ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP NGÀNH CHẾ TẠO MÁY CỦA SINH VIÊN ...
Có thể bạn quan tâm
Trong suốt quá trình học tập tại trường đại học, có hai hoạt động quan trọng nhất mà sinh viên phải thực hiện và cần phải thực hiện càng tốt thì hiệu quả của quá trình học tập được đánh gia càng cao đó là nghiên cứu khoa học và làm đồ án tốt nghiệp.
Đồ án tốt nghiệp là hoạt động nghiên cứu và học tập cuối khóa của quá trình đào tạo, sinh viên vận dụng tổng hợp các kiến thức tích lũy và các kỹ năng đã rèn luyện trong suốt khóa học để nghiên cứu và giải quyết một đề án của ngành đào tạo. Sinh viên ngành cơ khí chế tạo thường lựa chọn các dạng đề tài làm đồ án tốt nghiệp như là thiết kế và chế tạo máy móc thiết bị cho các cơ sở sản xuất hoặc thiết kế các thiết bị dân dụng, thiết kế chế tạo trang bị công nghệ cho một phần hoặc một dây chuyền sản xuất, nghiên cứu và thiết kế các phương pháp gia công chế tạo sản phẩm, thiết kế và chế tạo các thiết bị công nghiệp hoặc rôbôt…
SV chế tạo máy hệ chính quy và các giảng viên
sau buổi bảo vệ đồ án tốt nghiệp năm 2012
SV chế tạo máy hệ VLVH và các giảng viên
sau buổi bảo vệ đồ án tốt nghiệp năm 2010
Từ năm 2000, xuất phát từ nhu cầu của các cơ sở sản xuất về năng lực triển khai các đề tài và các dự án trong sản xuất, lãnh đạo khoa cơ khí yêu cầu các giảng viên hướng sinh viên thực hiện các đồ án tốt nghiệp gắn với hoạt động thực tế và chú trọng rèn các kỹ năng phù hợp với sản xuất, ưu tiên các đề tài chế tạo sản phẩm. Ban đầu, các sinh viên thường nghiêng về các đề tài nghiên cứu có tính lý thuyết, lo sợ hoặc ngại khó trong chế tạo sản phẩm nên thường sử dụng các phần mềm 3D để thiết kế mô hình. Sau một vài khóa, có một số sinh viên thực hiện thành công các đề tài chế tạo máy. Sinh viên các khóa sau đã hăng hái đăng ký các đề tài thiết kế và chế tạo với số lượng ngày càng tăng và trở thành một xu thế chung của Khoa cơ khí. Nhiều đề tài sinh viên thực hiện thành công, có tính sáng tạo cao và có thể ứng dụng ngay trong sản xuất…
Máy ép đùn nhựa – thiết kế bằng phần mềm SolidWork
Nguyễn Văn Thơ – Chế tạo máy (khóa 2005-2010)
Thiết kế và chế tạo máy hủy giấy
Sinh viên Phạm Việt Hùng, Vũ Văn Biên ( khóa 2003-2008)
Sinh viên cơ khí chế tạo Trường đại học Hải Phòng thường chọn các đề tài tốt nghiệp là thiết kế máy móc thiết bị, thiết kế hệ thống thiết bị dây chuyền sản xuất công nghiệp, nông nghiệp hoặc các ngành dịch vụ khác, hoặc thiết kế các quy trình sản xuất công nghiệp. Các đề tài lựa chọn làm đồ án tốt nghiệp hình thành trong quá trình nghiên cứu học tập tại trường, hoặc phát hiện trong các kỳ thực tập tại doanh nghiệp, hoặc do nảy sinh ý tưởng từ quan sát trong đời sống hàng ngày, một số đề tài do định hướng của các giảng viên hướng dẫn…
Thiết kế và chế tạo máy phay lăn răng chuyên dùng
SV Vũ Thành Chung, Đặng Văn Tân Nguyễn Trung Dũng, Nguyễn Văn Hướng
(khóa 2005-2010)
Thiết kế và chế tạo cẩu chân đế 3 tấn
SV Đàm Minh Hải, Nguyễn Văn Đông, Nguyễn Đức Hoàng,
Nguyễn Trung Kiên (khóa 2004-2009)
Thiết kế và chế tạo máy bóc lạc
Sinh viên Nguyễn Văn Hưng, Trương Văn Khiết, Đinh Văn Khanh
(khóa 2006-2011)
Có thể chia các dạng đề tài thành bốn loại, dạng thứ nhất mà sinh viên thường chọn là nghiên cứu tính toán thiết kế và kiểm nghiệm bền, thiết kế kết cấu thiết bị đã có sẵn nhưng không có hồ sơ tài liệu của thiết bị, hoặc thiết kế sửa đổi và cải tiến kết cấu thành dạng hợp lý hơn. Ví dụ như thiết kế và cải tiến các máy công cụ vạn năng (máy tiện, phay, bào, khoan, mài…), máy công cụ chuyên dụng hoặc máy công cụ CNC; thiết kế máy nghiền vật liệu xây dựng, vật liệu chất đốt, khoáng sản..; thiết kế các máy cán thép, máy lốc tôn, máy lốc ống, máy uốn ống; thiết kế các thiết bị nâng hạ như là cầu trục, cổng trục, cần trục chân đế, cần cẩu, xe nâng hạ, robot công nghiệp…;
Thiết kế và chế tạo robot 3 bậc tự do
Sinh viên Nguyễn Văn Thi, Nguyễn Văn Cường, Vũ Văn Cường
Hoàng Đức Hiệp, Nguyễn Công Kiên (khóa 2006-2011)
Dạng thứ hai là các đề tài thiết kế trang thiết bị và quy trình công nghệ gia công chi tiết được các sinh viên thiết kế theo công nghệ truyền thống hoặc theo công nghệ có vận dụng các phần mềm hỗ trợ thiết kế như là SolidWorks, Pro/Engineer, Catia…Ví dụ thiết kế trang bị công nghệ và quy trình gia công các loại hộp tốc độ, gia công nhóm chi tiết dạng càng, dạng trục, dạng hộp…; thiết kế trang bị công nghệ và quy trình gia công khuôn mẫu, các chi tiết cho dây chuyền sản xuất xi măng, dây chuyển cán kéo thép, các chi tiết phục vụ công nghệ đóng tàu….
Dạng thứ ba là các đề tài có tính sáng tạo cao, đó là những ý tưởng thiết kế các thiết bị mới cũng được các sinh viên mạnh dạn chọn là đề tài tốt nghiệp, đó là các thiết bị đòi hỏi sinh viên có tích lũy kiến thức rất chắc và có tư duy thiết kế rất tốt để có thể sáng tạo trong ý tưởng cũng như triển khai đề tài: ví dụ như thiết kế và chế tạo máy phay lăn răng chuyên dùng, thiết kế và chế tạo máy hủy giấy, thiết kế và chế tạo cần cẩu hoặc cổng trục, thiết kế và chế tạo máy uốn ống thủy lực, thiết kế máy gấp vỏ diêm, thiết kế máy chuốt nan tre, thiết kế và chế tạo máy bóc vỏ lạc, thiết kế chế tạo máy tách hạt ngô, thiết kế và chế tạo máy chế biến hành, chế biến khoai tây, thiết kế và chế tạo robot 4 bậc tự do, thiết kế và chế tạo máy sàng rung, thiết kế và chế tạo xe lăn điện cho người tàn tật…
Thiết kế và chế tạo máy uốn ống thủy lực
Sinh viên Đỗ Kim Trung, Lê Ngọc Đoan, Bùi Văn Nghiêm, Lê Viết Thắng
(khóa 2005-2010)
Thiết kế và chế tạo máy sàng rung mini
Sinh viên Nguyễn Văn Liêm, Bùi Thành Út, Phạm Nhật Quân, Đỗ Tiến Oai
(khóa 2006-2011)
Dạng đề tài phức tạp hơn là tính toán thiết kế lại dây chuyền sản xuất. Mặc dù sinh viên đã tham quan, thực tập tại các cơ sở sản xuất nhưng do thiếu tài liệu hồ sơ, các máy móc và hệ thống thiết bị dây chuyên đang hoạt động nên sinh viên không có điều kiện tháo máy để khảo sát kết cấu nên có nhiều trở ngại như khối lượng công việc nhiều, yêu cầu có tính đồng bộ về các thông số của dây chuyền. Thiết kế hệ điều khiển phức tạp vì liên quan đến cả trang bị điện tử và vốn tích lũy kiến thức lập trình tự động điều khiển hệ thống, thời gian làm đồ án tốt nghiệp lại ngắn… đó sẽ là những khó khăn lớn nhưng cũng là cơ hội cho sinh viên rèn luyện kỹ năng thiết kế rất tốt. Các đề tài sinh viên đã thực hiện là thiết kế trang thiết bị dây chuyền sản xuất xi măng, dây chuyền sản xuất phân hóa học, dây chuyện sản xuất nhựa, dây chuyền sản xuất thép xây dựng, dây chuyền xử lý bề mặt thép tấm, dây chuyền sản xuất quạt điện, dây chuyền sản xuất lưới, dây chuyền chế biến nông sản như củ quả hoặc thân hoặc lá cây…
Thiết kế và chế tạo máy tách ngô
Sinh viên Nguyễn Văn Cần, Lê Xuân Lợi, Nguyễn Văn Tiến, Lê Văn Trường
(khóa 2006-2011)
Thiết kế và chế tạo máy thái hành củ
Sinh viên Phạm Văn Đức, Đoàn Đình Thư (khóa 2006-2011)
Thiết kế và chế tạo máy thái măng
Sinh viên Hoàng Đình Chiến, Đào Xuân Nhật, Bùi Trung Quyết
(khóa 2007-2012)
Thiết kế và chế tạo xe lăn điện
Sinh viên Đào Xuân Cao, Hồ Chiến, Vũ Tiến Dũng (khóa 2006-2011)
Thiết kế và chế tạo mô hình máy ép 70 tấn
Sinh viên Đinh Văn Quy, Trần Trọng Huy (khóa 206-2011)
Thiết kế và chế tạo máy thái củ quả
SV Nguyễn Văn Hiệp, Phạm Trung Hiếu, Nguyễn Khải Hoàn, Tạ Văn Hoạt
(khóa 2006-2011)
Trong quá trình làm đồ án tốt nghiệp, các sinh viên được rèn luyện tư duy và các kỹ năng phân tích, tính toán, xử lý số liệu, thiết kế kết cấu, kỹ năng đồ họa, kỹ năng soạn thảo, báo cáo thuyết minh… sinh viên phải được trang bị vốn ngoại ngữ để đọc hiểu, biết sử dụng và khai thác các phần mềm chuyên ngành như AutoCAD, SolidWorks, Pro/Engineer, Catia…biết sử dụng thành thạo máy tính khai thác phần mềm đồ họa để thiết kế bản vẽ sản phẩm và biết soạn thảo chế bản báo cáo kết quả và thuyết minh đồ án…Trong quá trình triển khai các đề tài chế tạo thiết bị, sinh viên liên hệ với cơ sở thí nghiệm, sản xuất trong và ngoài trường, phối hợp thí nghiệm, gia công, lắp ráp, kiểm tra và vận hành chạy thử để đánh giá tính năng làm việc và kiểm nghiệm các yêu cầu kỹ thuật của thiết bị, chuẩn bị cho công tác báo cáo hội đồng chấm đồ án tốt nghiệp…
Trong suốt kỳ làm đồ án tốt nghiệp, sinh viên được các giảng viên hướng dẫn rất tận tình chu đáo, từ việc lựa chọn đề tài đến việc xây dựng đề cương của đồ án. Giảng viên thường gợi mở cho sinh viên tự phát hiện vấn đề, xây dựng phương pháp thực hiện, tự lựa chọn và thiết kế kết cấu đồ án cho đến khi hoàn thành đề tài. Mỗi tuần một lần sinh viên được giảng viên kiểm tra tiến độ, kết quả và định hướng công việc tiếp theo. Trải nghiệm qua một kỳ tốt nghiệp, sinh viên trưởng thành rất nhiều trong việc tổng hợp các kiến thức, rèn luyện tư duy trong việc triển khai các đề tài chuyên môn, biết xử lý các quan hệ giao tiếp, trưởng thành trong công việc chuẩn bị và báo cáo kết quả trước hội đồng đánh giá tốt nghiệp của Nhà trường… đó là niềm tự hào và là hành trang chuẩn bị bước vào cuộc đời của người kỹ sư chế tạo máy Khoa Cơ khí Trường Đại học Hải Phòng.
Từ khóa » đồ án Tốt Nghiệp Môn Cơ Khí
-
đồ án Cơ Khí, đồ án Tốt Nghiệp Cơ Khí, Tài Liệu Cơ Khí, Hướng Dẫn đồ ...
-
Đồ án Tốt Nghiệp Cơ Khí.pdf (.docx) | Tải Miễn Phí
-
đồ án Tốt Nghiệp Cơ Khí Chế Tạo Máy Spkt - 123doc
-
Đồ án Tốt Nghiệp Chuyên Ngành Cơ Khí Chế Tạo Máy ĐH GTVT HN
-
DANH SÁCH ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP CỦA SINH VIÊN KHOA CƠ KHÍ
-
Đồ án Cơ Khí Trang 1 Tải Miễn Phí Từ TailieuXANH
-
Tổng Hợp đồ án, Luận Văn Cơ Khí
-
Hướng Dẫn Làm đồ án Tốt Nghiệp Cơ Khí Thiết Kế Máy
-
Biểu Mẫu Sinh Viên: Hướng Dẫn đồ án Tốt Nghiệp
-
Đồ án Cơ Khí Chế Tạo Máy - TaiLieu.VN
-
Đồ án Tốt Nghiệp, Luận Văn, Tài Liệu Chuyên Ngành Cơ Khí,điện - điện ...
-
500 TÀI LIỆU ĐỒ ÁN NGHÀNH CƠ KHÍ - YouTube
-
Hướng Dẫn đồ án Tốt Nghiệp Chế Tạo Máy - Khoa Cơ Khí - TNUT