios.

2.1. Giới thiệu chung về hệ thống lái ô tô.

2.1.1. Công dụng, phân loại, yêu cầu.

2.1.2.Một số cơ cấu lái thường dùng trên xe ô tô.

2.2.Phân tích kết cấu hệ thống lái xe Toyota Vios.

2.2.1.Bố trí chung hệ thống lái xe Toyota Vios.

 2.2.2.Cơ cấu lái.

2.2.3. Dẫn động lái.

2.2.4.Trợ lực lái.

2.2.5.Tính tùy động hệ thống lái xe Toyota Vios.

Chương 3. Tính toán kiểm nghiệm hệ thống lái xe Toyota Vios.

3.1. Thông số đầu vào.

3.2. Tính toán kiểm nghiệm hình thang lái xe Toyota Vios.

3.2.1. Cơ sở lý thuyết tính toán kiểm tra động học hình thang lái.

 3.2.2. Trình tự tính toán kiểm nghiệm hình thang lái.

3.3. Tính toán kiểm bền cho các chi tiết cơ bản của hệ thống lái.

3.3.1. Xác định mômen cản quay vòng.

3.3.2. Xác định lực cực đại tác dụng lên vành tay lái.

3.3.3.  Tính bền cơ cấu lái bánh răng trụ – thanh răng.

3.3.4. Tính bền trục lái.

3.3.5.  Tính bền đòn kéo ngang.

3.3.6. Tính bền đòn kéo dọc.

3.3.7. Tính bền thanh nối bên của dẫn động lái.

3.3.8. Tính bền khớp cầu.

Chương 4.Chẩn đoán kỹ thuật hệ thống lái xe Toyota Vios.

4.1.Khái niệm chẩn đoán kỹ thuật.

4.1.1.Khái niệm chẩn đoán kỹ thuật ô tô.

4.1.2.Mục đích chẩn đoán kỹ thuật.

4.1.3.Ý nghĩa của chẩn đoán kỹ thuật.

4.1.4.Các phương pháp chẩn đoán.

4.2.Chẩn đoán kỹ thuật hệ thống lái xe Toyota Vios.

 4.2.1.Các hư hỏng và thông số chẩn đoán của hệ thống lái.

4.2.2.Phương pháp kiểm tra xác định các thông số chẩn đoán.

Kết luận.

Tài liệu tham khảo.

 LỜI MỞ ĐẦU

   Ngành ô tô giữ một vị trí quan trọng trong sự phát triển của xã hội. Ô tô được dùng phổ biến trong nền kinh tế quốc dân ở nhiều lĩnh vực khác nhau như công nghiệp, nông nghiệp, lâm nghiệp, giao thông vận tải, quốc phòng an ninh…

   Trên nền tảng của đất nước đang trên đà phát triển lớn mạnh về kinh tế ngành công nghiệp ô tô ở nước ta ngày càng được chú trọng và phát triển. Thể hiện bởi các liên doanh lắp ráp ô tô giữa nước ta với nước ngoài ngày càng phát triển rộng lớn trên hầu hết các tỉnh của cả nước như: FORD, TOYOTA, DAEWOO ... Một vấn đề lớn đặt ra đó là việc nắm vững lý thuyết, kết cấu của các loại xe hiện đại, của từng hệ thống trên xe để từ đó khai thác và sử dụng xe một cách có hiệu quả cao, đáp ứng yêu cầu giữ tốt, dùng bền, an toàn, tiết kiệm.

   Một trong những hệ thống quan trọng của ô tô là hệ thống lái. Hệ thống này có chức năng điều khiển hướng chuyển động của ô tô, đảm bảo tính năng ổn định chuyển động thẳng cũng như quay vòng của bánh xe dẫn hướng. Trong quá trình chuyển động hệ thống lái có ảnh hưởng rất lớn đến an toàn chuyển động và quỹ đạo chuyển động của ô tô, đặc biệt đối với xe có tốc độ cao. Do đó người ta không ngừng cải tiến hệ thống lái để nâng cao tính năng của nó.

   Xuất phát từ những yêu cầu và đặc điểm đó, em đã được giao thực hiện nhiệm vụ đồ án tốt nghiệp với đề tài Nghiên cứu chẩn đoán hệ thống lái trên ô tô Vios” . Nội dung phần thuyết minh đồ án bao gồm:

Lời mở đầu.

Chương 1. Giới thiệu chung về ô tô Toyota Vios

Chương 2. Phân tích đặc điểm kết cấu hệ thống lái ô tô Toyota Vios

Chương 3. Tính toán kiểm nghiệm HT lái ô tô Toyota Vios

Chương 4. Chẩn đoán kĩ thuật hệ thống lái ô tô Toyota Vios

Kết luận.

Tài liệu tham khảo.

CHƯƠNG 1

GIỚI THIỆU CHUNG VỀ XE TOYOTA VIOS

1.1. Giới thiệu chung về xe Toyota Vios

Toyota Vios là phiên bản Sedan cỡ nhỏ ra đời năm 2003 để thay thế cho dòng Soluna ở thị trường Đông Nam Á và Trung Quốc. Thế hệ Vios đầu tiên  là một phần trong dự án hợp tác giữa các kĩ sư Thái Lan và những nhà thiết kế Nhật của Toyota được sản xuất tại nhà máy Toyota Gateway, tỉnh Chachoengsao, Thái Lan.

Xe Vios có kích thước lớn hơn xe đời cũ. Trang bị an toàn và tiện nghi có nhiều cải tiến. Về ngoại thất, thay đổi lớn nhất là lưới tản nhiệt có cấu trúc hình chữ V, cụm đèn hậu nhô ra ngoài, đèn xi-nhan tích hợp trên gương (gương có thể gập lại khi không sử dụng), vành hợp kim thiết kế mới.... 

1.2. Một số đặc tính kỹ thuật của xe Toyota Vios

1.2.1 Động cơ 1NZ-FE (DOHC 16 xu páp với VVT-i)

Động cơ sử dụng trên xe Toyota Vios là loại động cơ xăng 4 kỳ , với 4 xy lanh đặt thẳng hàng, thứ tự làm việc 1- 3- 2- 4. Động cơ sử dụng trục cam kép, dẫn động bằng đai với công nghệ điều khiển đóng mở xu páp thông minh (VVT- i), giúp cho xe tiết kiệm nhiên liệu và bảo vệ môi trường.

- Công suất tối đa: 107 HP / 6000 rpm. - Mô men xoắn tối đa: 144 Nm / 4200 rpm. 

1.2.2 Hệ thống truyền lực

- Ly hợp: Loại 1 đĩa ma sát khô, thường đóng , có lò xo ép hình đĩa, dẫn động cơ khí kiểu cáp. Ở loại ly hợp này sử dụng lò xo dạng đĩa hình côn từ đó có thể tận dụng kết cấu này để đóng mở ly hợp mà không cần phải có đòn mở riêng. Mặt đáy của lò xo được tì trực tiếp vào đĩa ép, phần giữa của lò xo được liên kết với vỏ. Mặt đỉnh của lò xo sẽ được sử dụng để mở ly hợp khi bạc mở ép lên nó.

- Hộp số:+ Đối với phiên bản 1.5G là tự động 4 cấp.

               + Đối với phiên bản 1.5E là hộp số thường 5 cấp.

1.2.3. Hệ thống phanh

Hệ thống phanh xe Toyota Vios bao gồm hệ thống phanh chân và phanh dừng (phanh tay).

Hệ thống phanh chân có dẫn dộng phanh thuỷ lực, trợ lực chân không, hai dòng chéo nhau, sử dụng cơ cấu phanh đĩa ở cả bánh trước và bánh sau. Bộ trợ lực phanh và xi lanh chính được ghép với nhau thành một khối. Ty đẩy của bàn đạp phanh trước khi tác dụng vào pittông trong xi lanh chính có liên hệ với van phân phối của bộ cường hoá nên khi phanh lực tác dụng lên pittông xi lanh chính bao gồm cả lực của người lái và lực của bộ trợ lực phanh.

1.2.4. Hệ thống lái

Hệ thống lái trên xe Toyota Vios là hệ thống lái cơ khí ,với tay lái trợ lực thủy lực, giúp tay lái nhẹ hơn khi chạy xe ở tốc độ thấp và trở lại mức bình thường khi xe chạy ở tốc độ cao.

 Hệ thống lái xe Toyota Vios bao gồm cơ cấu lái, dẫn động lái, và trợ lực lái.

 - Cơ cấu lái loại bánh răng trụ thanh răng, trong đó thanh răng làm luôn chức năng của thanh lái ngang trong hình thang lái.

 - Dẫn động lái gồm có: vành tay lái, vỏ trục lái, trục lái, truyền động các đăng, thanh lái ngang, cam quay và các khớp nối.

 - Trợ lực lái  gồm các bộ phận cơ bản: bơm dầu, van phân phối và xi lanh lực

1.2.6. Hệ thống điện

- Điện áp: 12 V.

- Máy phát: 12V- 65A.

- Động cơ khởi động: kiểu SD 80, công suất 0,8 KW.

- Ắc quy(mf): 12V- 35Ah.

- Hệ thống đánh lửa trực tiếp (DIS).

CHƯƠNG 2

ĐẶC ĐIỂM KẾT CẤU  HỆ THỐNG LÁI  XE TOYOTA VIOS

2.1. Giới thiệu chung về hệ thống lái ô tô

2.1.1. Công dụng, phân loại và yêu cầu đối với hệ thống lái trên xe ô tô.

a. Công dụng của hệ thống lái ô tô.

Hệ thống lái của ôtô dùng để thay đổi hướng chuyển động của ôtô nhờ  quay vòng các bánh xe dẫn hướng cũng như để giữ phương chuyển động thẳng  hay chuyển động quay vòng của ôtô khi cần thiết.

b. Phân loại hệ thống lái ô tô .

Có nhiều cách phân loại hệ thống lái trên xe ô tô:

* Theo cách bố trí vành tay lái :

- Hệ thống lái với vành tay lái bố trí bên trái;

- Hệ thống lái với vành tay lái bố trí bên phải.

* Theo số lượng cầu dẫn hướng:

- Hệ thống lái với các bánh dẫn hướng ở cầu trước;

- Hệ thống lái với các bánh dẫn hướng ở cầu sau;

2.1.2.Một số cơ cấu lái thường dùng trên xe ô tô

a. Cơ cấu lái trục vít- cung răng

  Cơ cấu lái loại trục vít cung răng có ưu điểm là giảm được trọng lượng và kích thước so với loại trục vít bánh răng. Cung răng có thể là cung răng thường  hoặc cung răng bên. Cung răng bên có ưu điểm là tiếp xúc theo toàn bộ chiều dài răng, do đó giảm được ứng suất tiếp xúc và răng ít hao mòn cho nên thường dùng ở ôtô tải cỡ lớn.

b.Cơ cấu lái trục vít- con lăn

Cơ cấu lái loại trục vít con lăn có những ưu điểm sau:

- Nhờ trục vít có dạng glôbôít cho nên mặc dù chiều dài trục vít không lớn nhưng sự tiếp xúc của các răng ăn khớp được lâu hơn và trên diện rộng hơn, có nghĩa là giảm được kích thước chung và giảm ứng suất tiếp xúc của các răng;

- Tải trọng tác dụng lên chi tiết tiếp xúc với nhau được phân tán, tuỳ theo loại ôtô mà có thể làm con lăn có từ hai đến bốn vòng ren;

- Tổn thất do ma sát ít hơn nhờ thay ma sát trượt bằng ma sát lăn;

2.2. Phân tích kết cấu hệ thống lái xe Toyota Vios

2.2.1. Bố trí chung hệ thống lái xe Toyota Vios

- Vành lái (vô lăng): vành lái cùng với trục lái có nhiệm vụ truyền lực quay vòng của người lái từ vành lái đến trục răng của cơ cấu lái.

- Cơ cấu lái: cơ cấu lái sử dụng trên xe Toyota Vios là cơ cấu lái bánh răng trụ và thanh răng. Nó có nhiệm vụ biến chuyển động quay của trục lái thành chuyển động góc của đòn quay đứng và khuyếch đại lực điều khiển trên vành tay lái.

- Dẫn động lái: dẫn động lái bao gồm trục lái, thanh ngang, trục rô tuyn, cam quay. Nó có nhiệm vụ biến chuyển động góc của đòn quay đứng thành chuyển động góc của trục bánh xe dẫn hướng.

2.2.3. Dẫn động lái

Dẫn động lái của xe Toyota Vios bao gồm trục lái chính và các thanh dẫn động.

Trục lái bao gồm trục lái chính truyền chuyển động quay của vô lăng tới cơ cấu lái và ống đỡ trục lái để cố định trục lái chính vào thân xe. Đầu phía trên của trục lái chính được làm thon và xẻ hình răng cưa, vô lăng được xiết vào trục lái bằng một đai ốc

Trục lái của xe Toyota Vios dạng ống lồng liên kết với cơ cấu lái nhờ khớp các đăng.

2.2.4. Trợ lực lái

Trợ lực lái trên xe Toyota Vios là hệ thống trợ lực thủy lực. Trong đó van phân phối, xy lanh lực đặt chung trong cơ cấu lái. Thanh răng của cơ cấu lái cũng đồng thời là xy lanh lực của hệ thống trợ lực.

- Ưu điểm của kiểu bố trí này là kích thước nhỏ gọn, và có độ nhạy cao.

- Nhược điểm của kiểu bố trí này là kết cấu phức tạp, các chi tiết của dẫn động lái chịu tải trọng lớn.

2.2.5. Tính tùy động hệ thống lái xe Toyota Vios

Muốn giữ nguyên góc quay của xe, người lái ngừng đánh tay lái và giữ nguyên lực tác dụng đặt lên vành tay lái. Tại thời điểm này thì van phân phối ở vị trí mở để cung cấp dầu cao áp cho một khoang của xi lanh lực. Do có tác dụng của dầu có áp suất cao ở khoang công tác vẫn tiếp tục đẩy xi lanh lực chuyển động, làm cho thanh răng chuyển động, đồng thời lúc này trục răng đứng im do người lái ngừng đánh tay lái. 

CHƯƠNG 3

TÍNH TOÁN KIỂM NGHIỆM HỆ THỐNG LÁI XE TOYOTA VIOS

3.1. Thông số đầu vào

Thông số đầu vào cho tính toán kiểm tra động học hình thang lái, và tính bền hệ thống lái.

3.2. Tính toán kiểm nghiệm hình thang lái xe Toyota Vios

3.2.1. Cơ sở lý thuyết tính toán kiểm tra động học hình thang lái

Theo lý thuyết quay vòng của các bánh xe dẫn hướng: điều kiện quay vòng lý tưởng để các bánh xe không bị trượt bên là (Tài liệu[05] ):

               Cotgbi - cotgai  = B0/L         (3.1)

Trong đó:

 bi - góc quay vòng của bánh xe dẫn hướng bên trong (độ);

ai - góc quay vòng của bánh xe dẫn hướng ngoài (độ);

B0 - khoảng cách giữa 2 đường tâm trụ đứng (mm);

L - chiều dài cơ sở của xe (mm).

Nhưng thực tế thì các hình thang lái không thoả mãn được điều kiện trên, tức là các giá trị cặp (ai,bi) thực tế không thoả mản điều kiện (3.1) nên các bánh xe dẫn hướng vẫn xảy ra trượt ngang. Mức độ trượt ngang càng ít nếu các giao điểm Ei tạo ra càng gần đường thẳng GC.

3.2.2.Tính toán kiểm nghiệm hình thang lái.

a, Bằng phương pháp hình học

- Vẽ hình thang lái theo tỷ lệ tương ứng.

- Xác định các cặp góc (ai,bi).

- Dựng hình chữ nhật ABCD với: AD = L; CD = B0.

- Xác định các trung điểm G, G’ của AB và CD.

- Nối G với C →GC là đường lý thuyết theo phương trình (3.1).

- Kéo dài các cạnh của các cặp góc (ai,bi) cắt nhau tại các điểm Ei.

Để hạn chế sự trượt ngang của các bánh xe dẩn hướng thì các điểm Ei càng gần GC càng tốt.   

Đối với các ô tô hiện đang sử dụng hệ số dao động di trong khoảng d = 0,9 ÷ 1,07. Như vậy dựa theo kết quả tính toán có thể thấy hình thang lái của xe Toyota Vios đảm bảo điều kiện quay vòng không xảy ra trượt bên.

3.3. Tính toán kiểm bền cho các chi tiết cơ bản của hệ thống lái

3.3.1. Xác định mômen cản quay vòng               

Lực tác động lên vành tay lái của ôtô sẽ đạt giá trị cực đại khi ta quay vòng ôtô tại chỗ. Lúc đó mômen cản quay vòng trên bánh xe dẫn hướng Mc sẽ bằng tổng số của mômen cản chuyển động M1, mômen cản M2 do sự trượt lết bánh xe trên mặt đường và mômen cản M3 gây nên bởi sự làm ổn định các bánh xe dẫn hướng.

Khi có lực ngang Y tác dụng lên bánh xe thì bề mặt tiếp xúc giữa lốp và đường sẽ bị lệch đi đối với trục bánh xe. Nguyên nhân lệch này là do sự đàn hồi bên của lốp. Điểm đặt của lực Y sẽ nằm cách hình chiếu của trục bánh xe một đoạn X về phía sau. 

3.3.3. Tính bền cơ cấu lái bánh răng trụ – thanh răng

Đối với loại truyền động bánh răng trụ – thanh răng phải đảm bảo cho các răng có độ bền cao. Xác định ứng suất cho phép:

Trong quá trình làm việc bánh răng trụ, thanh răng chịu ứng suất uốn,ứng suất tiếp xúc và chịu tải trọng va đập từ mặt đường. Vì vậy thường gây ra hiện tương rạn nứt chân răng, do đó ảnh hưởng lớn tới độ tin cậy và tuổi thọ của cơ cấu lái. Để đảm bảo được những yêu cầu làm việc của cơ cấu lái thì vật liệu chế tạo bánh răng trụ  thanh răng được dùng là thép XH được tôi cải thiện, có: HB = 260 ¸ 290

3.3.4. Tính bền trục lái   

Trục lái làm bằng thép 20 có ứng suất cho phép  Trục lái chế tạo đặc có đường kính d = 20 mm

3.3.5. Tính bền đòn kéo ngang

 Trong quá trình làm việc đòn kéo ngang chỉ chịu kéo nén theo phương dọc trục. Do vậy khi tính bền ta chỉ cần tính kéo, nén và lực tác dụng từ bánh xe.

Ta có:.

G1 - tải trọng  trong trạng thái tĩnh. G1 = 14950 (N);

M1p- hệ số phân bố lại tải trọng lên cầu trước khi phanh. M1p= 1,4;

3.3.7. Tính bền thanh nối bên của dẫn động lái

Thanh nối của dẫn động lái 6 khâu do ở hai đầu là khớp nên chỉ chịu kéo nén đúng tâm. Ta tính thanh nối trong trường hợp chịu lực phanh cực đại:

 - Thanh uốn chịu lực nén: Q1 = 2249,9 (N).

3.3.8. Tính bền khớp cầu

Khớp cầu được bố trí trên đòn kéo dọc, đòn ngang hệ thống lái. Chúng là khâu quan trọng của dẫn động lái. Khớp cầu có lò xo nén đặt hướng kính. Vật liệu chế tạo khớp cầu là thép 20XH.

Với điều kiện là khớp làm việc ở chế độ tải trọng động và chịu va đập. Khớp cầu được kiểm nghiệm độ bền theo ứng suất chèn dập tại vị trí làm việc và kiểm tra độ bền cắt tại vị trí có tiết diện nguy hiểm.

 Kết luận: Sau khi tính toán kiểm tra động học của dẫn động lái và lái toán kiểm bền cho các chi tiết cơ bản của hệ thống lái xe Toyota vios ta thấy hệ thống lái của xe đảm bảo các điều kiện trên.

CHƯƠNG 4

 CHẨN ĐOÁN KỸ THUẬT HỆ THỐNG LÁI XE TOYOTA VIOS

4.1. Khái niệm chung về chẩn đoán kỹ thuật ô tô.

4.1.1. Khái niệm chẩn đoán kỹ thuật ô tô.

Chẩn đoán trạng thái kỹ thuật ô tô là sử dụng các công cụ và phương pháp để xác định tình trạng kỹ thuật, phát hiện hư hỏng và dự đoán sự làm việc của ô tô trong tương lai mà không cần phải tháo rời ô tô hay tổng thành máy của ô tô. Có thể chia một chu trình chẩn đoán ra làm ba giai đoạn: kiểm tra, chẩn đoán và dự báo.

4.1.2. Mục đích của chẩn đoán kỹ thuật.

Mục đích của chẩn đoán trạng thái kỹ thuật là tác động kỹ thuật vào quá trình khai thác và sử dụng ô tô, nhằm đảm bảo cho ô tô hoạt động có độ tin cậy cao, an toàn, hiệu quả bằng cách phát hiện kịp thời các hư hỏng và dự báo tình trạng kỹ thuật của xe trong tương lai.

4.1.3.Ý nghĩa của chẩn đoán kỹ thuật

Chẩn đoán kỹ thuật có ý nghĩa sau:

- Nâng cao độ tin cậy của xe và an toàn giao thông nhờ phát hiện kịp thời và dự đoán trước được các hư hỏng có thể xảy ra, nhằm giảm thiểu tai nạn giao thông, đảm bảo năng suất vận chuyển. Vấn đề tai nạn giao thông đang là vấn nạn của mọi quốc gia, ngăn chặn kịp thời các tai nạn giao thông sẽ đóng góp rất lớn cho sự phát triển của xã hội.

- Nâng cao độ bền lâu, giảm chi phí và phụ tùng thay thế, giảm được độ hao mòn các chi tiết do không phải tháo rời các tổng thành.

4.1.4. Các phương pháp chẩn đoán chung.

Có nhiều phương pháp chẩn đoán, cách phân loại phổ biến nhất là theo công cụ chẩn đoán, theo cách này thì có các phương pháp chẩn đoán:

a. Các công cụ chẩn đoán đơn giản

Các công cụ chẩn đoán đơn giản chủ yếu dựa vào cảm quan của con người, dùng các thiết bị đo lường thông dụng. Phương pháp này được sử dụng khi số lượng đối tượng chẩn đoán không nhiều, hay đối tượng chẩn đoán có tính đồng nhất.

Nghe âm thanh trong vùng con người cảm nhận được: Các tiếng gõ, tiếng ồn phát ra từ động cơ, các bộ truyền, các hệ thống…

b.Tự chẩn đoán

Tự chẩn đoán là một biện pháp phòng ngừa tích cực mà không cần chờ đến định kỳ chẩn đoán, ngăn chặn kịp thời các hư hỏng, sự cố hay khả năng mất an toàn chuyển động đến tối đa. Nguyên lý hình thành hệ thống tự chẩn đoán dựa trên cơ sở hệ thống tự điều chỉnh.

4.2. Chẩn đoán kỹ thuật hệ thống lái xe TOYOTA VIOS

4.2.1. Các hư hỏng và thông số chẩn đoán của hệ thống lái

Đối với hệ thống lái trong quá trình làm việc do cọ sát, va đập…,thường xảy ra các hư hỏng dẫn đến giảm khả năng làm việc, cũng như giảm độ tin cậy của xe. Để xác định được các thông số chẩn đoán của hệ thống lái ta cần phân tích các hư hỏng của từng cụm, từng bộ phận trong hệ thống lái để từ đó lựa chọn ra được các thông số cần thiết giúp quá trình chẩn đoán được chính xác hơn, nhanh chóng và hiệu quả hơn.

a. Các hư hỏng thường gặp của cơ cấu lái

 Mài mòn cơ cấu lái: Cơ cấu lái trên ô tô là một trong các bộ phận cơ bản. Nhiệm vụ của cơ cấu lái là truyền chuyển động và mô men với  tỷ số truyền rất lớn. Vì vậy các chi tiết của cơ cấu lái thường bị mài mòn rất nhanh. Cơ cấu lái xe ô tô thường là kết cấu cơ khí nên thường tồn tại các khe hở ban đầu. Khi ôtô mới sử dụng, các khe hở thường nhỏ nhưng đã tạo nên góc rơ vành lái. Góc rơ này phải được giới hạn theo tiêu chuẩn để đảm bảo khả năng nhanh chóng điều khiển xe chuyển hướng khi cần thiết.

b. Các hư hỏng thường gặp của dẫn động lái

+ Mòn, rơ lỏng các khớp cầu, khớp trụ: Do các khớp này làm việc trong điều kiện thường xuyên chịu tải trọng động, luôn luôn phải xoay tương đối với đệm hoặc vỏ, dễ bị bụi bẩn bám vào nên dễ bị mài mòn. Hiện tượng mài mòn này sẽ làm biến dạng các khớp và cũng làm tăng độ rơ vành lái. Đồng thời khi bị mòn lớn thường gây nên va đập và tạo nên tiếng ồn khi đổi chiều quay vòng.

+ Biến dạng các đòn dẫn động bánh xe dẫn hướng: Các đòn dẫn động này có thể bị quá tải trong khi sử dụng. Hiện tượng cong vênh đòn ngang do va chạm với chướng ngại vật của đường hoặc do sai lệch kích thước đòn ngang đều làm sai lệch góc quay các bánh xe dẫn hướng.

4.2.2 Phương pháp kiểm tra xác định các thông số chẩn đoán

a. Phương pháp xác độ lệch hướng chuyển động trên đường

Chọn mặt đường thẳng tốt, cho ôtô chuyển động với vận tốc khoảng 2/3vận tốc lớn nhất, đặt tay lái lên vành lái, cho xe chạy thẳng (vành lái đặt ở vị trí trung gian), không giữ chặt và hiệu chỉnh hướng khi thử, cho xe chuyển động trên đoạn đường 1000m xem xét độ lệch hướng của ô tô. 

b. Phương pháp đo lực lớn nhất trên vành tay lái

Lực trên vành tay lái là thông số cần thiết, nó có thể đánh giá:

- Độ mòn của cơ cấu lái ở hai phía.

- Góc đặt bánh xe của hai phía.

- Hiện tượng biến dạng thanh đòn dẫn động hai bánh xe dẫn hướng.

- Áp suất khí của lốp hai bên…

d. Phương pháp đo độ rơ vành lái

Độ rơ vành tay lái là thông số tổng hợp quan trọng nói lên độ mòn của hệ thống lái, bao gồm độ mòn của cơ cấu lái và khâu khớp trong dẫn động lái. Việc đo độ rơ này được thực hiện khi xe đứng yên, trên nền phẳng, coi bánh xe khóa cứng không chuyển động.

KẾT LUẬN

   Sau một thời gian tập trung nghiên cứu tài liệu, khảo sát, tính toán, tìm hiểu thực tế tại xe, với sự chủ động, nỗ lực cố gắng của bản thân, cộng với sự giúp đỡ nhiệt tình của các thầy trong Bộ môn ô tô quân sự cùng các bạn đồng nghiệp, em đã hoàn thành bản đồ án: Nghiên cứu chẩn đoán hệ thống lái trên ô tô Vios”, đủ khối lượng, đúng tiến độ và thời gian. Trong quá trình thực hiện đồ án em đã đi sâu vào bốn nội dung chính, tương ứng với bốn chương thuyết minh:

Chương 1. Giới thiệu khái quát về xe Toyota Vios, trình bày tóm tắt các hệ thống trên xe, tính năng kỹ thuật của xe.

Chương 2. Đồ án đi vào giới thiệu về hệ thống lái của xe Toyota Vios, phân tích đặc điểm cấu tạo của cơ cấu lái, dẫn động lái và hệ thống trợ lực lái của xe Toyota Vios.

Chương 3. Tiến hành tính toán kiểm nghiệm hệ thống lái của xe Toyota Vios, với các bước kiểm nghiệm động học hình thang lái, tính bền cho một số chi tiết chính của cơ cấu lái.

Chương 4. Giới thiệu về chẩn đoán kỹ thuật và  một số hư hỏng thường gặp, nguyên nhân và cách khắc phục. Dựa vào các hư hỏng của hệ thống lái mà đưa ra các thông số chẩn đoán hệ thống lái , phương pháp kiểm tra và xác định các thông số chẩn đoán.

   Vì điều kiện thời gian có hạn, trình độ và kinh nghiệm còn bị hạn chế, cho nên chất lượng đồ án còn hạn chế, còn nhiều thiếu sót trong phần tính toán và kết cấu có thể chưa hợp lý. Rất mong sự đóng góp ý kiến của các thầy để đồ án của em được hoàn chỉnh hơn.

   Em xin chân thành cảm ơn!

                                                               Hà nội, ngày … tháng … năm 20…

                                                             Sinh viên thực hiện

                                                             ………………

TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1]. Tài liệu hướng dẫn sử dụng xe TOYOTA VIOS    

[2].  Phạm Đình Vy, Vũ Đức Lập, Cấu tạo ô tô quân sự, HVKTQS, 1995  

[3].  Nguyễn Khắc Trai, Giáo trình kĩ thuật chuẩn đoán ô tô, 2005   

[4]. Nguyễn Phúc Hiểu, Vũ Đức Lập, Lý thuyết ô tô quân sự, NXBQĐND, 2001

[5].  Ngô Hắc Hùng,Kết cấu tính toán ô tô,NXBGTVT,2008

[6].  Hướng dẫn đồ án môn học: Kết cấu tính toán ô tô quân sự. Tập 4, Phần hệ thống lái. Trường ĐHKTQS, Vĩnh Yên 1977.

"TẢI VỀ ĐỂ XEM ĐẦY ĐỦ ĐỒ ÁN"

                               

 

 

Từ khóa » Hệ Thống Lái Toyota Vios