Đồ ăn Nhanh McDonald Có độc Hại Không?

Để đối phó với việc sụt giảm 30% doanh số, đội ngũ tiếp thị tại MacDonald đã nỗ lực ra một chiến dịch bán hàng với một loạt quảng cáo nhằm tăng tính minh bạch với khách hàng, bằng cách tiết lộ các thành phần có trong sản phẩm của họ.

Họ hô hào một khẩu hiệu hấp dẫn: “Sản phẩm của chúng tôi, Câu hỏi của bạn”.

Khách hàng có cơ hội để tiếp cận với các sản phẩm phổ biến của McDonalds và đặt các câu hỏi đa dạng từ chất lượng cho đến nguồn gốc thành phần, nguyên liệu, cách chế biến,….

MacDonalds thậm chí còn thiết lập riêng 1 khu vực đẹp trên website của họ cho những câu hỏi và câu trả lời này.

Rõ ràng là đáng hoan nghênh đứng trên góc độ kinh doanh, nhưng công chúng vẫn hoài nghi về việc liệu họ có nhận được câu trả lời thực sự xác đáng cho những câu hỏi gây tranh cãi nhất sau đây:

Có thực sự tồn tại thành phần có hại trong sản phẩm McDonald ?

Và nếu có, chúng gây hại như thế nào ?

Hãy cùng xem quan điểm của McDonald

Chất lượng của đồ ăn nhanh McDonalds

Khi bạn truy cập trang web của McDonald dành riêng để trả lời câu hỏi của người tiêu dùng, bạn sẽ thấy 2 cụm từ trong font chữ lớn, đậm:

  1. Vấn đề chất lượng
  2. Nguyên liệu tốt, thực phẩm tốt.

Tiếp theo là đoạn:

“Mục tiêu của chúng tôi là chất lượng trên hết. Từ loại khoai tây đã trở thành thương hiệu nổi tiếng thế giới cho đến quy trình làm món salad tươi ngon và loại thịt bò 100% nguyên chất trong bánh burgers, chúng tôi cam kết phục vụ những gì tốt nhất”.

Không biết bạn sao chứ mỗi khi nghĩ đến khoai tây chiên, tôi luôn ấn tượng về thí nghiệm được thực hiện từ 2008-2012 về việc đựng khoai tây của 2 hãng McDonald và KFC trong hũ và để chúng tự phân hủy.

Như bạn có thể thấy, khoai tây chiên của McDonald trông còn khá y nguyên như ngày nó được gọi, trong khi của KFC mốc meo và phân rã không còn được như hình dạng ban đầu.

Vậy, có thành phần gì trong món khoai tây này?

Theo McDonalds, có khoai tây, dầu thực vật, dầu đậu nành, hương thịt bò, đường hóa học, natri phốt phát, và muối.

Ngoài ra, chính vì có “hương thịt bò” nên khoai tây chiên và các món được chế biến tại Mc Donald không còn được coi là phù hợp với người ăn chay nữa.  Ai mà biết được “hương thịt bò” có thịt hay không ?!?

Thật không may, khoai tây không phải thành phần duy nhất bị nghi ngờ.

Đường hóa học có trong đồ ăn nhanh không ?

Thành phần đầu tiên gây lo lắng là đường hóa học dextrose. Dextrose bản chất là một loại đường, nhưng có lẽ bạn không nghĩ nó tồn tại trong món khoai tây chiên đúng không? Thực ra đường đường ẩn nấp ở món tương cà và tương ớt bạn dùng để chấm khoai tây chiên đấy! Sau khi tìm hiểu mình đã nhận ra một muỗng tương cà tương ớt có thể chứa tới 6gram đường, theo hiệp hội USDA của Mỹ.

Có vấn đề quan trọng gì với đường hóa học dextrose ?

6gram đường trong 1 muỗng tương chấm thôi thì là quá nhiều! (Định mức 1 ngày 1 người trung bình chỉ nên tối đa 25gram đường)  Theo Livestrong, chúng ta đang nghiên cứu đến chất béo lưu trữ, đường huyết cao, và đường huyết thấp.

Đây là vấn đề:

Các tế bào của chúng ta cần đường, nhưng tiêu thụ nó quá nhiều có thể dẫn đến tích mỡ trong cơ thể. Xa xưa ở thời tiền sử, quả thật cần loại nhiên liệu tích mỡ này do chúng ta không chắc chắn khi nào có thể kiếm được bữa ăn tiếp theo. Nhưng thời hiện đại thì việc trữ chất béo này chỉ làm tăng cân, trong khi ngày nay thiên hạ lại lo giảm cân.

Ngoài việc tích tụ chất béo, đường hóa học cũng gây đột biến về lượng đường trong máu. Đối với những người có bệnh tiểu đường, đường huyết sẽ tăng đột biến ồ ạt khi đường hóa học vào cơ thể. Khi điều này xảy ra, tuyến tụy bị quá tải và cơ thể không biết làm thế nào để xử lý hoặc đáp ứng với lượng insulin được phóng thích.

Nói thế chứ những người không mắc tiểu đường cũng đừng nên thở phào vội. Hạ đường huyết vẫn có thể xảy ra với chúng ta.

Không giống như các bệnh nhân tiểu đường, các tế bào trong cơ thể người khỏe mạnh sau khi thấy nhiều insulin xuất hiện thì hiểu rằng nó sẽ gây phương hại đến các mô. Cho nên các tế bào bắt đầu hấp thụ nhiều đường trong máu nhằm giảm insulin và kết quả là gì? Kết quả là lượng đường trong máu thấp, kiểu gì cũng hại cả!

Lượng đường trong máu thấp sẽ gây cho bạn các triệu chứng như:

  • Nhịp tim nhanh
  • Thay đổi tâm trạng đột ngột
  • Hay căng thẳng
  • Mệt mỏi
  • Đau đầu
  • Đói
  • Chóng mặt
  • Đổ mồ hôi

Nếu bạn từng cảm thấy mệt mỏi sau bữa ăn McDonald, không có gì ngạc nhiên! Hãy cám ơn đường hóa học dextrose đã “tặng” bạn điều đó.

Axit Natri phốt phát trong khoai tây chiên

Khi tôi nghe axit natri phốt phát, tôi cứ đinh ninh đây là một loại muối. Nhưng hóa ra không phải như vậy.

Thực ra, axit natri phốt phát là một thành phần thường được tìm thấy trong quá trình nướng bánh. Nó có 2 công dụng: 1 là sử dụng như bột nở và 2 là bảo tồn màu sắc của thực phẩm. Đối với món khoai tây chiên ở đây, đương nhiên nó được sử dụng cho mục đích giữ màu thực phẩm. Đó là lý do vì sao khoai tây chiên ở tiệm đồ ăn nhanh có màu vàng rất tươi ngon.

Refinery29 theo dõi quá trình biến đổi của bữa combo Happy Meal của McDonald trong suốt 137 ngày. Có thể bạn sẽ giống như tôi, khó mà quên được những hình ảnh ấn tưọng này.

Dưới đây là những hình ảnh đầu tiên lúc mới ra lò:

Và đây là cũng đồ ăn nhanh đó vào ngày thứ 137:

Như bạn có thể thấy, không có nhiều thay đổi. Bạn có thể xem quá trình đầy đủ tại đây.

Đây là thực phẩm chúng ta đang cho con em chúng ta ăn. Thứ đồ ăn nhanh có vẻ không bao giờ ôi thiu hay thối rữa phân hủy.

Tuy nhiên, đây không phải là lần đầu tiên chúng ta thấy bánh mì kẹp thịt hóa thạch như thế. Anh David Whipple từ Utah đã sơ ý để quên một chiếc bánh hamburger của McDonald trong túi áo khoác anh ta trong 14 năm. Và đúng như bạn đoán, cái bánh trông vẫn y như 14 năm về trước!

Làm thế nào mà lại có thứ đồ ăn tươi có thể tồn tại dài hơn một thập kỷ?

Tôi chắc rằng bạn đang háo hức muốn xem còn những gì khác có trong món bánh burger đúng không?

Một chiếc hăm bơ gơ có thể cung cấp tới 290 calo. Ngoài lớp thịt bò, bạn sẽ thấy lớp phô mai công nghiệp, cà chua, dưa lát, hành tây và mù tạt. Một list thoạt nghe không thể tuyệt vời hơn.

Hãy bắt đầu bằng miếng thịt bò

Bạn có biết không, dư luận trên Youtube nghi vấn rằng lớp thịt bò trong burger được xay nhuyễn từ nhiều phần thịt khắp nơi của con bò (giảm chi phí hơn so với sử dụng thịt bò nguyên miếng). Bởi vì hỗn hợp này nếu để tự nhiên sẽ có màu không đều khó coi và nhiễm khuẩn nên amôniắc được thêm vào để điều tiết màu sắc và tiêu diệt vi sinh.

Tuy Mc Donalds bác bỏ lập luận trên, trên website họ nhấn mạnh rằng không có chất độn và phụ gia. Nhưng tranh cãi sẽ còn nhiều nên ta sẽ tiếp đến lát phô mai.

Thành phần trong phô mai là hỗn hợp của sữa, kem, nước, natri ci trát, muối, axit citric, natri phốt phát, axit sorbic (chất bảo quản), axit lactic, axit a xê tíc, enzyme, hương tự nhiên, màu thực phẩm và lecithin đậu nành (để tách lát).

Thịt bò thì không có nhiều chất bảo quản, nhưng phô mai thì có vẻ quá nhiều nhỉ ?!

Và lớp bánh thì sao ?

Lớp bánh có bột mì được tẩy trắng, nước, si rô ngô, nấm men, dầu đậu nành, gluten lúa mì, bột nở, phụ gia tạo nhũ, phốt – phát mono canxi, và propionate can – xi (chất bảo quản ).

Danh sách này quả thực là cơn ác mộng cho cơ thể chúng ta. Và Mc Donald biết điều này.

Azodicarbonamide

Sau vụ lùm sùm gần đây liên quan đến Subway, McDonald muốn làm rõ rằng chất Azodicarbonamide (hay ADA) không có gì đáng sợ. Vâng, ADA dùng để làm thảm tập yoga và nó cũng được dùng để nướng bánh mì, có bình thường không các bạn ?!? McDondald thậm chí so sánh việc bạn rắc muối vào thức ăn với việc bạn dùng muối để làm tan băng trên lối đi mùa đông (phổ biến ở nước ngoài) với lập luận: “Điều này cũng tương tự với ADA – nó có thể được sử dụng theo nhiều cách khác nhau.”

Đương nhiên, bánh mì không phải là thảm yoga. Nhưng chúng đều có chứa cùng thành phần để giúp làm cho các vật liệu dẻo và đàn hồi như tấm thảm tập yoga! Điều này làm cho miếng bánh mì ở McDonalds trở nên nghi vấn và chúng ta nên thận trọng.

Đường si rô bắp

Đường siro bắp (Hay còn được gọi chung là đường si rô trái cây – High fructose corn syrup – HFCS) làm từ bột bắp, được dùng nhiều trong nước giải khát, chẳng bổ béo gì cho cơ thể mà còn tăng nguy cơ béo phì.

Điều này rất rõ ràng, đường si rô bắp tàn phá cơ thể, không hề như các quảng cáo thương mại nói.

HFCS thường được tìm thấy trong các loại thực phẩm đẳng cấp thấp, chủ yếu thêm hương vị và làm cho thực phẩm ngọt để có vị ngon hơn. Bột bắp sử dụng lại là loại biến đổi gen giá rẻ. Ngọt hơn lại rẻ hơn thì có ông sản xuất (nước giải khát, bánh kẹo, fast food) nào dại gì chẳng xài. Nhưng đây chính là loại chất hóa học cơ thể con người không biết làm thế nào để xử lý một cách chính xác.

Điều gì sẽ xảy ra?

Thay vì tiêu hóa chất si rô thay thế đường này, cơ thể sẽ đưa chúng thẳng đến gan, khiến việc xử lý không hiệu quả và dẫn đến gan nhiễm mỡ.

Theo tạp chí Huffington Post: “Đường si rô trái cây là nguyên nhân thực sự của các bệnh thời hiện đại như đau tim, ung thư, mất trí nhớ, và tất nhiên, bệnh tiểu đường”.

Chưa thấy McDonalds giải trình vấn đề này.

Phốt phát

Nếu để ý bạn sẽ thấy một số thành phần tôi đã đề cập có liên quan đến từ “phốt phát”. Phốt phát tương tự như đường, cơ thể chúng ta cần nó, nhưng nếu quá nhiều thì sẽ gây tác dụng ngược.

Theo Livestrong, “Nếu bạn tiêu thụ quá nhiều phốt có nhiều trong phụ gia của thực phẩm chế biến, bạn có thể tăng nguy cơ mắc bệnh tim và làm trầm trọng thêm các triệu chứng bệnh thận.”

Một bài báo được xuất bản bởi tạp chí quốc tế của Đức Deutsches Arzteblatt kêu gọi việc dán nhãn có chứa phốt phát lên thực phẩm. Theo nghiên cứu, càng hấp thụ nhiều dẫn đến tỷ lệ tử vong cao hơn ở những bệnh nhân đã có bệnh thận.

Sau burger và khoai tây chiên, thêm một món truyền thống mà tôi phải tìm hiểu thêm: các món gà McNuggets.

Khi bạn truy cập trang web của McDonalds, câu hỏi về món gà McNuggets nhiều hơn tất cả các món khác.

Theo McDonalds, các món McNuggets không có chất độn và chất bảo quản.

McDonalds cho biết:

“Chúng tôi sử dụng thịt gà cắt từ thịt thăn, ức, và xương sườn, và nghiền nó với một ít da gà cho có hương vị và độ nhầy để giữ hình dạng.”

Nghe có vẻ rất ngon, phải không?

Chúng ta hãy nhìn vào danh sách thành phần và tự quyết định: gà trắng không xương, tinh bột công nghiệp, muối nêm, dầu cây rum, đường hóa học, natri phốt phát, chất tạo hương vị, nước, bột mì, bột bắp, muối, men, các loại gia vị.

Bạn có thấy chất gây hại nào trong danh sách đó không?

Tôi thấy đường hóa học, natri phot phat, dầu cây rum. Hãy nhớ rằng dầu cây rum xếp hạng một trong những loại hàng đầu nên tránh (cùng với dầu đậu nành, dầu cải, dầu bắp, dầu hướng dương,…)

Các món gà McNuggets có chứa thành phần đáng ngờ giống như khoai tây chiên và ham bơ gơ.

Cơ thể chúng ta không được thiết kế để tiêu hóa các chất lạ. Hãy tưởng tượng cơ thể chúng ta phải vất vả như thế nào để tiêu hóa thứ thức ăn nhanh thậm chí không bị phân rữa trong nhiều tháng hoặc thậm chí nhiều năm. Cơ thể chúng ta không thể làm điều đó.

Giải pháp tốt nhất là hãy bỏ qua các tiệm đồ ăn nhanh có biểu tượng mái vòm vàng của McDonald, hoặc bất cứ thương hiệu đồ ăn nhanh nào bạn nghi ngờ. Hãy chọn một chế độ ăn uống tự nhiên không qua chế biến công nghiệp. Chắc chắn sẽ mất thêm một chút thời gian để chuẩn bị bữa ăn cho cuộc sống bận rộn của bạn, nhưng bù lại sẽ an tâm không lo sợ các thành phần có vấn đề, và kết quả là cơ thể của bạn sẽ cảm thấy tốt hơn rất nhiều.

Thành phần độc hại nào trong đồ ăn nhanh mình kể trên làm bạn ngạc nhiên nhất? Hãy rê chuột xuống dưới và gửi bình luận cho mình nhé!

Từ khóa » Thức ăn Nhanh Mcdonald