Đồ án Quy Hoạch Chung Thành Phố Trực Thuộc Trung ương
Có thể bạn quan tâm
Đồ án quy hoạch chung thành phố trực thuộc trung ương
Kiến thức của bạn:
Xin chào luật sư! Hiện nay Đồ án quy hoạch chung của thành phố trực thuộc trung ương được quy định như thế nào?
Câu trả lời của luật sư:
Chào bạn, cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi yêu cầu tư vấn về đồ án quy hoạch thành phố trực thuộc trung ương, chúng tôi xin đưa ra quan điểm tư vấn về vấn đề này như sau:
Căn cứ pháp lý:
- Luật Quy hoạch đô thị 2009
- Nghị định 37/2010/NĐ-CP về lập, thẩm định và quản lý quy hoạch đô thị
1. Quy định chung về đồ án quy hoạch thành phố trực thuộc trung ương
Theo khoản 4 điều 3 Luật Quy hoạch đô thị 2009 giải thích:
"4. Quy hoạch đô thị là việc tổ chức không gian, kiến trúc, cảnh quan đô thị, hệ thống công trình hạ tầng kỹ thuật, công trình hạ tầng xã hội và nhà ở để tạo lập môi trường sống thích hợp cho người dân sống trong đô thị, được thể hiện thông qua đồ án quy hoạch đô thị."
Cụ thể về đồ án quy hoạch thành phố trực thuộc trung ương như sau:
- Nội dung đồ án quy hoạch chung thành phố trực thuộc trung ương bao gồm việc xác định mục tiêu, động lực phát triển, quy mô dân số, đất đai, chỉ tiêu cơ bản về hạ tầng xã hội, hạ tầng kỹ thuật của đô thị; mô hình phát triển, cấu trúc phát triển không gian nội thị và khu vực ngoại thị, kể cả không gian ngầm; định hướng hệ thống các công trình hạ tầng kỹ thuật khung; đánh giá môi trường chiến lược; chương trình ưu tiên đầu tư và nguồn lực thực hiện.
- Bản vẽ của đồ án quy hoạch chung thành phố trực thuộc trung ương được thể hiện theo tỷ lệ 1/25.000 hoặc 1/50.000. Đồ án quy hoạch phải thể hiện rõ khu vực nội thị và các khu vực dự kiến phát triển
- Thời hạn quy hoạch đối với quy hoạch chung thành phố trực thuộc trung ương từ 20 đến 25 năm, tầm nhìn đến 50 năm.
- Đồ án quy hoạch chung thành phố trực thuộc trung ương đã được phê duyệt là cơ sở để lập quy hoạch chuyên ngành hạ tầng kỹ thuật đô thị và quy hoạch phân khu trong đô thị.
2. Nội dung cụ thể đồ án quy hoạch chung thành phố trực thuộc Trung ương
- Phân tích, đánh giá các điều kiện tự nhiên và hiện trạng về kinh tế - xã hội; dân số, lao động; sử dụng đất đai; hiện trạng về xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật, cơ sở hạ tầng xã hội, môi trường của toàn thành phố và từng đô thị.
- Xác định tính chất, mục tiêu, động lực phát triển.
- Xác định quy mô dân số, lao động, quy mô đất xây dựng đô thị, các chỉ tiêu đất đai, hạ tầng xã hội, hạ tầng kỹ thuật cho toàn thành phố và từng đô thị phù hợp với yêu cầu phát triển của từng giai đoạn 10 năm, 20 – 25 năm và xu thế phát triển 50 năm.
- Dự kiến sử dụng đất của toàn thành phố theo yêu cầu phát triển của từng giai đoạn.
- Định hướng phát triển không gian đô thị, bao gồm:
- Xác định mô hình phát triển, cấu trúc không gian toàn thành phố. - Định hướng phát triển hệ thống đô thị trong thành phố: xác định quy mô, chức năng, phạm vi của khu vực đô thị trung tâm; vị trí, quy mô, tính chất, chức năng, phạm vi và nguyên tắc phát triển của các đô thị khác; - Định hướng các vùng chức năng khác cho toàn thành phố (công nghiệp, nông nghiệp, lâm nghiệp, du lịch, sinh thái, bảo tồn, …): xác định tính chất, phạm vi, quy mô và nguyên tắc phát triển; - Định hướng phát triển các khu vực dân cư nông thôn: xác định vị trí trung tâm cụm xã, trung tâm xã; điểm dân cư nông thôn tập trung và mô hình phát triển; - Định hướng phát triển các trục không gian, hành lang phát triển đô thị của thành phố: xác định tính chất và nguyên tắc phát triển.
- Định hướng phát triển không gian cho khu vực đô thị trung tâm, bao gồm: - Hướng phát triển, mở rộng đô thị; - Xác định phạm vi, quy mô các khu chức năng; các khu chuyển đổi chức năng; khu hiện có hạn chế phát triển, khu chỉnh trang, cải tạo, khu cần bảo tồn, tôn tạo; khu phát triển mới; khu cấm xây dựng; các khu dự trữ phát triển; - Xác định chỉ tiêu về mật độ dân cư, chỉ tiêu sử dụng đất quy hoạch đô thị, nguyên tắc phát triển đối với các khu chức năng; - Xác định hệ thống trung tâm hành chính, trung tâm thương mại, dịch vụ, trung tâm công cộng, thể dục thể thao; công viên cây xanh và không gian mở của đô thị; trung tâm chuyên ngành cấp thành phố; - Xác định các khu vực dự kiến xây dựng công trình ngầm; - Xác định các vùng kiến trúc, cảnh quan, các khu vực trung tâm, khu vực cửa ngõ của đô thị, trục không gian chính, quảng trường lớn, không gian cây xanh, mặt nước, điểm nhấn trong đô thị và đề xuất nguyên tắc và yêu cầu tổ chức không gian, kiến trúc cho các khu vực trên.
- Định hướng phát triển hạ tầng kỹ thuật đô thị:
- Định hướng phát triển hạ tầng kỹ thuật toàn thành phố, bao gồm: - Đánh giá tổng hợp và lựa chọn đất phát triển đô thị: đánh giá về địa hình, các tai biến địa chất, xác định khu vực cấm xây dựng, hạn chế xây dựng; xác định lưu vực, phân lưu và hướng thoát nước chính; vị trí, quy mô các công trình tiêu thoát nước; xác định cốt xây dựng cho các đô thị và các vùng chức năng khác trong thành phố; - Xác định mạng lưới giao thông đối ngoại gồm đường bộ, đường sắt, đường thủy, đường hàng không; vị trí và quy mô cảng hàng không, cảng biển, cảng sông, ga đường sắt; tuyến đường bộ, đường sắt đô thị (trên cao, trên mặt đất, ngầm); xác định vị trí, quy mô bến xe đối ngoại; - Xác định trữ lượng, nhu cầu và nguồn cung cấp nước, năng lượng; tổng lượng nước thải, rác thải; vị trí, quy mô, công suất các công trình đầu mối và các tuyến truyền tải, phân phối của hệ thống cấp nước, năng lượng, chiếu sáng, thông tin liên lạc, thoát nước; vị trí, quy mô khu xử lý chất thải rắn, nghĩa trang và các công trình khác cho các đô thị và các vùng chức năng khác của thành phố.
- Định hướng phát triển hạ tầng kỹ thuật cho khu vực đô thị trung tâm, bao gồm: - Phân lưu vực thoát nước, xác định mạng lưới thoát nước mưa, cốt xây dựng của từng khu vực; - Xác định mạng lưới giao thông chính cấp đô thị, tuyến và ga đường sắt đô thị (trên cao, mặt đất và ngầm); tổ chức hệ thống giao thông công cộng và hệ thống bến, bãi đỗ xe (trên cao, mặt đất và ngầm); xác định chỉ giới đường đỏ các trục chính đô thị và hệ thống hào, tuy nen kỹ thuật; - Xác định vị trí, quy mô các công trình đầu mối và mạng lưới phân phối chính của hệ thống cấp nước, cấp năng lượng và chiếu sáng, thông tin liên lạc, thoát nước.
- Đánh giá môi trường chiến lược:
- Đánh giá hiện trạng: - Về môi trường tự nhiên đô thị về điều kiện khí tượng thủy văn, hệ sinh thái, địa chất, xói mòn đất; khai thác và sử dụng tài nguyên, thay đổi khí hậu; - Về chất lượng nguồn nước, không khí, chất thải rắn, nước thải, tiếng ồn; - Về các vấn đề dân cư, xã hội, văn hóa và di sản.
- Phân tích, dự báo những tác động tích cực và tiêu cực ảnh hưởng đến phát triển kinh tế - xã hội và môi trường đô thị; đề xuất hệ thống tiêu chí bảo vệ môi trường để đưa ra các giải pháp về định hướng phát triển không gian và hạ tầng kỹ thuật tối ưu.
- Đề ra các giải pháp tổng thể phòng ngừa, giảm thiểu, khắc phục tác động và rủi ro đối với dân cư; hệ sinh thái tự nhiên; nguồn nước, không khí, tiếng ồn khi triển khai thực hiện quy hoạch đô thị.
- Lập chương trình, kế hoạch giám sát môi trường về kỹ thuật, quản lý và quan trắc môi trường.
- Đề xuất các chương trình ưu tiên đầu tư phát triển và nguồn lực thực hiện.
- Bản đồ định hướng phát triển không gian và hạ tầng kỹ thuật toàn đô thị theo các giai đoạn được thể hiện trên tỷ lệ 1/25.000 hoặc 1/50.000; bản đồ định hướng phát triển không gian và hạ tầng kỹ thuật khu vực đô thị trung tâm theo các giai đoạn được thể hiện trên bản đồ tỷ lệ 1/10.000 hoặc 1/25.000.
3. Bản đồ địa hình phục vụ lập đồ án quy hoạch đô thị
Bản đồ địa hình phục vụ đồ án quy hoạch đô thị do cơ quan quản lý nhà nước về bản đồ cấp hoặc do cơ quan chuyên môn khảo sát, đo đạc lập, bảo đảm yêu cầu về chất lượng và kỹ thuật theo quy định về hoạt động đo đạc và bản đồ.
Các thông tin, dữ liệu của bản đồ địa hình phải đáp ứng yêu cầu phục vụ việc lập quy hoạch đô thị phù hợp với từng loại đồ án quy hoạch đô thị. Trường hợp bản đồ địa hình không phù hợp với hiện trạng tại thời điểm lập quy hoạch thì thực hiện khảo sát đo đạc bổ sung.
Bài viết tham khảo:
- Di chúc có công chứng và di chúc không có công chứng.
- Quy định về Công chứng di chúc
- Nội dung quy hoạch kết cấu hạ tầng giao thông
Trên đây là ý kiến tư vấn của luật Toàn Quốc liên quan đến đồ án quy hoạch đô thị, để được tư vấn chi tiết về vấn đề này, quý khách vui lòng liên hệ tới chúng tôi theo thông tin địa chỉ dưới đây.
Dịch vụ hỗ trợ khách hàng về đồ án quy hoạch đô thị
- Tư vấn qua Tổng đài 19006500: Đây là hình thức tư vấn được nhiều khách hàng sử dụng nhất, vì bạn có thể đặt thêm các câu hỏi về nội dung đồ án quy hoạch đô thị hoặc các vấn đề liên quan theo quy định pháp luật mà bạn còn chưa rõ. Chỉ sau một vài câu hỏi của Luật Sư, vấn đề của bạn sẽ được giải quyết; bạn có thể gọi cho Luật Toàn Quốc vào bất cứ thời gian nào chúng tôi luôn sẵn sàng tư vấn cho bạn.
- Tư vấn qua Email: Bạn có thể gửi Email câu hỏi về địa chỉ: [email protected] chúng tôi sẽ biên tập và trả lời qua Email cho bạn. Tuy nhiên việc trả lời qua Email sẽ mất nhiều thời gian và không thể diễn tả được hết ý của câu hỏi vì vậy bạn nên gọi cho Luật Toàn Quốc để được tư vấn tốt nhất.
Từ khóa » đồ án Quy Hoạch
-
Đồ án Quy Hoạch đô Thị Là Gì? Ý Nghĩa Các Loại Bản đồ Qui Hoạch
-
Nội Dung Và Các Bước Lập đồ án Quy Hoạch Chung Xây Dựng Xã
-
Tham Khảo 10 đồ án Quy Hoạch đô Thị đúng Chuẩn Tiêu Biểu Nhất
-
Đồ án Quy Hoạch - Thư Viện Tài Liệu Kiến Trúc
-
[DOC] Đối Với đồ án Quy Hoạch Chi Tiết Xây Dựng đô Thị Tỷ Lệ 1/500
-
Hướng Dẫn Thực Hiện Việc Quản Lý, Sử Dụng Tiền Thẩm định đồ án ...
-
Bản Tin Quy Hoạch - Sở Quy Hoạch - Kiến Trúc
-
Đồ án Tốt Nghiệp Xuất Sắc - Quy Hoạch đô Thị
-
Đồ án Tốt Nghiệp QH - BMKTCN - ĐHXD
-
Nội Dung đồ án Của Quy Hoạch Phân Khu Và Quy Hoạch Chi Tiết Xây ...
-
Đồ án Quy Hoạch 1 - Bộ Môn Quy Hoạch
-
Thủ Tục Thẩm định đồ án Quy Hoạch Phân Khu đô Thị Và Quy Hoạch ...
-
Đồ án Quy Hoạch Chung - Thư Viện Pháp Luật