Đồ Án: Thiết Kế Cụm đồ Gá để Mài Biên Dạng Dao Xọc Răng

Mục lục

  • LỜI NÓI ĐẦU
  • CHƯƠNG 1. PHƯƠNG PHÁP GIA CÔNG BÁNH RĂNG VÀ NGUYÊN LÝ MÀI RĂNG (Đồ Án: Thiết kế cụm đồ gá để mài biên dạng dao xọc răng)
    • 1.1 PHƯƠNG PHÁP GIA CÔNG BÁNH RĂNG
    • 1.2 PHƯƠNG PHÁP MÀI RĂNG (Đồ Án: Thiết kế cụm đồ gá để mài biên dạng dao xọc răng)
    • 1.3 NGUYÊN LÝ MÀI CỦA HÃNG MAAG
  • CHƯƠNG 2. LÝ THUYẾT CƠ BẢN VỀ DAO XỌC RĂNG (Đồ Án: Thiết kế cụm đồ gá để mài biên dạng dao xọc răng)
    • 2.1 CÔNG DỤNG – PHẠM VI SỬ DỤNG – PHÂN LOẠI
    • 2.2 KẾT CẤU DAO XỌC – NGUYÊN LÝ THIẾT KẾ
Đánh giá post

Đồ Án: Thiết kế cụm đồ gá để mài biên dạng dao xọc răng. Bạn đang chuẩn bị làm bài báo cáo thực tập nghề nghiệp, hay bạn đang làm đồ án tốt nghiệp, nhưng các bạn lại chưa biết lựa chọn đề tài nào cho phù hợp với trường hợp của bạn, giờ đây các bạn không còn phải lo lắng về vấn đề đó nữa, vì dưới đây Dịch Vụ Viết Luận Văn sẽ chia sẻ đến các bạn sinh viên một bài Đồ Án: tính toán, thiết kế cụm đồ gá để mài biên dạng dao xọc răng bao hình trên máy mài răng maag HSS-30 các bạn có thể tham khảo thử nhé.

LỜI NÓI ĐẦU

Bánh răng  là một chi tiết máy quan trọng, được sử dụng rộng rãi trong các máy móc, thiết bị hoạt động trong các lĩnh vực công nghiệp, nông nghiệp, giao thông vận tải v.v… Nó là một chi tiết máy phức tạp về yêu cầu kỹ thuật và thiết kế chế tạo

Dụng cụ cắt là một yếu tố quan trọng để gia công bánh răng vì nó quyết định đến độ chính xác và chất lượng của chi tiết. Trong các dụng cụ cắt có dao xọc răng.

Dao xọc răng  là một dụng cụ cắt bánh răng theo phương pháp bao hình, đó là một dụng cụ cắt răng vạn năng, nó có thể gia công được nhiều loại bánh răng trụ như: bánh răng trụ răng thẳng, bánh răng bậc, bánh răng nghiêng, bánh răng chữ V. Và để dao xọc răng có thể làm việc đúng yêu cầu thì đòi hỏi nó phải đạt được các yêu cầu kỹ thuật cần thiết, mài dao là một trong những bước để đạt được điều đó. Tùy thuộc vào cơ sở sản xuất mà dao được mài theo những cách khác nhau, ở công ty cơ khí Hồng Lĩnh mà em thực tập, dao xọc sẽ được mài trên máy mài bánh răng trụ HSS-30, do đó cần phải thiết kế cụm đồ gá thích hợp để mài được dao. (Đồ Án: Thiết kế cụm đồ gá để mài biên dạng dao xọc răng)

Với sự hướng dẫn tận tình của T.s Nguyễn Hồng Sơn với nội dung đề tài là :

  • Tính toán thiết kế biên dạng và kết cấu của sao xọc răng
  • Tính toán thiết kế cụm đồ gá để mài biên dạng dao xọc răng trên máy mài răng MAAG HSS-30

Đó là một vấn đề lớn và phức tạp nhưng đến nay đề tài đã được hoàn thành với khối lượng được giao.

Đề tài gồm ba chương:

  • Chương 1: Phương pháp gia công bánh răng và  nguyên  lý mài răng
  • Chương 2: Lý thuyết cơ bản về dao xọc răng
  • Chương 3: Tính toán thiết kế cụm đồ gá để mài dao xọc răng trên máy mài HSS-30

Tuy nhiên do còn hạn chế về khả năng cũng như kiến thức, đồ án của em không thể tránh khỏi những sai sót. Vì vậy em mong được sự đóng góp ý kiến của các thầy cô giáo cùng toàn thể các bạn để đồ án này được hoàn chỉnh hơn.

Em xin chân thành cám ơn T.s Nguyễn Hồng Sơn cùng toàn thể cán bộ công nhân viên công ty Cơ Khí Hồng Lĩnh và  thầy cô  giáo trong bộ môn Kỹ Thuật Máy  đã hướng dẫn tận tình và giúp đỡ em hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.

CHƯƠNG 1. PHƯƠNG PHÁP GIA CÔNG BÁNH RĂNG VÀ NGUYÊN LÝ MÀI RĂNG (Đồ Án: Thiết kế cụm đồ gá để mài biên dạng dao xọc răng)

1.1 PHƯƠNG PHÁP GIA CÔNG BÁNH RĂNG

Bánh răng bằng vật liệu kim loại thường được gia công bằng các phương pháp bào, phay, chuốt. Ngoài ra còn có thể gia công bằng các phương pháp ép, đúc, cán nguội hoặc cán nóng… Hiện nay trong các nhà máy cơ khí đều có máy chuyên dùng để gia công bánh răng. Phương pháp gia công cho chất lượng của bề mặt răng cao là phương pháp cán nóng.

Về nguyên lý hình thành bề mặt răng, có hai phương pháp cơ bản để gia công bánh răng:

Phương pháp chép hình ( còn gọi là phương pháp định hình)

Phương pháp bao hình ( phương pháp lăn )

1.1.1 Phương pháp chép hình

Phương pháp chép hình là phương pháp tạo hình dáng bề mặt của răng bằng cách chép lại hình dáng răng của dao cắt, hoặc của bề mặt mẫu.

Ưu điểm của phương pháp chép hình là không cần máy chuyên dùng, dao phay môđun dễ chế tạo.

Nhược điểm là: Năng xuất thấp vì mất thời gian phân độ, mất thời gian để dao trở về vị trí ban đầu, gia công từng răng một. Tùy theo số răng của bánh răng cần cắt, cần rất nhiều dao phay môđun vì mỗi môđun cần phải có ít nhất từ 8-15 dao phay môđun khác nhau. Khi dùng dao phay đĩa tiêu chuẩn để cắt bánh răng nghiêng thì hình dáng của răng bị sai lệch. (Đồ Án: Thiết kế cụm đồ gá để mài biên dạng dao xọc răng)

1.1.2 Phương pháp bao hình

Phương pháp bao hình là phương pháp tạo nên hình dáng bề mặt của răng bằng cách lặp lại chuyển động tương đối của hai chi tiết ăn khớp nhau như chuyển động của hai bánh răng, của thanh răng – bánh răng, chuyển động trục vít –  bánh vít. Nếu một chi tiết có những lưỡi cắt, trong quá trình chuyển động tương đối, nó sẽ tạo nên hình dáng của răng ở chi tiết kia.

Nói cách khác là lưỡi dao  khi chuyển động ăn khớp sẽ vẽ trong không gian hình dáng răng của một bánh răng hay một thanh răng nào đó gọi là bánh răng sinh hay thanh răng sinh. Kết quả của chuyển động ăn khớp nói trên là cắt được các răng ở trên phôi, hình dáng của răng là những vị trí bao hình kế tiếp nhau của lưỡi dao.

Tóm lại: phương pháp bao hình gia công bánh răng là nhắc lại sự ăn khớp truyền động theo kiểu các cặp bánh răng – bánh răng hay bánh răng – thanh răng mà trong đó một đóng vai trò của dao và một đóng vai trò của phôi một cách cưỡng bức.

1.2 PHƯƠNG PHÁP MÀI RĂNG (Đồ Án: Thiết kế cụm đồ gá để mài biên dạng dao xọc răng)

Mài răng là phương pháp gia công tinh bánh răng có khả năng đạt độ chính xác và độ bóng bề mặt cao nhất, song năng suất lại thấp nhất và kết cấu máy phức tạp và đắt tiền.

Tương tự như máy gia công răng, mài răng có thể tiến hành theo hai phương pháp: chép hình và bao hình.

1.2.1 Phương pháp chép hình

Phương pháp này dùng bánh đá mài định hình tương ứng với dạng răng cần gia công. Bánh đá mài có thể có hình dáng toàn bộ một rãnh răng, nhưng thông thường người ta dùng hai đĩa đá mài có dạng một mặt của rãnh răng.

Khi mài, đá mài (1) thực hiện chuyển động vòng Q và chuyển động thẳng tịnh tiến khứ hồi S1 dọc theo chiều dài răng. Chuyển động chạy dao không liên tục S2 có thể do đá mài thực hiện theo hướng kính, nhưng tốt hơn là do phôi quay đi một góc nhất định (chạy dao vòng). Trường hợp chạy dao theo hướng kính, đá mài chịu tải trọng không đều nên độ mài mòn cũng không đều trên bề mặt định hình.

Chạy dao hướng kính có tải trọng lớn khi gia công ở chân răng nên đầu đĩa mài chóng mòn hơn ở chân. Trường hợp chạy dao vòng thì tải trọng được phân bố đều.

1.2.2 Phương pháp bao hình

Phương pháp bao hình nhắc lại sự ăn khớp giữa bánh răng và thanh răng. Ở đây thanh răng giữ vai trò là một đá mài đĩa, nhưng thường là hai đá mài đĩa (Đồ Án: Thiết kế cụm đồ gá để mài biên dạng dao xọc răng)

Ở phương pháp mài một đĩa, đỉnh đá mài cần nhỏ hơn chiều rộng rãnh răng một khoảng t= 0,2m (m-môđun).

Mài hai đá các đá mài có thể được gá theo hai cách: gá song song với nhau (hình 1.4a) và gá nghiêng một góc 150 hoặc 20­0 (hình 1.4b). Trong trường hợp thứ nhất, khoảng cách giữa hai mặt đá mài đúng bằng chiều dài khoảng pháp tuyến chung W.

Để nhắc lại chuyển động của bánh răng – thanh răng, bánh răng cần gia công  vừa quay quanh tâm của nó ω1, vừa thực hiện lượng di động ngang S theo chiều ngược lại. Lúc này một bề mặt của rãnh răng đã gia công xong. Sau đó, ω1 và S đảo chiều để gia công mặt tiếp theo. Khi hai bề mặt răng đã được hoàn tất, đá mài  rời rãnh, bánh răng thực hiện chuyển động phân độ với việc quay qua một răng. Quá trình mài rãnh răng thứ hai lặp lại.

Khi phôi thực hiện chuyển động ω1 và S, đá mài thực hiện chuyển động chính ω0 và lượng di động dọc St.

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM ĐẾN DỊCH VỤ:

===>>> Viết Thuê Đồ Án Tốt Nghiệp

1.3 NGUYÊN LÝ MÀI CỦA HÃNG MAAG

Các chuyển động cần thiết của máy mài theo nguyên lý của hãng Maag được trình bày trên (hình 1.5). Cơ cấu để thực hiện các chuyển động phức tạp là hệ thống tổng hợp các chuyển động tang lăn – băng thép (hình 1.5).

Ở cơ cấu này, trên trục lắp bánh răng gia công (1) có lắp tang lăn (2) có đường kính tương ứng với đường kính chia răng của bánh răng gia công. Ôm lấy tang lăn (2) có hai băng thép (3): một đầu của băng được cố định trên tang lăn, đầu kia được căng trên khung (4). Khung (4) có thể chuyển động tương đối với bàn máy (5).

Khi làm việc, cơ cấu tang lăn – băng thép thực hiện hai chuyển động phức tạp sau:

Chuyển động bao hình (S1 Q1) dùng để đảm bảo hình thành dạng răng thân khai. Khi gia công, bàn máy (5) mang phôi cùng với tang lăn (2) thực hiện lượng di động ngang S1. Qua băng thép (3) và tang lăn (2), chuyển động thẳng biến thành chuyển động vòng Q1 của phôi. (Đồ Án: Thiết kế cụm đồ gá để mài biên dạng dao xọc răng)

Chuyển động xoắn ( S Q2 ) để di động đá mài dọc theo rãnh răng trong trường hợp gia công răng xoắn. Chuyển động này được thực hiện từ lượng di động dọc S của bàn trượt (6), đưa khung (4) có con trượt (7) di động trong rãnh (8) đặt lệch với hướng di động dọc một góc bằng với góc nghiêng của răng gia công, làm khung (4) di động một lượng S2. Lượng di động S2 qua cơ cấu tang lăn – băng thép biến thành chuyển động Q2.

Hai chuyển động phức tạp (S1 Q1) và (S Q2) chỉ có một khâu chấp hành là trục phôi. Tổ hợp hai chuyển động này do cơ cấu tang lăn – băng thép thực hiện và tạo thành một chuyển động vòng Q1±Q2 của trục phôi.

Hai đĩa đá mài hình thành một rãnh của thanh răng nên cạnh mài tạo với đường thẳng đứng một góc α = 15º – 20º (góc ăn khớp của bánh răng gia công). Hai đá thường gia công trong cùng một rãnh răng, hoặc có thể ở hai rãnh kế cận nhau. Bề mặt tham gia cắt gọt của đá chiếm khoảng 2mm chiều rộng ở vành ngoài và tiếp xúc với bề mặt gia công ở dạng điểm.

Trên máy mài Maag được trang bị cơ cấu để chỉnh vị trí đá mài. Nó gồm có hai tay đòn (9), trên mỗi tay đòn lắp con lăn (10) luôn tiếp xúc với biên dạng của cam (11) nhờ lò xo (12). Cuối tay đòn có đặt mũi dò kim cương (13), và từng 2s một nó chạm vào bề mặt của đá mài, khi con lăn (10) rơi vào chỗ lõm của cam (11). Nếu đá mài mòn quá mức cho phép, khi đó mũi kim cương sẽ không chạm vào đá, và tiếp điểm điện (14) ở đầu trên của tay đòn sẽ đóng mạch điện, thực hiện chuyển động dịch trục của đá mài.

CHƯƠNG 2. LÝ THUYẾT CƠ BẢN VỀ DAO XỌC RĂNG (Đồ Án: Thiết kế cụm đồ gá để mài biên dạng dao xọc răng)

2.1 CÔNG DỤNG – PHẠM VI SỬ DỤNG – PHÂN LOẠI

2.1.1 Nguyên lý

Dao xọc răng được dùng để gia công bánh răng trụ theo nguyên lý bao hình, nhắc lại sự ăn khớp giữa bánh răng và bánh răng. Trong quá trình cắt gọt dao xọc có chuyển động cắt thẳng hoặc xoắn vít đi lại, chuyển động chạy dao được thực hiện bằng chuyển động quay tương đối của dao xọc và phôi xung quanh trục của chúng, ngoài những chuyển động trên dao xọc còn có chuyển động hướng kính và chuyển động chạy không.

2.1.2 Các chuyển động chính

  • CL và CU  là chuyển động quay của phôi và dao xọc (chuyển động chạy dao, đồng thời cũng là chuyển động bao hình).
  • Chuyển động cắt A để cắt hết chiều dài răng.
  • Chuyển động chạy dao hướng kính C để cắt đạt chiều cao răng.
  • Chuyển động ngược B (chạy không của dao xọc).

2.1.3 Phạm vi ứng dụng

Dao xọc là một dụng cụ cắt răng vạn năng nhất nó có thể thay thế các loại dao cắt răng khác để gia công bất cứ bánh răng hình trụ nào. Phạm vi của nó được ứng dụng: Cắt răng có vai gờ, cắt bánh răng bậc, bánh răng ăn khớp trong, bánh răng chữ V có hoặc không có rãnh thoát, cắt vành răng v.v… (Đồ Án: Thiết kế cụm đồ gá để mài biên dạng dao xọc răng)

2.1.4 Các loại dao xọc

  • Dao xọc dạng đĩa: Cắt bánh răng trụ răng thẳng (hình a)
  • Dao xọc dạng cốc: Cắt bánh răng bậc (hình b)
  • Dao xọc răng nghiêng: Cắt bánh răng nghiêng (hình c)
  • Dao xọc răng nghiêng: Cắt bánh răng chữ V (hình d)
  • Dao xọc răng chuôi liền: Cắt bánh răng ăn khớp trong (hình e).

2.2 KẾT CẤU DAO XỌC – NGUYÊN LÝ THIẾT KẾ

Dao xọc răng có thể coi là một bánh răng ăn khớp với bánh răng được gia công.

Nhưng  muốn cắt gọt được phải tạo ra lưỡi cắt đó là giao tuyến của mặt trước và mặt sau và tại điểm trên lưỡi cắt phải đảm bảo góc trước g và góc sau a luôn > 0. Mặt khác để tăng tuổi thọ của dao, số lần mài sắc phải lớn đến giới hạn bền cho trước.

Có thể coi dao xọc là một bánh răng dịch chỉnh với răng thẳng hoặc (răng nghiêng) có các góc cắt tương ứng. Để tạo nên góc sau đỉnh và góc sau bên răng dao được hình thành bằng cách dịch chỉnh thanh răng để ở mỗi tiết diện thẳng góc với trục dao, có khoảng dịch chỉnh x = x. m.

Xét các tiết diện thẳng góc với trục dao.

  • AA là tiết diện có khoảng dịch chỉnh dương x.m > 0.
  • BB là tiết diện có khoảng dịch bằng không  x.m = 0.
  • Tiết diện BB là bánh răng quy chuẩn
  • CC là tiết diện có khoảng dịch chỉnh âm x.m < 0.

Khoảng dịch chỉnh của thanh răng giảm dần từ mặt trước AA đến mặt CC đã tạo nên góc sau trên đỉnh răng ađ và trên phía bên răng ab.

Như vậy dao xọc có thể coi như tập hợp của vô số bánh răng có chiều dày nhỏ vô hạn DH và lượng dịch dao Dxm trên cùng một trục ghép lại có lượng dịch chỉnh dương, băng không và âm. Mỗi bánh răng thành phần đều được tạo ra bằng chuyển động bao hình của thanh răng có (Đồ Án: Thiết kế cụm đồ gá để mài biên dạng dao xọc răng)

Luận văn: Thực trạng quản lý công tác sinh viên tại Thủ Dầu Một

Dịch Vụ Viết Luận Văn 24/7 Chuyên cung cấp dịch vụ làm luận văn thạc sĩ, báo cáo tốt nghiệp, khóa luận tốt nghiệp, chuyên đề tốt nghiệp và Làm Tiểu Luận Môn luôn luôn uy tín hàng đầu. Dịch Vụ Viết Luận Văn 24/7 luôn đặt lợi ích của các bạn học viên là ưu tiên hàng đầu. Rất mong được hỗ trợ các bạn học viên khi làm bài tốt nghiệp. Hãy liên hệ ngay Dịch Vụ Viết Luận Văn qua Website:  https://hotrovietluanvan.com/ – Hoặc Gmail: hotrovietluanvan24@gmail.com

Post Views: 474

Từ khóa » đồ án Gia Công Bánh Răng Trụ Răng Thẳng